Bộ tộc Yanomami ăn tro người chết, nhốt thiếu nữ bỏ đói cả tuần

Bộ tộc Yanomami tin rằng, nếu bỏ qua nghi thức ăn tro người chết này cả làng sẽ bị nhấn chìm… trong một cơn lũ. 

Ăn thực phẩm nhiễm độc không chết
Daily Mail cho hay, cuộc sống hằng ngày của bộ tộc Yanomami, là ở sâu trong rừng nhiệt đới Amazon, Nam Mỹ, hầu như không khác mấy so với thời nguyên thủy. Số thành viên của Yanomami vào khoảng 35.000 người. Người thuộc bộ tộc hằng ngày đi thu thập hoa quả, rau củ, săn bắt thú rừng và cá để làm thức ăn. Điều đặc biệt của bộ tộc thổ dân này là, họ dùng các loại nhựa cây độc để săn bắn, vì tin rằng các vị thần đã sáng tạo ra những chất độc này để cứu rỗi cuộc sống của họ.
Đàn ông của bộ tộc có thể ăn thịt những con vật bị săn bắn bởi những chất độc mà họ sử dụng và không hề hấn gì, nhưng những khách du lịch đến đây khi ăn thịt của những con vật này đều bị trúng độc mà chết. Ngoài ra, thức ăn chính của họ cũng là cá, người dân bắt cá bằng cách ném cây độc vào một góc được quây sẵn, khi cá trúng độc thì nhặt về làm thực phẩm cùng nhau ăn.
Cả đàn ông và phụ nữ của bộ tộc kỳ dị này vẫn ăn mặc theo truyền thống, đó là ở trần và chỉ che phần cơ thể nhạy cảm bằng một mảnh vải nhỏ màu đỏ. Không chỉ vậy, họ còn trang trí cơ thể bằng các hình vẽ quái dị màu đen đỏ và cài thêm lông trên đầu. Đặc biệt, vào những dịp lễ quan trọng, người Yanomami xiên những chiếc đũa tre qua mũi, cằm hay miệng để tăng phần hấp dẫn. Họ sống trong những ngôi nhà hình tròn được dựng lên bằng lá cọ và gỗ, người dân không có nhà riêng; một ngôi nhà nhỏ có thể chứa đến 40-50 người, những ngôi nhà lớn hơn có thể chứa đến 250 người.
Bo toc Yanomami an tro nguoi chet, nhot thieu nu bo doi ca tuan
 Các bé gái của bộ tộc có cách trang điểm khác thường.
Nơi thiếu nữ bị hành hạ, phụ nữ bị bạo hành
Nghi thức trưởng thành vô cùng khắc nghiệt đối với phụ nữ. Khi bắt đầu vào tuổi dậy thì (10-12 tuổi) để chứng minh rằng mình đã trưởng thành, họ phải trải qua một số nghi thức. Đầu tiên, cô gái bị nhốt vào một cái lồng nhỏ trong vòng 1 tháng và không được ăn trong tuần đầu. Sau khi trải qua nghi thức này, người thân sẽ trả tự do cho cô bằng cách vẽ lên cơ thể và đưa cô đi giới thiệu với các già làng như một người phụ nữ trưởng thành. Người Yanomami tin rằng, nếu bỏ qua nghi thức này cả làng sẽ bị nhấn chìm… trong một cơn lũ .
Mặc dù nghi thức ma chay phức tạp, nhưng nghi thức cưới xin lại vô cùng đơn giản. Khi một người đàn ông thích một người phụ nữ, họ chỉ cần đến ngôi nhà nơi cô dâu đang sống và làm việc cho gia đình họ, sau đó nếu được chấp nhận thì hai người sẽ sống chung với nhau.
Tuy nhiên, phụ nữ của bộ tộc hầu như không có quyền hạn gì. Họ thường là nạn nhân của bạo lực, lạm dụng tình dục và là nơi để đàn ông trút bỏ những bực tức vô cớ. Nếu như muốn ly dị, người phụ nữ có thể tìm một người đàn ông khác mà mình thích và ngủ lại bên cạnh anh ta. Dĩ nhiên, để giành lại vợ, người chồng cũ sẽ phải chiến đấu với người chồng mới, nhưng không được phép đánh nhau đến chết. Để thể hiện sức mạnh và quyền thống trị của mình, người chồng thường xuyên đánh đập vợ bằng dùi cui, dao phay, những vật sắc nhọn khiến vợ phải ngoan ngoãn và trung thành với mình.
Ăn tro người chết
Họ còn có một tục lệ vô cùng đáng sợ, đó là ăn tro cốt người chết vì tin rằng, việc này sẽ giúp giữ gìn sự đoàn kết của bộ tộc. Khi một thành viên trong bộ tộc qua đời, cả làng sẽ tập hợp lại để tham dự đám tang. Người chết sẽ được đưa lên giàn hỏa thiêu ở một khu vực hẻo lánh cách xa ngôi làng và thiêu cho đến khi thành tro. Trong khi hỏa táng, người trong bộ tộc sẽ bôi đen cả khuôn mặt, cùng nhau khóc và hát những bài hát buồn để tiếc thương người đã khuất.
Bo toc Yanomami an tro nguoi chet, nhot thieu nu bo doi ca tuan-Hinh-2
 Bộ tộc Yanomami.
Sau khi hỏa thiêu xong, họ bỏ xương cốt người quá cố trong quả bầu khô và cất giữ trong nhà. Một năm sau, khi đến ngày giỗ của người quá cố, họ sẽ mang số tro cốt này ra và chế biến thành nhiều món ăn, trong đó chủ yếu là ăn với chuối.
Tất cả dân làng cũng như người thân đều phải ăn, bởi họ tin rằng, chỉ có ăn tro cốt của người đã chết thì linh hồn của họ mới được cứu rỗi. Còn đối với những người thân trong gia đình, họ ăn tro của người đã khuất với mong muốn linh hồn của người chết có thể nhập vào cơ thể của họ, cho họ sức mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần để có thể chống chọi lại những tai họa mà khu rừng tạo ra.
Nếu họ không thực hiện nghi thức này, linh hồn của người chết sẽ mãi mắc kẹt giữa thế giới của người sống và thế giới của người đã khuất. Bộ tộc đặc biệt quan tâm đến cái chết của các thành viên, sẽ thật là khủng khiếp và vô cùng nghiêm trọng nếu như một người nào đó chết ở trong rừng và không thể tìm thấy xác.
Đối với người Yanomami, nếu 2 người trong bộ tộc là kẻ thù của nhau, họ rất sợ nếu như địch thủ của mình đe dọa sẽ không ăn tro cốt của người kia nếu như một trong hai người chết trước.

