Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc: Đấu giá đất Thủ Thiêm làm nhiễu loạn thị trường

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng thực trạng, vốn vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn và trường hợp đấu giá đất ở Thủ Thiêm là “điển hình làm nhiễu loạn thị trường”.

Chấm dứt tình trạng “vừa rải thảm, vừa rải đinh”

Chiều 4/1, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhấn mạnh hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế rất cần thiết vào lúc này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhiều nước rất mạnh tay chi ngân sách cho phục hồi kinh tế.

Với Việt Nam, khi bơm tiền cho nền kinh tế để phục hồi tăng trưởng, phải chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng và tín dụng tăng, nhưng trong tầm kiểm soát, vì không còn cách nào khác. Trong đó, mục tiêu cao nhất phải giữ được kinh tế vĩ mô và kiểm soát được lạm phát.

Trong gói này, Chủ tịch nước lưu ý ưu tiên, tăng nguồn lực đầu tư cho y tế, vì hệ thống y tế cơ sở đang quá yếu kém. Đối với gói hỗ trợ cho người lao động khu vực ảnh hưởng, lãnh đạo nhà nước đề nghị, cần đẩy nhanh, khẩn trương quyết liệt thực hiện để sớm đến tay người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc, vì nhiều gói hỗ trợ còn chậm.

“Phải làm sao hỗ trợ nhanh nhất, thuận tiện nhất và chống tham ô, lãng phí tốt nhất”, Chủ tịch nước lưu ý.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng gợi mở cần có giải pháp để củng cố niềm tin của các doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua đối thoại thường xuyên, giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư, giữ chân họ ở thị trường Việt Nam, chấm dứt tình trạng “vừa rải thảm, vừa rải đinh”.

Bo truong Tai chinh Ho Duc Phoc: Dau gia dat Thu Thiem lam nhieu loan thi truong-Hinh-3

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ. Ảnh Như Ý

Huy động trái phiếu doanh nghiệp có lỗ hổng

Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, 2021 là năm khó khăn chưa có tiền lệ, nhưng thu ngân sách đạt 1,5 triệu tỷ đồng, vượt 16,4% dự toán. Trên thị trường chứng khoán có sức bật tốt, là kênh huy động vốn hiệu quả với quy mô vốn hóa thị trường đạt 7,7 triệu tỷ đồng, tăng 46,8% so với năm ngoái.

Với trái phiếu doanh nghiệp, huy động cũng đạt 155.588 tỷ đồng, gấp 2,3 lần trước đây. Tuy nhiên, ông Phớc cho rằng, việc huy động trái phiếu doanh nghiệp có lỗ hổng nên Bộ Tài chính đang đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, đối với những doanh nghiệp thua lỗ, nợ xấu, không đủ điều kiện phát hành sẽ tăng điều kiện phát hành, tránh làm nhiễu loạn thị trường, chiếm dụng vốn của nhà đầu tư. Đồng thời, tăng cường cảnh báo, kiểm tra, siết lại để lành mạnh hóa thị trường chứng khoán.

“Vì nhiều trường hợp, vốn vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn. Chẳng hạn, đấu giá đất ở Thủ Thiêm là điển hình làm nhiễu loạn thị trường”, ông Phớc nêu.

Bo truong Tai chinh Ho Duc Phoc: Dau gia dat Thu Thiem lam nhieu loan thi truong-Hinh-4

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh Như Ý

Huy động tiền trong dân

Theo đại biểu Phan Chí Hiếu (Thái Bình), gói hỗ trợ của chương trình phải có quy mô đủ lớn, đúng và trúng đối tượng. Ông Hiếu đề nghị cần tính toán chi tiết dự kiến quy mô các gói hỗ trợ. Ông ví dụ gói giảm phí, lệ phí, nếu tính toán càng sát, sau này càng dễ thực hiện. Ngược lại, nếu tính không sát, sau này “đội” lên thì rất khó.

