Bộ tộc kỳ lạ, cứ 7 năm đổi tên con một lần

Ẩn sâu trong cánh rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil, bộ tộc Pirahã vẫn duy trì cuộc sống giản dị bất ngờ. Họ chỉ ngủ tầm 20 phút mỗi ngày, cứ 7 năm lại đổi tên con một lần.

Pirahã, hiện có tổng dân số khoảng 800 người, là phân nhóm duy nhất còn sót lại của người Mura tại rừng rậm nhiệt đới Amazon ở Brazil.
Bộ tộc Pirahã không sử dụng số đếm và không có bất cứ tài liệu ghi chép hay câu chuyện cổ nào về lịch sử tồn tại của họ. Trong ngôn ngữ, họ không có các từ chỉ màu sắc mà chỉ độ sáng hoặc tối, còn từ ngữ chỉ số lượng chỉ mang tính ước chừng như “nhiều”, “một ít” hoặc số lượng không vượt quá 2.
Bo toc ky la, cu 7 nam doi ten con mot lan
Trẻ em Pirahã cứ 7 năm lại được đổi tên một lần. Ảnh: The Guardian. 

Về mặt tổ chức xã hội, người Pirahã không có sự phân cấp phức tạp, chủ yếu xoay quanh các mối quan hệ trong gia đình, cha mẹ, anh chị em. Trong gia đình, anh chị em không chia thứ bậc.

Trong cộng đồng, người Pirahã không có tư hữu, không có luật pháp và không trộm cắp, vì kẻ trộm không bao giờ xuất hiện. Trẻ em trong gia đình được sống gần thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá và động vật thay cho những đồ chơi. Cứ 7 năm, trẻ con lại được đổi tên một lần.

Cuộc sống của người Pirahã không tồn tại những luật lệ hà khắc hay ép buộc người khác, họ vui vẻ hát hò, nhảy múa cùng nhau, dựng các túp lều đơn giản để ở và làm nơi cất giữ dụng cụ lao động. Họ nấu ăn đơn giản, không dự trữ quá nhiều thực phẩm. Người Pirahã buôn bán các loại hạt để lấy hàng tiêu dùng hoặc dụng cụ như dao rựa, thuốc súng, sữa bột, đường, rượu whisky,…

Đặc biệt, người Pirahã ngủ rất ít, hiếm khi ngủ cả đêm và thường chỉ chợp mắt khoảng 15-20 phút, nhiều nhất là khoảng 2 tiếng đồng hồ kể cả ngày và đêm. Người Pirahã sống cho hiện tại, họ không quan tâm hay lo lắng nhiều về quá khứ hay tương lai. Chính vì vậy, họ cũng được xem là bộ tộc sống hạnh phúc nhất thế giới.

Bo toc ky la, cu 7 nam doi ten con mot lan-Hinh-2
Bộ tộc Pirahã dùng xuồng di chuyển trên sông. Ảnh: The New York Times.

Bộ tộc Pirahã kiếm sống chủ yếu bằng việc săn bắt và hái lượm - hình thức giản đơn nhất của xã hội loài người. Họ di chuyển bằng xuồng trên sông Maici.

Nam giới Pirahã mặc áo phông và quần short mà họ nhận được từ các thương nhân, còn phụ nữ Pirahã thì tự may váy cotton trơn để mặc.

Bộ lạc Pirahã có thể nhớ tên và đặc điểm của hàng ngàn loài thực vật và động vật quanh khu vực sinh sống của họ. Thế nhưng, khi được yêu cầu vẽ một người, động vật, cây hoặc sông, thì họ chỉ vẽ những đường đơn giản.

Bo toc ky la, cu 7 nam doi ten con mot lan-Hinh-3
Bộ tộc Pirahã sống ven bờ sông với những chòi lá tạm bợ, kiếm ăn bằng việc săn bắt và hái lượm. Ảnh: ArcGIS StoryMaps.
Ngôn ngữ Pirahã chỉ có 3 nguyên âm và 7 phụ âm. Theo một nghiên cứu của Đại học Oslo ở Na Uy, một người không thuộc bộ lạc Pirahã nếu có trí nhớ ở mức trung bình thì phải mất 10 năm mới có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pirahã.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ bộ lạc không có đàn ông, phụ nữ sinh con theo cách lạ

Phong tục xăm mặt kỳ lạ của bộ tộc ở Myanmar

Những người phụ nữ của ba bộ tộc Chin, Magan và Muun ở phía tây nam Myanmar, có phong tục xăm mặt như một biểu tượng của cái đẹp.