Cuộc sống thú vị của bộ tộc Hammer ở Ethiopia

(Kiến Thức) - Cuộc sống của bộ tộc Hammer ở Ethiopia vô cùng muôn màu và thú vị với những tập tục kỳ lạ, lễ hội sôi động, trang phục truyền thống và hiện đại ấn tượng...

Cuoc song thu vi cua bo toc Hammer o Ethiopia
Một số cô gái trẻ của bộ tộc Hammer sống ở thung lũng Omo, Ethiopia ăn mặc những trang phục hiện đại.

Cuộc sống của bộ tộc du mục chối bỏ xã hội hiện đại

Trong nhiều thế kỷ, một bộ tộc du mục ở Iran tồn tại bằng công việc chăn thả gia súc trên các đồng cỏ. Họ không hòa nhập xã hội hiện đại.

Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai
 Bộ tộc du mục Qashqai ở Iran - một nhánh của người Turk từ Trung Á định cư ở Iran trong thế kỷ 11 và 12 - đã sinh sống trong những sa mạc khô cằn ở phía tây nam Iran trong vài trăm năm. Hàng năm, họ di chuyển cùng những đàn dê và cừu từ cao nguyên ở phía bắc thành phố Shiraz tới những đồng cỏ thấp hơn gần Vịnh Persian.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-2
Ghazal và vợ ông, Tarkkenaz, sống khoảng nửa năm gần Koohmare Sorkhi - một làng cách thành phố Shiraz khoảng 50 km. Giống như nhiều người Qashqai, họ không chịu từ bỏ lối sống truyền thống của tổ tiên trong nhiều thế kỷ qua. 
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-3
 Chính quyền Iran từng nhiều lần cố gắng đưa sắc tộc thiểu số, với số dân chỉ khoảng 400.000, hòa nhập với xã hội. Song người Qashquai luôn chống lại và tự hào vì họ vẫn là bộ tộc mạnh mẽ và độc lập.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-4
 Trước đây Ghazal từng là giáo viên dạy tiếng Farsi cho trẻ em du mục trong 30 năm. Do bộ tộc không còn giáo viên, các gia đình chỉ còn hai lựa chọn: Để con thất học hoặc đưa chúng tới các trường trong thành phố - nơi đa số chúng sẽ ở lại sau khi tốt nghiệp.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-5
 Trong nhiều thế kỷ, người Qashqai nổi tiếng với nghề dệt thảm và những sản phẩm bằng len. Đồ len của họ mềm và có màu sắc đẹp hơn so với những sản phẩm len từ các vùng khác ở Iran.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-6
 Thanh niên Qashqai cảm thấy họ mắc kẹt giữa khát vọng hòa nhập xã hội hiện đại và lòng trung thành với bộ tộc. Nhiều thanh niên muốn tới các thành phố để học nghề và lập nghiệp.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-7
 Một đám cưới diễn ra trong lều của người Qashqai. Người Qashqai theo đạo Hồi, song họ không hề giống với những tín đồ Hồi giáo khác ở Iran. Họ tuân thủ nghi thức Hồi giáo trong đám cưới và tang lễ, song không cầu nguyện hàng ngày, không nhịn ăn trong tháng lễ Ramadan.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-8
Vì sống du mục nên các gia đình của bộ tộc Qashqai sống tách biệt trong phần lớn thời gian trong năm. Họ luôn tận dụng các sự kiện như lễ hội, cuộc thi để được gần nhau. 
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-9
Lối sống truyền thống của người Qashqai đang phai tàn khá nhanh. Lớp người già cảm thấy truyền thống và di sản văn hóa của bộ tộc không còn đủ hấp dẫn để giữ chân thanh niên ở lại quê hương. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới