Bốn lần AirAsia thất bại trong việc lập hãng bay tại Việt Nam

AirAsia vừa tuyên bố chấm dứt liên doanh với Thiên Minh Group, đồng nghĩa đây sẽ là lần thứ 4 đại gia Malaysia không thể lập được hãng hàng không tại Việt Nam thông qua liên doanh.
 

Bốn lần AirAsia thất bại trong việc lập hãng bay tại Việt Nam
Hiếm có một hãng hàng không nào kiên trì với thị trường Việt Nam như AirAsia, và cũng hiếm có thị trường nào mà gã khổng lồ tới từ Malaysia quyết tâm gia nhập như Việt Nam.
Việc AirAsia tuyên bố ngừng liên doanh với Thiên Minh Group đánh dấu thất bại lần thứ 4 trong nỗ lực thành lập một hãng hàng không ở Việt Nam. Tuy nhiên AirAsia chưa cho thấy dấu hiệu sẽ bỏ cuộc.
Từng “dạm ngõ” cả Vietjet Air và Jetstar Pacific
Liên doanh với các doanh nghiệp nội địa là con bài giúp AirAsia có chỗ đứng trong thị phần hàng không tại nhiều quốc gia trong khu vực. Sử dụng lại chiến thuật làm nên tên tuổi, hãng hàng không AirAsia quyết tâm bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 2005.
Bon lan AirAsia that bai trong viec lap hang bay tai Viet Nam
AirAsia từng muốn vào Việt Nam thông qua Vietjet Air và Pacific Airlines, nay là Jetstar Pacific. Ảnh: VJA. 
Thời điểm đó, hãng hàng không đến từ Malaysia nhìn ra cơ hội từ sự kiện Chính phủ muốn tái cơ cấu Pacific Airlines. Đây là hãng hàng không thuộc sở hữu Nhà nước đầu tiên nhưng do hoạt động không hiệu quả, Pacific Airlines đã nhiều lần phải đổi chủ.
Nhận thấy thời cơ thị trường hàng không Việt Nam còn sơ khai, AirAsia tham gia cuộc đua trở thành cổ đông chiến lược của Pacific Airlines. Tuy nhiên, phần thắng trong cuộc đua lại thuộc về Qantas của Australia, và Pacific Airlines chính thức đổi thành Jetstar Pacific, chân rết giá rẻ đầu tiên của Qantas tại khu vực Đông Nam Á.
Sau lần đầu "bén duyên" không thành, AirAsia thử sức lần hai vào năm 2007. Tiếp tục kiên trì với chiến lược liên doanh với các đơn vị nội địa để thành lập hãng hàng không mới, đối tác lựa chọn lần này là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Hai bên đã đạt được thỏa thuận chung. Theo đó, AirAsia sẽ lo về phần bay và góp 30% vốn, Vinashin lo các thủ tục, giấy phép với các cơ quan điều hành để thành lập hãng hàng không.
Tuy nhiên, giấc mơ bay tại Việt Nam của gã khổng lồ hàng không Đông Nam Á lại đổ bể, vì Chính phủ không chủ trương cấp phép thành lập hãng hàng không mới, nhất là hãng bay có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ hội cho AirAsia lại nhen nhóm vào năm 2010, khi Vietjet Air, hãng hàng không tư nhân chưa đạt được nhiều thành công và muốn bay trước khi bị rút giấy phép vào cuối năm 2010. Phù hợp với chiến lược, Vietjet Air nhanh chóng được hãng bay tới từ Malaysia tiếp cận, với mong muốn mua lại 30% cổ phần, trở thành đối tác chiến lược.
Liên doanh với thương hiệu Vietjet AirAsia dự kiến cất cánh trong năm 2010 đã vấp phải phản đối từ Vietnam Airlines.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam gửi kiến nghị lên Cục Hàng không. Cục Hàng không cũng khuyến nghị Vietjet Air phải có thương hiệu, biểu tượng riêng, không được nhầm lẫn với bất kỳ hãng hàng không nào khác, nhất là hãng hàng không nước ngoài.
Thất bại trong việc mang thương hiệu AirAsia vào Việt Nam, hãng này thoái vốn khỏi liên doanh với Vietjet Air, "ngậm đắng" lần thứ 3 tại thị trường hàng không Việt.
Đáng tiếc hơn cho AirAsia, chỉ ít năm sau khi cất cánh trở lại, Vietjet Air đã phát triển bùng nổ. Tăng trưởng doanh thu hãng bay của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo luôn ở mức trên 30% mỗi năm và hiện cùng Vietnam Airlines nắm trên 40% thị trường hàng không nội địa.
Thất bại lần thứ 4
Đầu tháng 4/2017, AirAsia khiến giới quan sát bất ngờ về sự kiên trì với thị trường Việt Nam, khi tuyên bố liên doanh với Thiên Minh và Hải Âu để thành lập hãng hàng không mới. LIên doanh lên kế hoạch sẽ cất cánh trong năm 2018.
Tuy nhiên lần thử sức thứ 4 của AirAsia để lập hãng bay tại Việt Nam vẫn không thuận lợi.
Bon lan AirAsia that bai trong viec lap hang bay tai Viet Nam-Hinh-2
 AirAsia vẫn chưa lập được hãng hàng không liên doanh tại Việt Nam sau 4 lần thử sức. Ảnh: TNA/Steven.
Hồi đầu năm 2019, ông Tony Fernandes, CEO của AirAsia, đã viết thư gửi tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập việc có thể cất cánh tại Việt Nam vào ngày 1/8.
Cụ thể vào thời điểm đó, ông Tony cho biết AirAsia và Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh (TMG)/Công ty cổ phần Hàng không Hải Âu (HAA) sẽ sử dụng tối đa nguồn lực và đẩy nhanh tiến trình dự án đầu tư để có thể chính thức nộp bộ hồ sơ xin cấp phép khai thác vận tải hàng không tại Việt Nam.
“Chúng tôi sẽ làm việc với Bộ GTVT và Bộ KH&ĐT để chuẩn bị hồ sơ cấp phép tuân thủ một cách tuyệt đối các quy định của Việt Nam liên quan đến cấp phép đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng không”, lãnh đạo AirAsia viết.
Theo ông, trên cơ sở đồng ý của Sở KH&ĐT TP Hà Nội về việc AirAsia mua 30% phần vốn góp của HAA, công ty sẽ được sử dụng cho mục đích liên doanh. Một bản đề án bao gồm bản giải trình chi tiết lý do thành lập một hãng hàng không giá rẻ (LCC) mới tại Việt Nam dựa trên mô hình kinh doanh của AirAsia, bản đánh giá về ngành hàng không Việt Nam, kế hoạch và cơ cấu tổ chức cho dự án liên doanh cũng đã được cho là đính kèm theo thư gửi Thủ tướng.
AirAsia cũng bày tỏ muốn được khảo sát kỹ hơn cơ hội đầu tư vào hai sân bay lớn tại khu vực miền Trung Việt Nam là Chu Lai và Phú Bài.
Kế hoạch kỹ lưỡng là vậy, nhưng đến ngày 18/4, hai doanh nghiệp đã quyết định từ bỏ liên doanh. AirAsia khẳng định hãng cùng Thiên Minh Group đã "đồng tình chấm dứt hợp tác và giải phóng các bên khỏi các điều khoản hợp đồng có liên quan đến việc thành lập liên doanh tại Việt Nam" kể từ ngày 17/4.
Liên doanh bị huỷ bỏ này đã đánh dấu lần thứ 4 AirAsia không thể thành lập một hãng bay tại Việt Nam thông qua hình thức liên doanh. Tuy nhiên hãng hàng không nổi tiếng này của Malaysia nhận định “vẫn quan tâm đến việc lập một hãng bay giá rẻ ở Việt Nam vì vị trí địa lý lý tưởng, tốc độ tăng trưởng mạnh và dư địa phát triển của thị trường”.

