Bọc áo bảo vệ thiết bị điện tử : Lợi ít, hại nhiều!

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, việc bảo vệ cho một số thiết bị điện tử bằng cách bọc túi vải bên ngoài không chỉ làm hại sản phẩm mà có thể gây cháy nổ.

Trên thị trường hiện có bán sản phẩm áo bọc bên ngoài máy giặt, lò vi sóng… được quảng cáo có công dụng giữ bền tuổi thọ thiết bị hoạt động. Theo các chuyên gia, việc bảo vệ cho một số thiết bị điện tử bằng cách bọc túi vải bên ngoài không chỉ làm hại sản phẩm mà có thể gây cháy nổ.
Hại thiết bị điện tử 
Chiếc lò vi sóng được choàng một tấm vải hoa văn sặc sỡ đặt ở góc kệ bếp, chị Đỗ Thị Linh (ngụ tại căn cứ 26, phường 17, quận Gò Vấp, TPHCM) đưa thức ăn vào lò để nướng, tiếng máy kêu roro, hệ thống quạt làm mát tản nhiệt phả khí nóng vào miếng vải phủ trên máy, chỉ một lúc sờ tay vào thấy nóng ran. Chị Linh cho hay: “Tấm áo bọc cho lò vi sóng để tránh bụi bẩn, hơi mỡ đun nấu trong bếp bám vào, mỗi lần nướng hay hấp thức ăn tôi vẫn để nguyên áo bảo vệ lò, vì nếu tháo ra tháo vô lách cách quá, với lại phía trước lò hoàn toàn hở nên không vướng víu gì khi cho thức ăn sống vào và lấy thức ăn đã chín ra khỏi lò”. 
Chị Trần Thị Minh Hương (ngụ tại quận 12, TPHCM) chỉ vào chiếc máy giặt phía buồng tắm cho biết: “Tôi đã từng sử dụng vỏ áo bọc cho máy giặt, ỉ y áo bọc che chắn nước và bụi bẩn bám vào máy nên cả tháng cũng không vệ sinh kiểm tra máy, khi mở áo bảo vệ máy thì bên trong bị nước rớt văng vãi, gây ẩm mốc, tôi đã phải tháo bỏ”. Trong khi đó, trên nhiều trang mạng cũng giới thiệu bán áo bảo vệ lò vi sóng, máy giặt giá chỉ vài chục nghìn đồng/cái, xuất xứ Trung Quốc, chất liệu bằng nilon. Nhân viên tư vấn bán hàng qua mạng trang nhanhmua còn giới thiệu, túi bọc lò vi sóng rất tiện lợi, không cần tháo ra khi sử dụng lò...
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, Phân viện Nghiên cứu Điện tử - Tin học – Tự động hóa (TPHCM), lò vi sóng sử dụng công suất hàng nghìn W, do đó không được bịt kín lưới tản nhiệt của lò. Nếu bịt kín khi lò đang hoạt động, hơi nóng không thoát được, dầu mỡ khi nướng thức ăn, tích tụ lại gây ẩm mốc. Cánh quạt để hút nhiệt nóng ra ngoài đồng thời cũng có tác dụng làm mát đèn cao áp, nếu bị bịt kín lâu ngày đèn sẽ cháy hỏng. Đối với máy giặt phần có hệ thống động cơ, cảm biến, khi máy quay cũng gây nóng máy, che đậy lại không cho tản nhiệt sẽ hại máy. 
Boc ao bao ve thiet bi dien tu loi it ma hai nhieu
 Lò vi sóng nhà chị Linh vẫn che đậy kín thân lò khi lò hoạt động. 
Có thể gây cháy nổ 
Cùng quan điểm trên, anh Nguyễn Chí Đông, Trung tâm Kỹ thuật điện tử siêu thị Điện máy Nguyễn Kim (TPHCM) phân tích, loại lò vi sóng nào cũng vậy, vỏ sắt bên ngoài có chức năng ngăn sóng không cho năng lượng của sóng thoát ra ngoài, đồng thời tác dụng tản nhiệt cho lò. Thế nhưng, người sử dụng lại bọc che lại. Khi lò bị nóng lên mà không tản nhiệt được trong lúc đang tỏa nhiệt làm chín thức ăn, giảm độ bền của máy. 
Sau nhiều lần bị giữ nhiệt, có thể chưa tới mức thiết bị bị cháy nổ nên nhiều gia đình vẫn cứ che đậy khi lò đang hoạt động. Cũng có người tiêu dùng hỏi, tại sao lò còn mới, không trầy xước, bảo quản che đậy sạch sẽ mà đã hỏng. Lý do lò thường xuyên bị che đậy nhiệt không thoát ra được, không tản nhiệt tốt, không đủ thời gian làm mát bóng nướng, gây nóng hệ thống bên trong của lò. Bảo vệ được vỏ ngoài của thiết bị nhưng lại hủy hoại hệ thống bên trong thiết bị. 
Với máy giặt sẽ liên quan tới độ ẩm, cần đặt máy nơi thoáng mát. Cách dùng áo bọc che đậy máy giặt quá kỹ, vô tình làm ẩm máy, vỏ máy dễ bị rỉ sét. Mặt khác, bên trong máy lúc nào cũng ẩm ướt sinh ra nấm mốc, khi giặt quần áo không còn mùi thơm. Trong máy giặt ở một điều kiện nào đó nước vẫn bốc hơi lên, phụ kiện điện tử bo mạch máy giặt khi hoạt động bị che chắn không tản nhiệt được, lại bị đọng nước thì việc máy báo lỗi ngừng hoạt động, chập cháy dễ xảy ra. 
Sản phẩm điện tử gia dụng nếu để lâu không sử dụng có thể bảo quản bằng cách dùng tấm vải che bên ngoài vỏ, chống bám bụi bẩn, côn trùng chui vào máy. Nhưng nếu sử dụng thường ngày như máy giặt, lò vi sóng thì tốt nhất không nên che đậy thiết bị. Việc sử dụng, bảo quản không đúng gây hại cho máy, giảm tuổi thọ thiết bị và có thể gây cháy nổ. 
Không nên che đậy cho lò vi sóng bằng bất cứ vật dụng gì, tốt nhất là vệ sinh thiết bị sạch sẽ sau khi sử dụng. Có thể làm một ngăn bằng chất liệu gỗ cố định trên kệ bếp phù hợp chiều cao, nơi đặt lò vi sóng để khô thoáng, rộng rãi là cách bảo quản lò tốt nhất, lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 
Anh Nguyễn Văn Công (Công ty TNHH Dịch vụ Cơ điện lạnh Sài Gòn Gia Định, TPHCM)

