Bộ trưởng Nội vụ nói về tinh giản biên chế: Vẫn "tình" lắm...

(Kiến Thức) - Có lẽ với cách lý giải như vậy nên loay hoay mãi vẫn không giải được bài toán "Tinh giản biên chế", bộ máy không "tinh" và cũng không "giản" còn phình to thêm...

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội XIII, một vị đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tình trạng hiện nay rất nhiều bộ và địa phương có quá nhiều cán bộ lãnh đạo cấp phó, điều đó gây nên sự lãng phí nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, lãng phí các chi phí vật chất phục vụ cho các lãnh đạo này làm việc cũng như tăng chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp khác. 
Bộ trưởng đã trả lời: Bộ Nội vụ trình quy định cứng về số lượng cấp phó cho các bộ với số lượng phù hợp nhưng ý kiến các Bộ viện dẫn nhiều lý do về tính chất ngành nghề, về phạm vi quản lý, phải họp hành nhiều... nên số lượng cấp phó phải nhiều mới bảo đảm được công việc, chứ không thể ít như phương án Bộ Nội vụ đưa ra. Vì vậy, nói thì vẫn cứ để mà nói, còn có làm được hay không thì lại còn phải chờ... thời gian.
Cách giải trình của vị Bộ trưởng nghe có vẻ thiên về tình nhiều quá, không phù hợp với phương thức quản lý công nghiệp hiện đại ngày nay theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, mà mục tiêu của nước ta phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước Công nghiệp. Nếu chúng ta không làm việc theo quy định cứng, theo pháp luật mà ở cấp Bộ - cấp quản lý vĩ mô - vẫn mềm mại ẻo lả như vậy thì liệu 6 năm nữa chúng ta có đạt được mục tiêu hay không? Hơn nữa, địa phương các cấp có thể cũng sẽ theo "gương Bộ" mà làm thì sao? Đây là điều cử tri rất lo lắng.
Mỗi vị trí làm việc từ cán bộ lãnh đạo đến công nhân, nhân viên trực tiếp đều gắn liền chức trách nhiệm vụ với mức thù lao hưởng thụ, làm việc gì hưởng lương việc ấy theo nguyên tắc và định mức quy định, nên không thể nói bộ này quan trọng, phức tạp hơn bộ kia nên phải có nhiều cấp phó giúp việc. Có lẽ với cách lý giải như vậy nên loay hoay mãi vẫn không giải được bài toán "Tinh giản biên chế", bộ máy không "tinh" và cũng không "giản" còn phình to thêm, là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chi thường xuyên tăng lên đến trên 70% thu ngân sách Nhà nước.
Mong rằng, Bộ Nội vụ cần có ngay giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn công việc được dân, được Đảng giao cho, không để tình trạng "hòa cả làng" như hiện nay.

Giảm biên chế cán bộ làm nảy sinh... tiêu cực

(Kiến Thức) - Một số cán bộ "chạy chọt" sẽ làm mềm lòng các nhà lãnh đạo, các nhà tổ chức, khi xử lý công việc sẽ vấp phải nhiều trở ngại.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Việc tiến hành giảm nhẹ biên chế, tôi nghĩ sẽ diễn ra 3 khuynh hướng tiêu cực sau: Một là, những nhân viên, cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo kém năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ lại rơi vào những trường hợp con cháu lãnh đạo khi đưa ra ngoài biên chế thật khó khăn. Hai là, sẽ có một số cán bộ "chạy chọt" sẽ làm mềm lòng các nhà lãnh đạo, các nhà tổ chức, khi xử lý công việc sẽ vấp phải nhiều trở ngại. Ba là, một số cán bộ sắp đến tuổi hưu lại không muốn về, tỵ nạnh với những người cùng tuổi không phải về hưu sớm.

Vì sao biên chế càng tinh giảm càng tăng vù vù?

(Kiến Thức) - Theo TS Ngô Thành Can, sau nhiều năm tinh giản biên chế, số lượng không những không giảm mà còn tăng vù vù. Càng hô hào giảm, biên chế càng phình to.

Không thể nói là không tinh giản được
Báo cáo gửi Quốc hội mới đây của Bộ Nội vụ đã khiến nhiều đại biểu bất ngờ, vì tuy thực hiện đề án tinh giản biên chế, nhưng mục tiêu từ nay đến năm 2016 về cơ bản là vẫn giữ nguyên. Bộ máy hành chính không những không gọn lại mà càng ngày càng phình to. Phải chăng chúng ta không thể tinh giản được?

Đọc nhiều nhất

Tin mới