Tường tận chân dung đại gia đưa AirAsia về Việt Nam

(Kiến Thức) - Sự xuất hiện vị đại gia đưa AirAsia về Việt Nam Trần Trọng Kiên - ông chủ Thiên Minh Group đang thực sự khiến giới đầu tư tò mò.

Tường tận chân dung đại gia đưa AirAsia về Việt Nam
Tuong tan chan dung dai gia dua AirAsia ve Viet Nam
Mới đây thông tin Công ty cổ phần hàng không Hải Âu, thuộc Tập đoàn Thiên Minh và Gumin - một doanh nghiệp vừa thành lập với vốn điều lệ 200 triệu đồng cũng của ông chủ tập đoàn này – sẽ bắt tay với AirAsia (Malaysia) lập hãng hàng không giá rẻ mới tại Việt Nam đã và đang gây chú ý lớn trên thị trường. Ảnh: Infonet.
Tuong tan chan dung dai gia dua AirAsia ve Viet Nam-Hinh-2
Và sự xuất hiện vị đại gia đưa AirAsia về Việt Nam Trần Trọng Kiên - ông chủ Thiên Minh Group - trong liên doanh này thực sự khiến giới đầu tư tò mò, bởi trước đó, danh tiếng vị đại gia này được biết tới chủ yếu trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn… và gần đây là dịch vụ du lịch bằng thuỷ phi cơ. Ảnh: Cafebiz.

Bí mật về hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới

(Kiến Thức) - 10 năm liên tiếp đạt danh hiệu hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới, thương hiệu AirAsia (Malaysia) gắn bó mật thiết với CEO Tony Fernandes, người đưa AirAsia thành một trong những hãng hàng không tiêu biểu với mô hình giá rẻ. 

Bí mật về hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới
Ngày 17/7, trong Lễ trao giải Skytrax 2018 (London, Anh), hãng hàng không AirAsia (Malaysia) được vinh danh tại hạng mục tốt nhất thế giới ở phân khúc giá rẻ. Ảnh: Share Traveler.
Ngày 17/7, trong Lễ trao giải Skytrax 2018 (London, Anh), hãng hàng không AirAsia (Malaysia) được vinh danh tại hạng mục tốt nhất thế giới ở phân khúc giá rẻ. Ảnh: Share Traveler.  

Tiếp viên hàng không xinh đẹp gây sốt mạng xã hội

Hình ảnh chia sẻ về một tiếp viên hàng không xinh đẹp của hãng AirAsia được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

Tiếp viên hàng không xinh đẹp gây sốt mạng xã hội
Tiep vien hang khong xinh dep gay sot mang xa hoi
 Bức ảnh của một hành khách nam, chụp trộm Mabel Goo, một nữ tiếp viên hàng không 24 tuổi Malaysia gốc Hoa, khi cô đang làm việc trên chuyến bay AirAsia từ Hong Kong vào ngày 12/10. "Giá vé phải chăng còn thêm cả cảnh tượng khó tin như thế này, còn điều gì để chê trách về hãng AirAsia nữa chứ", George Wong viết trên Facebook. Bài viết đến nay thu hút được hơn 2000 lượt thích và gần 4000 lượt chia sẻ, khiến nữ tiếp viên hàng không nhanh chóng nổi tiếng trên mạng xã hội chỉ sau một đêm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.