Bảo dưỡng sai, thiết bị điện nhanh hỏng

(Kiến Thức) - Trong nhiều trường hợp, việc ngắt điện hoặc không bảo dưỡng trước khi cất lại là cách làm sai lầm khiến máy móc nhanh hỏng.

Không bảo dưỡng dễ kẹt cháy
Vào mùa lạnh, ít có nhu cầu sử dụng điều hòa, đặc biệt là các máy điều hòa một chiều nên nhiều người thường chỉ ngắt át cho máy nghỉ mà không bảo dưỡng vì cho rằng chờ đến đầu mùa sau mới bảo dưỡng thì máy chạy sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, theo KS điện - điện tử Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự, việc lau chùi, bảo dưỡng cuối mùa sẽ tốt hơn, tránh được nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày vào các chi tiết máy hay lưới lọc sẽ bị khô cứng lại, hoặc làm hoen rỉ các chi tiết kim loại vốn đã dễ bị lão hóa, thậm chí gây nguy cơ kẹt, cháy máy khi khởi động lại vào mùa sau.

Làm sao phân biệt đồ điện tử đúng chuẩn?

(Kiến Thức) - Làm thế nào để phân biệt đồ điện tử đúng chuẩn với đồ điện tử trôi nổi? - Nguyễn Vĩnh An (Thái Nguyên).

Tiến sĩ Trần Tiến Thắng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: Theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản hướng dẫn, các sản phẩm, hàng hóa khi lưu thông trên thị trường doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định. 
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới