Bộ trưởng Nội vụ Pháp tuyên bố tình trạng bạo loạn đã chấm dứt

Nghiệp đoàn Giới chủ (MEDEF) - liên đoàn lao động lớn nhất nước Pháp - ước tính làn sóng biểu tình bạo loạn bùng phát từ tuần trước ở nước này đến nay đã gây thiệt hại lên tới hơn 1 tỷ USD.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp tuyên bố tình trạng bạo loạn đã chấm dứt

Bo truong Noi vu Phap tuyen bo tinh trang bao loan da cham dut

Cảnh sát chống bạo động được triển khai để ngăn chặn những người biểu tình quá khích tại Nanterre, ngoại ô Paris, Pháp, ngày 29/6. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin ngày 5/7 tuyên bố bạo loạn đã chấm dứt trên toàn bộ "đất nước hình lục lăng."

Phát biểu trước Thượng viện Pháp, Bộ trưởng Darmanin nhấn mạnh: “Chúng ta đang chứng kiến sự yên tĩnh trở lại trên khắp nước Pháp."

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định Bộ Nội vụ Pháp vẫn đang duy trì mức độ cảnh giác cao.

Cùng ngày, giới chức Pháp đã tiến hành điều tra cái chết của một người đàn ông bị cho là trúng đạn cao su của cảnh sát trong những cuộc bạo loạn ở thành phố Marseille, khi nước này đang tính toán thiệt hại của làn sóng bạo loạn đô thị nghiêm trọng nhất trong gần 2 thập kỷ qua.

Các công tố viên ở Marseille - thành phố cảng miền Nam nước Pháp bị tàn phá bởi một số vụ đụng độ hồi cuối tuần qua - cho biết một người đàn ông 27 tuổi được phát hiện tử vong vào rạng sáng 2/7 do đau tim.

Công tố viên Dominique Laurens xác nhận ông đã mở cuộc điều tra về “cái chết liên quan đến hành vi sử dụng vũ khí,” trong đó nạn nhân bị sốc nặng, nhiều khả năng do bị trúng một loại đạn cao su."

Đây là trường hợp đầu tiên được báo cáo thiệt mạng trong làn sóng bạo loạn kéo dài suốt 1 tuần, bùng phát sau vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên 17 tuổi gốc Bắc Phi vì không chấp hành hiệu lệnh dừng xe trong khi tham gia giao thông ở ngoại ô phía Tây thủ đô Paris hôm 27/6.

Biểu tình đã khiến Thủ tướng Elisabeth Borne tuyên bố hủy bỏ các sự kiện quy mô lớn trên toàn quốc.

Ngày 4/7, Nghiệp đoàn Giới chủ (MEDEF) - liên đoàn lao động lớn nhất nước Pháp - ước tính làn sóng biểu tình bạo loạn bùng phát từ tuần trước ở nước này đến nay đã gây thiệt hại lên tới hơn 1 tỷ USD.

Theo MEDEF, 200 cơ sở kinh doanh, 300 chi nhánh ngân hàng và 250 cửa hàng thuốc lá đã bị cướp phá, gây thiệt hại 1,1 tỷ USD. Con số này chưa bao gồm thiệt hại đối với trường học, tòa thị chính và trung tâm cộng đồng.

Người đứng đầu MEDEF Geoffroy Roux de Bézieux đánh giá mức độ thiệt hại có thể sẽ gia tăng do lượng đặt phòng khách sạn dự báo giảm vào mùa Hè năm nay vì lo ngại tình hình bạo loạn.

Trong khi đó, Tổng thống Emmanuel Macron xác nhận ông đã gặp các thị trưởng của 220 thành phố chịu thiệt hại do làn sóng bạo loạn.

Nguồn tin từ giới chức Pháp tiết lộ Tổng thống Macron hy vọng sớm bắt đầu “quá trình làm rõ vụ việc để tìm hiểu lý do sâu xa dẫn đến những sự kiện này."

Tìm cách giải quyết làn sóng bạo lực bùng phát ở Pháp đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Macron kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2017./.

Danh sách đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm tại Hà Nội

Để thuận tiện cho người dân tham gia phòng, chống tội phạm, Bộ CA, Công an Hà Nội từ lâu đã thiết lập, công khai đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết tố giác.

Danh sách đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm tại Hà Nội
Danh sach duong day nong tiep nhan thong tin to giac toi pham tai Ha Noi
Nhiều độc giả Báo Tri thức và Cuộc sống băn khoăn về việc khi người dân phát hiện, nghi ngờ hành vi, đối tượng phạm tội thì liên hệ cơ quan nào để tố giác. Dưới đây là danh sách đường dây nóng Công an TP Hà Nội đã công bố để tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại TP Hà Nội. (Nguồn Bộ Công an)
 
Người dân gặp vấn đề về an ninh, trật tự hãy gọi Cảnh sát 113 - Giới thiệu - Công an tỉnh

Gọi cho lực lượng CS113 khi nhìn thấy vụ, việc về an ninh trật tự có tính khẩn cấp đang hoặc sắp xảy ra như: giết người; cướp tài sản; bắt cóc; tống tiền; tổ chức khủng bố; gây bạo loạn; gây rối an ninh trật tự; lừa đảo; trộm cắp tài sản; người bị thương hoặc đang gặp nguy hiểm; tố giác tội phạm… và các yêu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân đề nghị Công an giúp đỡ. Số điện thoại 113 là số điện thoại miễn phí, có thể bấm số 113 từ bất kỳ máy điện thoại nào, khi có tín hiệu trả lời bạn hãy làm theo hướng dẫn của trực ban CS113.

Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng và văn bản
Đường dây nóng Công an TP Hà Nội: 0692196777
Danh sach duong day nong tiep nhan thong tin to giac toi pham tai Ha Noi-Hinh-2

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội 024.3942.2532; 069.219.6242; 069.219.6254; 069.219.6530; 069.219.6764.

 

Nguyên nhân đau lòng dẫn đến thảm kịch của bóng đá Indonesia

Có 127 người thiệt mạng, 180 người khác nằm cấp cứu trong bệnh viện, thể thao Indonesia trải qua bi kịch lớn nhất với thảm họa trên sân Kanjuruhan, Malang.

Nguyên nhân đau lòng dẫn đến thảm kịch của bóng đá Indonesia

Trận derby ở giải VĐQG Indonesia, giữa Arema FC và Persebaya tối 1/10 với 40.000 khán giả trên sân Kanjuruhan đã biến thành ngày đen tối nhất của thể thao nước này, sau khi Arema để thua với tỷ số 2-3.

Nguyen nhan dau long dan den tham kich cua bong da Indonesia
Ngày 1/10 trở thành ngày đen tối nhất trong lịch sử thể thao Indonesia

Theo các tin tức cập nhật từ tờ VIVA Nasional, có tổng cộng 127 người thiệt mạng, 180 người khác vẫn đang được điều trị tại bệnh viện bởi cuộc bạo loạn kinh hoàng xảy ra sau tiếng còi mãn cuộc vang lên.

Nguyen nhan dau long dan den tham kich cua bong da Indonesia-Hinh-2
Một khung cảnh hỗn loạn sau derby Đông Java

Theo Tổng thanh tra cảnh sát khu vực Đông Java, Nico Afinta, nguyên nhân ban đầu dẫn đến thảm kịch xuất phát từ sự thất vọng của người hâm mộ Arema FC, do kỷ lục 23 năm chưa từng thua Persebaya ở derby Đông Java đã bị phá vỡ.

Nguyen nhan dau long dan den tham kich cua bong da Indonesia-Hinh-3
Cảnh sát bắn hơi cay tạo thêm sự hỗn loạn trên sân

“Những người ủng hộ đã tràn xuống sân để hỏi các cầu thủ tại sao họ lại thua. Lực lượng an ninh đã bắn hơi cay để đối phó tình hình và cảnh dẫm đạp xảy ra sau đó”.

Trong số 127 người thiệt mạng bởi thảm kịch, có cả trẻ em và 2 cảnh sát đang làm nhiệm vụ. Ngoài ra có nhiều phương tiện bị hư hỏng nặng, với 10 chiếc xe của cảnh sát bị các VĐV quá khích đập nát.

Nguyen nhan dau long dan den tham kich cua bong da Indonesia-Hinh-4
Các CĐV chủ nhà không chấp nhận sự thật để thua ở derby Đông Java lần đầu sau 23 năm, đã lao xuống sân 'hỏi tội' các cầu thủ

Trước mức độ nghiêm trọng của thảm kịch, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo đã ra lệnh cho Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao, Zainuddin Amali và Cảnh sát trưởng Quốc gia Indonesia, Listyo Sigit Prabowo ngay lập tức đến Malang , Đông Java để điều tra nguyên nhân và khắc phục tình hình.

