Bộ Y tế sẽ chính thức ban hành hướng dẫn xác định cấp độ dịch

Hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch của Bộ Y tế ban hành trong ngày 13/10 được dựa theo 5 tiêu chí.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 (quy định phòng dịch mới) được áp dụng thống nhất trong toàn quốc.
Quy định này sẽ tạm thời thay thế cho các Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 16 và Chỉ thị số 19 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch COIVD-19 trong thời gian tới.
Theo quy định, có 4 cấp độ dịch được đặt ra. Tương ứng với 4 cấp độ này sẽ có các biện pháp y tế, các quy định phòng dịch khác nhau.
Bo Y te se chinh thuc ban hanh huong dan xac dinh cap do dich
 
Nghị quyết 128 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 11/10 với yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá, xác định cấp độ dịch. Căn cứ vào hướng dẫn này và tình hình dịch trên địa bàn, UBND các tỉnh, thành phố quyết định chuyển đổi cấp độ dịch.
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế - đơn vị chủ trì của Bộ Y tế đang soạn thảo hướng dẫn tiêu chí đánh giá cấp độ dịch và các biện pháp chuyên môn y tế, cho biết căn cứ vào Nghị quyết 128, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện, ban hành hướng dẫn.
Được biết, trong ngày 13/10, Bộ Y tế sẽ chính thức ban hành hướng dẫn này.
Theo đó, Bộ sẽ đưa ra các biện pháp hướng dẫn chuyên môn y tế, trong đó tập trung việc tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống y tế khi có dịch. Yêu cầu các địa phương phải có phương án phòng chống dịch đối với từng cấp độ dịch và sẵn sàng triển khai khi có dịch.
Bà Hương cho biết liên quan đến vấn đề xét nghiệm đối với những người đã tiêm đủ liều vaccine và những người đã khỏi bệnh, hướng dẫn này sẽ quy định chỉ xét nghiệm những đối tượng nói trên khi có yêu cầu điều tra dịch tễ hoặc khi họ đi từ các địa bàn có dịch cấp độ 4. Đối với người đi từ địa bàn có dịch cấp độ 3 thì chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ. Đây là những điểm mới nhằm tạo thuận lợi cho người dân.
Đối với các hoạt động tổ chức tập trung đông người trong nhà và ngoài trời, căn cứ vào độ bao phủ vaccine, nếu 100% người tham gia đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh thì UBND các tỉnh, thành phố có thể quyết định cho tăng số lượng người tham gia cũng như tăng công suất hoạt động phù hợp với thực tế địa phương.
Chính vì vậy, các địa phương cần phải đẩy nhanh tỉ lệ tiêm chủng cho người dân cũng như ưu tiên các đối tượng trên 50 tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp.
“Trong dự thảo hướng dẫn, Bộ Y tế cũng quy định cụ thể các tiêu chí về xác định và điều chỉnh cấp độ dịch. Trong các tiêu chí này, có các tiêu chí ‘cứng’ và các địa phương phải đảm bảo để điều chỉnh cấp độ dịch, đó là tiêu chí về tỉ lệ tiêm chủng và tiêu chí về đảm bảo khả năng thu dung điều trị tại các cơ sở y tế” - bà Liên Hương nhấn mạnh.
Theo dự thảo hướng dẫn, cách đánh giá cấp độ dịch được dựa theo 5 tiêu chí:
Tiêu chí 1 là số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 dân trong thời gian 1 tuần (không bao gồm ca nhập cảnh, ca mắc trong cơ sở cách ly tập trung đã có kết quả âm tính lần đầu kể từ ngày cách ly).
Tiêu chí 2 là tỉ lệ người ở độ tuổi tiêm chủng vaccine COVID-19 được ít nhất 1 liều vaccine.
Tiêu chí 3 là các tỉnh, thành phố có kế hoạch lập cơ sở thu dung, điều trị và đảm bảo số giường hồi sức cấp cứu tại các cơ sở y tế trực thuộc theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tiêu chí 3 áp dụng ở cấp tỉnh và bắt buộc đối với tất cả các tỉnh, thành phố, không phân biệt cấp độ dịch.
Tiêu chí 4 là 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn (cấp xã) có oxy y tế và 100% các quận, huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng.
Tiêu chí 5 là tỉ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm chủng theo lộ trình (tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 áp dụng trong tháng 10-2021; tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 áp dụng từ tháng 11/2021.

Sở GTVT Hà Nội cấp giấy đi đường như thế nào?

Sở GTVT Hà Nội vừa thông báo hướng dẫn cấp giấy đi đường có nhận diện cho người và phương tiện vận chuyển trong vùng 1 thuộc lĩnh vực quản lý của Sở.

Trong thông báo hướng dẫn cấp giấy đi đường, Sở GTVT Hà Nội nêu rõ, lĩnh vực vận tải gồm doanh nghiệp Nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm: Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (các đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn) được cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội.

Đến 30/9, từng bước nới lỏng giãn cách xã hội

Kết luận cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, sáng 25/9, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu 'không có COVID' sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Den 30/9, tung buoc noi long gian cach xa hoi
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Nhật Minh 
Tại cuộc họp, thông tin về dự thảo Hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đây là văn bản quan trọng điều chỉnh toàn bộ chiến lược, phương thức để ứng phó với dịch thời gian tới. Trong đó, Hướng dẫn nhằm hai mục tiêu chính: Hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do COVID-19 và khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện mới. Hướng dẫn cũng đề cập đến các cấp độ dịch, gồm: Cấp 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh); cấp 2 (nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng); cấp 3 (nguy cơ cao tương ứng với màu cam); cấp 4 (nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.