Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: Cần cứu doanh nghiệp từ sớm, từ xa

“Hiện nay rất khó khăn, doanh nghiệp khánh kiệt. Tôi hay nói đùa, đừng để nhìn thấy quan tài, khiêng ra đồng mới nhỏ lệ. Lúc đó sẽ không kịp. Chúng ta nên cứu từ sớm, từ xa...”.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh khi trao đổi với PV báo Tiền Phong sau bài phát biểu với nhiều thông tin gây chú ý tại phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Thưa Bộ trưởng, sau báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 có nhiều thông tin đưa ra tuy “sốc” nhưng phản ánh đúng thực trạng hiện nay, ông có nhận được phản hồi gì từ cộng đồng doanh nghiệp?

Tôi không nhận được ý kiến gì xung quanh phát biểu này từ họ, chỉ có các cụ về hưu động viên.

Nhưng thực tế quá rõ, nhìn thẳng vào vấn đề để quyết liệt hơn với những giải pháp đưa ra, thưa ông?

Bo truong KH&DT Nguyen Chi Dung: Can cuu doanh nghiep tu som, tu xa

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 9/5. Ảnh: Như Ý.

Thực tế là như thế nhưng không ai nói. Hiện nay rất khó khăn, doanh nghiệp khánh kiệt. Tôi hay nói đùa, đừng để nhìn thấy quan tài, khiêng ra đồng mới nhỏ lệ. Lúc đó sẽ không kịp. Chúng ta nên cứu từ sớm, từ xa. Cứu doanh nghiệp bởi chính họ là cứu cánh cho nền kinh tế. Doanh nghiệp sống khỏe, nền kinh tế mới khỏe. Doanh nghiệp hắt hơi, vỡ nợ sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy. Cho nên cần tập trung tháo gỡ cho họ từ thủ tục hành chính đến hỗ trợ vốn vay.

Bộ ngành, địa phương đá qua đá lại, đá lên đá xuống

Vậy Bộ KH&ĐT có biện pháp nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, thưa ông?

Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp như giãn hoãn thuế, miễn giảm thuế, các nghị quyết về bất động sản, tiền tệ... Thế nhưng, chính sách tiền tệ của mình chặt quá nên nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận. Nếu không nới room tín dụng cho nền kinh tế thì sẽ còn rất khó khăn. Dòng tiền như mạch máu, máu mà không chảy, ngưng lại là chết.

Hôm qua (tức sáng 9/5), tôi cũng khuyến cáo, nên bơm tín dụng ra cho nền kinh tế. Bởi vì tăng trưởng tín dụng thời gian qua quá thấp so với thông thường. Quan trọng nhất hiện nay là tâm lý sợ, không dám thực hiện. Bộ ngành, địa phương đá qua đá lại, đá lên đá xuống. Công việc trì trệ, ách tắc là khó khăn lớn nhất.

Hẳn là ông nhận được nhiều phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp?

Bộ KH&ĐT đã họp với doanh nghiệp và không những thế, họ phản ánh qua nhiều kênh khác nhau trước tình trạng khó khăn. Tôi không tiện nêu tên những doanh nghiệp đó. Có chủ tịch tập đoàn lớn nói với tôi, phải bán bớt tài sản để duy trì uy tín thương hiệu, trả lương nhân viên, nộp tiền thuế… Nhưng đau nhất là bán giá trị, có khi chỉ còn một nửa, toàn doanh nghiệp nước ngoài vào mua bán và sáp nhập. Doanh nghiệp khổ lắm.

Thế nhưng khủng hoảng đang là câu chuyện toàn cầu, đâu riêng nước nào, thưa ông?

Ảnh hưởng khủng hoảng là chuyện bình thường. Doanh nghiệp không vay được tiền chấp nhận bán tài sản, bán lỗ để có dòng tiền quay vòng trong hoạt động.

Khổ cái là, doanh nghiệp tích cóp được đồng nào thì phải bán tống bán tháo, mất hết. Những doanh nghiệp lớn, chúng ta cần bảo vệ, phải giữ cho họ. Đây là thông lệ của nhiều quốc gia, dùng hết cách để cứu doanh nghiệp lớn. Trường hợp hết thuốc chữa, cơ quan chức năng mới để doanh nghiệp phá sản.

Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp và đã tháo gỡ một phần. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán đã gỡ một phần; chính sách điều hành tiền tệ… Tuy vậy, lãi suất vẫn cao quá, gần 10%, chưa kể trả phí ngoài; trong khi ở nước ngoài chỉ trên 6%. Doanh nghiệp đã kêu suốt. Đơn hàng bị cắt giảm, thị trường giảm sút, thu hẹp…

Cám ơn ông!

Sáng 9/5, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắc lại việc năm 2022, khi TPHCM gửi, hỏi (bộ) 584 văn bản và Bộ đã trả lời 604 văn bản. Tuy nhiên, các vấn đề hỏi này đều thuộc thẩm quyền của TPHCM.

Những phát ngôn ấn tượng tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội XIV

Sau 2 ngày Quốc hội thảo luận kinh tế - xã hội, đã có 95 đại biểu phát biểu, 5 tranh luận, 6 bộ trưởng giải trình ý kiến. Nhiều đại biểu đề cập đến các vấn đề bức xúc trong xã hội.

Nhung phat ngon an tuong tai ky hop thu 8 Quoc hoi XIV
Đại biểu Trần Việt Khoa (Hà Nội) cho rằng tình hình biển Đông diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng tới an ninh, an toàn ở khu vực biển có tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Ông nhấn mạnh Việt Nam phải luôn cảnh giác, tỉnh táo và sẵn sàng các phương án cao nhất với các tình huống có thể xảy ra, vì lợi ích quốc gia, vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, xét nghiệm lần 3 âm tính với Covid-19

(Kiến Thức) - 3 lần lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đều cho kết quả âm tính dự kiến ông sẽ đi làm việc lại vào ngày 16/3.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC) cho biết, tối 14/3, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần thứ 3 với Covid-19. Hai lần trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng có kết quả âm tính với chủng virus gây bệnh Covid-19 này. Theo Bộ Y tế, các mẫu xét nghiệm này được thực hiện tại 2 phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
Bo truong Nguyen Chi Dung, xet nghiem lan 3 am tinh voi Covid-19

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. 

Trước đó, Bộ Y tế trước đó cũng khẳng định ông Nguyễn Chí Dũng được lấy mẫu xét nghiệm tại 2 phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác của Bộ Kế hoạch Đầu tư đi cùng khoang thương gia trên chuyến bay VN0054 từ London (Anh) trở về Hà Nội ngày 2/3.

Trên chuyến bay này hiện có nhiều hành khách ở khoang thương gia đã mắc Covid-19, trong đó, có bệnh nhân số 17 (N.H.N, ở Trúc Bạch, Hà Nội), bệnh nhân số 21 (N.Q.T, Trúc Bạch, Hà Nội). Trả lời báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết thực hiện nghiêm quy định cách ly 14 ngày của Bộ Y tế. Trong những ngày bị cách ly, sức khỏe của ông bình thường. Dự kiến đến 16/3, ông Dũng hết thời gian cách ly theo quy định và quay trở lại làm việc.

>>> Xem thêm video: Những người lính nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.