Nhiều trẻ em thiệt mạng vì bạo loạn bóng đá Indonesia

Nạn nhân trong vụ bạo loạn kinh hoàng tăng lên 182 người, trong đó ít nhất 17 trẻ em, đẩy bóng đá Indonesia rơi vào tình trạng lo âu chỉ một năm trước khi tổ chức U20 thế giới.

Nhiều trẻ em thiệt mạng vì bạo loạn bóng đá Indonesia

Nạn nhân tăng vọt, có nhiều trẻ em

Các nạn nhân trong thảm kịch Kanjuruhan tiếp tục tăng lên. Văn phòng Y tế Malang thông báo, số nạn nhân thiệt mạng liên quan đến vụ bạo loạn sau trận đấu giữa Arema FC và Persebaya đã lên tới 182 người.

Đây là con số kinh hoàng so với quy mô thảm kịch trong một sân vận động bóng đá.

Nhieu tre em thiet mang vi bao loan bong da Indonesia
Số nạn nhân thiệt mạng tăng vọt

Bi kịch Kanjuruhan chỉ thua thảm họa tại Estadio Nacional ở Lima, Peru ngày 24/5/1964. Ngày ấy, bạo loạn liên quan đến trận đấu giữa Peru và Argentina khiến 328 người thiệt mạng.

Điều đáng buồn, từ dữ liệu của Văn phòng Y tế Malang, có những nạn nhân vẫn còn đang đi chập chững. Cụ thể là Gibran Rata Elfano, người Malang, mới 2 tuổi 10 ngày.

Nhiều nạn nhân thiệt mạng khác trong thảm kịch của bóng đá Indonesia là thanh thiếu niên. Ví dụ, Audi Nesia Alfiari từ Kedungkandang và Halkin Al Mizan, cư dân Sumberpucung, lần lượt 12 và 13 tuổi.

Cũng theo báo cáo y tế, ít nhất 17 trẻ em đã thiệt mạng, và 7 trẻ em khác đang được điều trị trong bệnh viện.

Bộ Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em (KPPPA) kêu gọi các gia đình bị thất lạc con trong vụ bạo loạn sớm báo cáo với cơ quan chức năng.

Trong cuộc họp báo sáng nay, Tổng Thanh tra Cảnh sát khu vực Đông Java Nico Afinta nói rằng sự khởi đầu của bạo loạn là nỗi thất vọng ngày càng gia tăng các các CĐV Arema.

Lần đầu tiên sau 23 năm, Arema để thua Persebaya trên sân nhà.

Nguy cơ của bóng đá Indonesia

Tổng thống Joko Widodo đã ra lệnh cho Bộ trưởng Thanh niên Thể thao, Cảnh sát Quốc gia và Tổng Chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI) đánh giá kỹ lưỡng việc tổ chức các trận đấu bóng đá và các thủ tục an ninh.

PSSI cũng buộc phải dừng giải vô địch Indonesia cho đến khi đánh giá xong và cải thiện được tình hình an ninh.

Nhieu tre em thiet mang vi bao loan bong da Indonesia-Hinh-2
FIFA có thể tước quyền chủ nhà U20 World Cup 2023 của Indonesia

Đại diện PSSI cho rằng tình trạng bất ổn "đang làm vấy bẩn bộ mặt của bóng đá Indonesia", và nói thêm CLB Arema sẽ bị cấm tổ chức các trận sân nhà trong phần còn lại của mùa giải.

Phía FIFA cũng yêu cầu PSSI có báo cáo cụ thể về sự cố trong thời gian sớm nhất.

Tổ chức Save Our Soccer (SOS) lo ngại thảm kịch Kanjuruhan sẽ khiến FIFA mất niềm tin vào bóng đá Indonesia.

Trước đây, FIFA từng có thời điểm trừng phạt bóng đá Indonesia. Phía PSSI dần lấy lại niềm tin của cơ quan bóng đá cao nhất thế giới, khi cho phép đăng cai VCK U20 World Cup 2023.

Chủ tịch Akmal Marhali của SOS nói: "Indonesia có thể có nguy cơ không đăng cai U20 World Cup nếu vụ việc này trở thành mối quan tâm đặc biệt của FIFA.

Bởi vì, sự cố xảy ra trên sân với rất nhiều người hâm mộ có mặt, cũng như con số thương vong quá lớn. Điều này có nghĩa là FIFA có thể thấy rằng PSSI chưa sẵn sàng để thực hiện nhiệm vụ chủ nhà".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.