Bộ Y tế: F0 chưa có triệu chứng không được dùng Molnupiravir

Theo cập nhật hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, chỉ trường hợp mắc Covid-19 mức độ nhẹ và trung bình mới cần sử dụng Molnupiravir.

Bộ Y tế: F0 chưa có triệu chứng không được dùng Molnupiravir

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 437/QĐ-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 trước đó.

Đáng chú ý, Bộ Y tế đã bổ sung nội dung liên quan thuốc Molnupiravir trong nguyên tắc điều trị bệnh nhân Covid-19 như sau:

Mức độ Triệu chứng Chỉ định dùng Molnupiravir
Người nhiễm không triệu chứng Không
Nhẹ

- SpO2 lớn hơn 96%

- Nhịp thở thấp hơn 20 lần/phút
Có (NVYT theo dõi)
Trung bình

- SpO2 94- 96%

- Nhịp thở 20-25 lần/phút

- Tổn thương trên X-quang nhỏ hơn 50%

Hoặc

- Người bệnh Covid-19 mức độ nhẹ có bệnh lý nền, coi như mức độ trung bình.
Có (NVYT theo dõi)
Nặng

- SpO2 thấp hơn 94%

- Nhịp thở lớn hơn 25 lần/phút

- Tổn thương trên X-quang lớn hơn 50%

Không
Nguy kịch

- Người bệnh suy hô cần đặt nội khí quản thông khí xâm nhập

Hoặc

- Hoặc người bệnh có sốc

Hoặc

- Người bệnh có suy đa tạng
Không

Các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng hoặc ở mức độ nhẹ trong bảng trên được xét ở cả người điều trị tại nhà hoặc cơ sở y tế tùy tình hình dịch.

Liên quan 2 loại thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19 đang được Việt Nam sử dụng hiện nay là Remdesivir và Molnupiravir, Bộ Y tế cũng vừa bổ sung hướng dẫn như sau:

Với Remdesivir:

Vấn đề Hướng dẫn
Chỉ định

- Người bệnh nội trú, mức độ nhẹ và có ít nhất một yếu tố nguy cơ tiến triển nặng; mức độ trung bình và nặng, khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, thở máy không xâm nhập.

- Nên phối hợp với corticoid (ưu tiên dexamethason).

- Với các trường hợp đã được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO, có thể tiếp tục dùng Remdesivir cho đủ liệu trình.
Chống chỉ định

- Tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc.

- Người bệnh có men gan ALT tăng trên 5 lần giới hạn trên của khoảng giá trị bình thường.

Liều dùng

- Người từ 12 tuổi trở lên và cân nặng hơn 40 kg: Ngày đầu 200 mg, những ngày sau 100 mg/ngày, truyền tĩnh mạch một lần trong 30 - 120 phút.

- Thời gian điều trị: 5 ngày. Nếu không cải thiện về lâm sàng có thể điều trị thêm 5 ngày tiếp.
Chú ý

- Trẻ em dưới 12 tuổi thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19 ở trẻ em.

- Phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ: Chưa có dữ liệu đầy đủ. Không khuyến cáo, trừ trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

- Theo dõi người bệnh trong thời gian truyền và trong vòng 1 giờ sau truyền để phát hiện, xử trí kịp thời phản vệ cũng như các phản ứng tiêm truyền (nếu có).

- Theo dõi tăng men gan trong quá trình sử dụng thuốc. Ngưng sử dụng thuốc nếu ALT tăng trên 5 lần giới hạn trên bình thường trong quá trình điều trị.

- Chưa có đủ thông tin khuyến cáo sử dụng thuốc cho người bệnh có mức lọc cầu thận ước tính eGFR thấp hơn 30 mL/phút.

- Thông tin chi tiết thêm về thuốc thực hiện theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Với Molnupiravir:

Vấn đề Hướng dẫn
Chỉ định

- Bệnh nhân Covid-19 là người lớn (từ 18 tuổi trở lên) mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

- Thuốc sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân cần nhập viện đã được khởi trị Molnupiravir trước đó, có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ.
Chống chỉ định Quá mẫn với Monulpiravir hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Liều dùng

- 800 mg/lần, uống 2 lần/ngày.

- Thời gian điều trị: 5 ngày.

Lưu ý

- Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.

- Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả suốt quá trình điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

- Phụ nữ cho con bú: Không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

- Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản: Sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng

- Thông tin chi tiết về thuốc thực hiện theo tờ hướng dẫn sử dụng được Bộ Y tế phê duyệt.

Bộ Y tế đề nghị người dân về quê dịp Tết không phải cách ly y tế

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực hướng dẫn người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế đề nghị người dân về quê dịp Tết không phải cách ly y tế
Ngày 22-1, Bộ Y tế đã có Công văn số 375/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực hướng dẫn người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gồm thực hiện “5K”, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế.

Bộ Y tế đề nghị không “ngăn sông cấm chợ” dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố không "ngăn sông cấm chợ", sau Tết cần hỗ trợ người lao động trở lại các thành phố lớn làm việc.

Bộ Y tế đề nghị không “ngăn sông cấm chợ” dịp Tết Nguyên đán
Bộ Y tế vừa gửi văn bản hoả tốc tới Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, trong đó nhấn mạnh, các địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê dịp Tết, không "ngăn sông cấm chợ", sau Tết cần hỗ trợ người lao động trở lại các thành phố lớn làm việc.
Bo Y te de nghi khong “ngan song cam cho” dip Tet Nguyen dan
 Người dân về quê đón Tết nguyên đán sẽ không bị "ngăn sông cấm chợ".
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, diễn biến dịch COVID-19 vẫn phức tạp, nguy cơ dịch bệnh trong mùa Đông-Xuân, sự gia tăng đi lại giao lưu của người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm 2022... sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Khẩn trương thanh tra mua sắm thiết bị, vật tư y tế chống dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa có ý kiến việc thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch COVID-19.

Khẩn trương thanh tra mua sắm thiết bị, vật tư y tế chống dịch COVID-19
Cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Y tế theo đúng kế hoạch thanh tra năm 2022 đã được phê duyệt.
Đồng thời, đôn đốc Thanh tra các Bộ, ngành địa phương khẩn trương thực hiện thanh tra chuyên đề việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm các cuộc thanh tra được thực hiện theo đúng tiến độ, chất lượng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 3/2022.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.