Bộ trưởng Y tế: Tình trạng rất báo động, ổ dịch phức tạp

Đây là nhận định của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khi đánh giá về tình hình dịch Covid-19 hiện tại ở Việt Nam.
 

Bộ trưởng Y tế: Tình trạng rất báo động, ổ dịch phức tạp
Chiều 7/5, tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá đợt dịch lần này phức tạp hơn các đợt trước, có đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chủng (biến chủng từ Anh và Ấn Độ) nên tốc độ lây nhiễm tăng cao hơn. Thực tế đã chứng minh điều này. Ở các nước, tình hình lây nhiễm nhanh, phức tạp, khó kiểm soát.
"Thời gian tới, việc đánh giá tình hình dịch, kiểm soát khó khăn hơn trước, có thể xuất hiện thêm ổ dịch, nguồn lây chưa biết, chưa kiểm soát được", Bộ trưởng nói.
Ông nhấn mạnh các địa phương phải đặt trong trạng thái không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Bộ trưởng dẫn lời Thủ tướng Chính phủ: "Một người lơ là, cả xã hội vất vả".
Cần chủ động xét nghiệm phát hiện ca bệnh
Bộ trưởng khẳng định điều này đầu tiên khi đề cập các vấn đề chuyên môn cần lưu ý với tất cả tỉnh, thành phố. Các địa phương phải nâng cao năng lực, công suất, chủ động xét nghiệm, đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống dịch lan rộng trong cộng đồng.
"Trong các cuộc họp giao ban, chúng tôi luôn coi đây là điểm yếu của tất cả chứ không riêng địa phương nào. Vì thế, Bộ Y tế liên tục nhắc nhở các địa phương vấn đề này", Bộ trưởng nói.
Bo truong Y te: Tinh trang rat bao dong, o dich phuc tap
 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại thôn Quan Nhân, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ảnh: BYT.
Người đứng đầu ngành y tế khẳng định Việt Nam đảm bảo đủ sinh phẩm chẩn đoán, xét nghiệm Covid-19. Bộ Y tế cũng ban hành văn bản về phương thức giám sát mới, tăng tính chủ động cho các địa phương, cho phép dùng kháng nguyên nhanh để sàng lọc. Ngoài ra, các địa phương có thể xét nghiệm gộp mẫu để tăng tốc độ.
Bộ trưởng khẳng định độ chính xác, độ nhạy, đặc hiệu của phương pháp kháng nguyên nhanh với các xét nghiệm rRT-PCR hay gộp mẫu là tương đương nhau.
Ông lưu ý các tỉnh, thành phố cần mở rộng đối tượng, nơi có nguy cơ cao; xét nghiệm tầm soát định kỳ, thường xuyên. Đối với các bệnh viện đó là các nhân viên y tế, khu vực cấp cứu, chạy thận nhân tạo. "Chỉ có bằng xét nghiệm thì mới phát hiện ra được ca bệnh Covid-19", ông nhắc lại.
Nguy cơ dịch xâm nhập vào bệnh viện tuyến trung ương
Bộ trưởng khẳng định nguy cơ dịch xâm nhập vào các bệnh viện tuyến Trung ương (tuyến cuối) cao hơn rất nhiều địa phương. Bởi những cơ sở y tế này là tổng hợp các bệnh nhân từ địa phương chuyển lên.
Bộ Y tế đã có các công điện khuyến cáo mạnh mẽ hạn chế người bệnh đến khám tại bệnh viện tuyến trung ương mà chủ yếu nên đến tuyến cơ sở.
Việt Nam đã áp dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa để giúp y tế tuyến cơ sở điều trị những ca bệnh lâu này thường điều trị ở tuyến trung ương; cùng đó, hạn chế việc thăm bệnh nhân.
Bo truong Y te: Tinh trang rat bao dong, o dich phuc tap-Hinh-2
 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội) bị cách ly y tế từ ngày 5/5. Ảnh: Việt Linh.
Ngoài ra, người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh vấn đề bảo vệ các khu vực trọng yếu như phòng khám, phòng cấp cứu, chạy thận nhân tạo… Đây là những khu vực khi dịch xâm nhập, việc điều trị bệnh nhân rất khó khăn.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn Covid-19 ở các bệnh viện ở các địa phương là trách nhiệm của các địa phương. "Nếu cơ sở không đáp ứng an toàn Covid-19, không tuân thủ phòng chống dịch thì lập tức cho dừng ngay hoạt động. Chúng ta phải liên tục trong trạng thái cảnh giác cao độ, phải làm hết sức, hết mình", ông khẳng định.
Bên cạnh đó, những cơ sở nào đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế mới cho phép nhận người cách ly, không đủ điều kiện là cho dừng, "không được nhân nhượng, xuề xoà, dễ dãi".
Về việc chuẩn bị cho các kịch bản, Bộ Y tế đã yêu cầu rà soát lại hết cơ sở y tế trên toàn quốc để chuẩn bị cho mọi tình huống.
"Chúng ta đang được đặt trong tình trạng báo động rất cao, đề nghị các địa phương phải kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch, coi như địa phương đang trong dịch, để khi xảy ra không bối rối, bỡ ngỡ", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Từ ngày 27/4 đến nay, nhiều ổ dịch Covid-19 bùng phát cùng lúc tại Việt Nam. Hiện tại, 15 tỉnh, thành ghi nhận người nhiễm nCoV, đó là Yên Bái, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Sơn La, Quảng Ninh, Phú Thọ, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Lạng Sơn, Hà Nội.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính từ 27/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 121 bệnh nhân mắc Covid-19 trong nước khoảng thời gian này. Nhiều ổ dịch xuất hiện tại Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng. Nguồn lây chủ yếu từ người kết thúc cách ly tập trung.
Đặc biệt, chúng ta mới phát hiện ổ dịch nghiêm trọng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Sáng nay, 10 người ở Bệnh viện K cũng có kết quả dương tính nCoV.

48h Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 mới

Bản tin 18h ngày 24/1, của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Việt Nam hiện có 1.548 bệnh nhân. Hôm nay cũng đã trải qua 48h, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.

48h Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 mới
Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 18h ngày 24/01: Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 553 ca.

- Tính từ 18h ngày 23/01 đến 18h ngày 24/01: 0 ca mắc mới.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Sáng nay, Hải Dương bắt đầu xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19
Tính từ 18h ngày 04/3 đến 6h ngày 05/3: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta vẫn có 2.488 bệnh nhân, trong đó có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước- riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 879 ca.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bản tin 6h ngày 9/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hôm nay, các điểm tiêm chủng ở Hải Dương, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM và BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch, đồng thời mở rộng triển khai tiêm tại Hà Nội và tỉnh Gia Lai.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tính từ 18h ngày 08/3 đến 6h ngày 09/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.524 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1585 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 893 ca.

Trong đó, riêng Hải Dương có 709 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca)

10 tỉnh, thành phố đã qua 24 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã tròn 3 tuần không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 2 tuần thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Sang 9/3, khong ca mac moi, Ha Noi va Gia Lai trien khai tiem vac xin phong COVID-19
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giám sát công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng ngày 8/3  Ảnh:Đồ Nghệ 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.