Nhưng theo đại biểu, điều quan trọng nhất là nguồn lực ở đâu? Bởi theo ông, vốn ODA hiện chưa rõ có khả thi không, trong khi nguồn lực huy động từ cổ phần hóa cũng chỉ khoảng 1.000 tỷ đồng, trong khi tờ trình dự kiến đưa ra con số cao hơn nhiều lần. “Theo tôi, kế hoạch huy động vốn phải thật sát. Nếu không huy động kịp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ giải ngân và hiệu quả chương trình”, ông Hiếu nêu.

Cùng mối quan tâm, đại biểu Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, nguồn vốn trong dân còn rất lớn. “Thị trường chứng khoán và bất động sản tăng do vốn trong dân, vậy phải làm sao để kéo nguồn vốn này ra, nhất là trong hai năm sắp tới. Làm sao để người dân ùn ùn kéo đến gửi tiền, gửi vàng!?”, ông Thân gợi ý giải pháp vay vốn trong dân với lãi suất 6%/năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, cá nhân ông đã đề nghị kiện toàn Ban chỉ đạo Trung ương về phục hồi phát triển kinh tế gắn với phòng, chống COVID. “Ông phòng chống COVID cứ ngăn sông cấm chợ, cứ cấm xe vận tải, sợ dịch thì làm sao kinh tế phát triển được”, ông Định nêu.

Từ việc kiện toàn Ban chỉ đạo này, ở địa phương, Chủ tịch UBND, Bí thư cấp tỉnh sẽ là Trưởng ban, vừa điều hành phòng chống COVID, vừa phát triển kinh tế. Còn ở Trung ương, Thủ tướng điều hành, vừa phòng chống COVID, vừa phát triển kinh tế. Rồi phải ràng buộc trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, mặt trận, đoàn thể. 

TCH dự kiến chào bán gần 50 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn

(Vietnamdaily) - Với khoảng 619 triệu cổ phần đang lưu hành, dự kiến TCH phải chào bán thêm 49,5 triệu cổ phần mới.
 

HĐQT CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) vừa thông qua Nghị quyết triển khai thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách là ngày 14/1/2022.

Xu hướng bất động sản 2022: Nhà ở khó giảm giá, đô thị vệ tinh lên ngôi

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng thị trường bất động sản năm 2022 vẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. 

Việt Nam vẫn là điểm nóng về bất động sản

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, câu chuyện bất động sản nhà ở với dân số 100 triệu là một cơ hội rất tốt. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trung bình trong nhiều năm qua ở mức xấp xỉ 6-7%, là cơ hội cho họ nhìn thấy được nhu cầu nhà ở đối với thị trường bất động sản Việt Nam. 

Như vậy, mặc dù gặp khó khăn về vấn đề pháp lý, về quỹ đất nhưng đây vẫn là cơ hội cho các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và trên thế giới nhìn nhận Việt Nam như một điểm nóng về thị trường bất động sản. 

Sóng bất động sản nhà ở vẫn tiếp tục 

Đối với thị trường bất động sản Việt Nam, sau những đợt khủng hoảng về tài chính, kinh tế, dịch bệnh thì dường như sức nén về đầu tư sẽ được bung ra rất nhiều. Hiện tại dịch bệnh và các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rất khó khăn, do vậy dòng tiền sẽ chảy vào khu vực chứng khoán. Tuy nhiên không phải ai cũng đầu tư chứng khoán được, và vì thế lúc đó bất động sản là cơ hội. 

Bất động sản là một câu chuyện muôn màu muôn vẻ. Đón sóng không dễ, và không phải ai đầu tư cũng thành công. Tôi nghĩ rằng trong năm 2022 - 2023, đối với những khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế còn khó khăn thì nguồn tiền trong nền kinh tế vẫn còn. Do vậy, đầu tư chứng khoán và bất động sản nhà ở sẽ là chiều hướng của sóng đi lên trong 2022 - 2023.

Xu huong bat dong san 2022: Nha o kho giam gia, do thi ve tinh len ngoi

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam.

Bất động sản nhà ở khó giảm giá

Thị trường bất động sản nhà ở khó có thể giảm, bởi vì nguồn cung trên thị trường trong thời gian qua rất thiếu ở nhiều phân khúc khác nhau, đặc biệt là phân khúc giá trị vừa phải và trung cấp.

Đối với người dân, với khoảng tầm 1 - 3 tỷ đồng để mua một sản phẩm nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh cũng là một câu chuyện lớn. Như vậy, nếu rủi ro có xảy ra thì tính thanh khoản của sản phẩm sẽ đáng lo hơn là giá trị bị rớt giá.

Bất động sản khu công nghiệp cần tạo ra giá trị xã hội

Lâu nay, chúng ta kỳ vọng nhiều vào bất động sản khu công nghiệp nhưng xu hướng sẽ không chỉ là xin đất, xây dựng mô hình, cho thuê bán. Xu hướng của bất động sản KCN sẽ là quan tâm đến khả năng tạo giá trị gia tăng xã hội, việc làm cho người dân, đội ngũ lao động học được gì về kỹ thuật sau khi hết chu kỳ dự án.

Bất động sản thương mại bị tác động vì chuyển đổi số

Bất động sản trong phân khúc thương mại, du lịch đã và sẽ tiếp tục chịu những tác động vì chuyển đổi số. Chuyển đổi số sẽ là câu chuyện rất quan trọng với doanh nghiệp nói chung và ngành bất động sản nói riêng.

Những hình thức làm việc tại nhà, giao dịch từ xa, mua bán trực tuyến… triển khai từ cách đây 3 năm sẽ thúc đẩy các mô hình mới, giúp nền kinh tế tăng trưởng bằng nội lực.

Đô thị vệ tinh lên ngôi

Trong đầu tư khu đô thị hiện nay đã có nhiều thay đổi, không còn là xin vài hecta đất, xây và bán mà sẽ hình thành những khu đô thị mới, theo quy hoạch và chiến lược mới. Vị trí của các khu đô thị này sẽ không còn nằm trong những vùng trung tâm như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang do quỹ đất đã khan hiếm mà sẽ dịch chuyển về các thành phố vệ tinh, làm thành các đại đô thị, theo concept mới.

Tuy nhiên, mức độ phát triển của khu đô thị mới sẽ tùy thuộc vào đầu tư cơ sở hạ tầng, mà cụ thể là đầu tư mở rộng các tuyến đường vành đai, kết nối các vùng với nhau, như TPHCM - Vũng Tàu, TPHCM - Bảo Lộc, TPHCM - miền Tây… Việt Nam cần giải ngân sớm cho các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng này.

Liên quan đến quy hoạch, quy hoạch giao thông được xem là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế, để tạo liên kết vùng, tăng khả năng logistics, giúp đô thị hưởng lợi và đạt khả năng phục vụ. Việt Nam cần đặt câu chuyện quy hoạch giao thông, đầu tư cơ sở hạ tầng lên hàng đầu.

Bất động sản nghỉ dưỡng khả quan hơn

Từ năm sau, những chuyến bay quốc tế dự kiến nối lại, giúp ngành du lịch bớt vất vả và bất động sản du lịch khả quan hơn. Tuy nhiên, bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam mới dừng ở mức tận dụng các cơ hội khai thác từ thiên nhiên ban tặng như bờ biển dài 3,000km, chứ chưa phát triển sản phẩm du lịch đa dạng để thực sự là điểm thu hút du khác như các nước khác.

Việt Nam muốn thúc đẩy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng thì cần thay đổi tư duy, có cách làm khác, gia tăng “phần mềm”, phần giá trị gia tăng trong các ngành nghề du lịch.

Thận trọng khi lướt sóng bất động sản

Nếu nhà đầu tư lướt sóng, đầu tư ngắn hạn thì cần cân nhắc lại phương án kinh doanh cũng như giảm thiểu kỳ vọng vì thị trường bây giờ không phải kiểu lướt sóng của nhiều năm trước nữa. Do vậy nhà đầu tư cần phải cẩn thận, kết hợp với giảm thiểu sử dụng đòn bẩy tài chính để vay ngân hàng.

Nếu thời gian chờ đợi quá lâu thì việc lướt sóng sẽ bị hạn chế, tiền lãi gia tăng nhưng biên độ lợi nhuận lại không bù đắp được số tiền lãi đó. Đây là câu chuyện mà các nhà đầu tư lướt sóng và ngắn hạn cũng cần cân nhắc.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.