Bộ xây dựng nói về đề xuất “siết” phân lô bán nền, hạn chế đầu cơ

(Vietnamdaily) -Bộ Xây dựng mới đây đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Phước với nội dung liên quan tới việc phân lô bán nền hiện nay.

Theo phản ánh của cử tri, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Luật Đất đai quy định đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và khu đô thị có nhà ở trong một số trường hợp được thực hiện phân lô, bán nền sau khi đã đầu tư hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Điều này dẫn đến một số khó khăn trong điều hành, quản lý của địa phương, đó là: Đất nền phân lô các dự án khu dân cư tương đối nhiều nhưng nhiều trường hợp mua bán đất để đầu cơ chứ không có nhu cầu xây dựng nhà để ở.

Đất nền phân lô, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội sau khi đã đầu tư hoàn thành thì để trống không sử dụng nên dẫn đến lãng phí về mặt xã hội. Trong khi đó, sản phẩm của dự án là nhà ở thì các nhà đầu tư ít quan tâm đầu tư xây dựng và quy định của pháp luật cũng không ràng buộc việc phải xây dựng nhà ở nên sản phẩm chính của dự án là nhà ở thì không có, dẫn đến sự thiếu hụt về nhà ở.

Do đó, cử tri đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Trong đó, đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có nhà ở, quy định các chủ đầu tư phải đầu tư xây dựng số lượng căn nhà với một tỷ lệ nhất định (tối thiểu 10-30%) trên tổng số các lô đất của toàn dự án.

Đáp ứng được điều kiện này dự án mới được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền sau khi đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội..

Bo xay dung noi ve de xuat “siet” phan lo ban nen, han che dau co
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trả lời về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết quy định pháp luật hiện hành cho phép các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và khu nhà ở trong một số trường hợp được áp dụng việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân (hộ gia đình, cá nhân) tự xây dựng nhà ở.

Tuy nhiên, để xem xét việc có áp dụng quy định nêu trên hay không, UBND cấp tỉnh cần căn cứ điều kiện, nhu cầu phát triển đô thị tại từng địa phương và sự phù hợp trong đề xuất của từng chủ đầu tư trước khi quyết định cho phép áp dụng, nhằm đảm bảo các yêu cầu quản lý Nhà nước trong đầu tư phát triển đô thị theo quy định khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch số 20/2013 ngày 21/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013 ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Trường hợp UBND cấp tỉnh cho phép các dự án được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở, thì UBND cấp tỉnh cần chỉ đạo việc đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm giám sát, kiểm tra của các cơ quan có liên quan và chủ đầu tư đã được quy định tại khoản 7 Điều 11 Thông tư liên tịch số 20/2013

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1963 ngày 22/11/2021 phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng trong năm 2021 và năm 2022.

Trong đó, đối với quy định về việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đơn giản hóa theo hướng “Phân cấp toàn bộ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực được chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt…” và yêu cầu bổ sung quy định“…tăng cường việc kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp đối với các địa phương thực hiện”.

Những nội dung này sẽ được cụ thể hóa tại Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng, dự kiến trình Chính phủ trong Quý I/2022.

Thanh tra phân lô bán nền tại Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận

(Vietnamdaily) - Bộ Tài nguyên Môi trường vừa công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về lĩnh vực đất đai tại các tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận.

Theo đó, đợt thanh tra lần này được Bộ Tài nguyên Môi trường thực hiện tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận nhằm làm rõ tình trạng phân lô, bán nền bát nháo tại Nam Trung bộ theo chỉ đạo của Thủ tướng. Thời gian thanh tra dự kiến kéo dài trong 30 ngày

Đoàn cũng sẽ đánh giá công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những vi phạm về lĩnh vực đất đai; phát hiện tồn tại, bất cập về cơ chế chính sách để kiến nghị các bộ, ngành nghiên cứu, sửa đổi phù hợp với thực tế.

Đằng sau 'chiêu' hiến hơn 150 ha đất làm đường ở Lâm Đồng

Vài năm trở đây, thị trường bất động sản tỉnh Lâm Đồng bỗng “nóng rực” khi nhiều cá nhân, doanh nghiệp đổ về đầu tư gom mua những đồi chè, cà phê bạt ngàn để phân lô, bán đất nền.
 
 

Trong đó, huyện Bảo Lâm nổi bật là “điểm nóng” về tình trạng phân lô tách thửa dưới hình thức hiến đất làm đường và quảng cáo dự án bất động sản bát nháo. Thực tế cho thấy, nhiều đồi chè, cà phê đã bị san ủi, cày xới nham nhở. Thay vào đó là những con đường nhựa và lưới điện dọc ngang. Sau đó là hàng trăm dự án phân lô, bán nền mọc lên kéo theo lực lượng môi giới bất động sản hoạt động rầm rộ.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 21/1/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có Quyết định số 80/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác kiểm tra, rà soát toàn bộ các khu vực hiến đất hình thành đường giao thông để tách thửa trên địa bàn TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.

Dang sau 'chieu' hien hon 150 ha dat lam duong o Lam Dong
 

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.