Phong tục xăm mặt kỳ lạ của bộ tộc ở Myanmar
Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar

Thời xưa, các người phụ nữ lớn tuổi của bộ tộc Chin, Magan và Muun ở phía tây nam Myanmar coi phong tục xăm mặt như là một biểu tượng của vẻ đẹp.

Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar-Hinh-2
Mỗi hình xăm trên khuôn mặt đều mang một biểu tượng riêng.
Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar-Hinh-3
Hình xăm trên khuôn mặt của phụ nữ bộ tộc Chin không nổi bật bằng hình xăm của phụ nữ dân tộc Muun và Magan.
Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar-Hinh-4
Được biết, phong tục kỳ lạ này bắt nguồn từ thế kỷ thứ 11 khi các thiếu nữ xăm mặt để tránh bị vua chúa bắt làm nô lệ.
Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar-Hinh-5
Các hình xăm khiến phụ nữ trở nên kỳ dị.
Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar-Hinh-6
Cận cảnh một hình xăm trở thành một biểu tượng của vẻ đẹp.
Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar-Hinh-7
Cụ bà Pa Late phải mất 3 ngày mới xăm thành công gương mặt toàn màu đen.
Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar-Hinh-8
Phụ nữ dân tộc Chin có hình xăm nhỏ và tinh tế hơn.
Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar-Hinh-9
Hình xăm trên khuôn mặt được làm bằng hỗn hợp mỡ lợn, mật bò và một số loài cây ở địa phương.
Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar-Hinh-10
Hầu hết những người phụ nữ lớn tuổi ở đây đều sở hữu một chiếc tẩu trên tay.
Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar-Hinh-11
Cuộc sống của họ nơi đây chỉ xoay quanh việc lấy nước và thực phẩm.
Phong tuc xam mat ky la cua bo toc o Myanmar-Hinh-12
Ngày nay, thế hệ trẻ không còn thực hiện phong tục này do chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm và phạt nặng. Ảnh: IT. 

Cuộc sống bộ tộc săn bắn cuối cùng ở Trung Quốc

Ewenki, được mệnh danh là "người dân trên núi", là bộ tộc săn bắn cuối cùng ở Trung Quốc và là nhóm dân tộc thiểu số duy nhất nuôi tuần lộc ở quốc gia này.

Cuộc sống bộ tộc săn bắn cuối cùng ở Trung Quốc
Cuoc song bo toc san ban cuoi cung o Trung Quoc

Những người bộ tộc Ewenki cưỡi ngựa băng qua đồng cỏ, nuôi tuần lộc và làm đồ thủ công từ tài nguyên thiên nhiên.

Cuoc song bo toc san ban cuoi cung o Trung Quoc-Hinh-2
Được mệnh danh là “bộ tộc săn bắn cuối cùng”, bộ tộc Reindeer Ewenki sống ở thị trấn dân tộc Aoluguya Ewenki, thành phố Genhe, khu tự trị Nội Mông cũng là tộc người duy nhất ở Trung Quốc nuôi tuần lộc và bảo tồn văn hóa tuần lộc.
Cuoc song bo toc san ban cuoi cung o Trung Quoc-Hinh-3
Họ sống trong tự nhiên và làm bạn với thiên nhiên. Tính đến năm 2021, chỉ có hơn 30.000 người Ewenki ở Trung Quốc.
Cuoc song bo toc san ban cuoi cung o Trung Quoc-Hinh-4
Ba trăm năm trước, người Ewenki du hành về phía nam từ hồ Baikal. Khi đi đến Khu tự trị Nội Mông phía bắc Trung Quốc, họ bị mê hoặc bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào ở đó và quyết định định cư.
Cuoc song bo toc san ban cuoi cung o Trung Quoc-Hinh-5
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của nền văn minh hiện đại, những yếu tố văn hoá của tộc người Ewenki đang chịu tác động mạnh mẽ.
Cuoc song bo toc san ban cuoi cung o Trung Quoc-Hinh-6
Ngày nay, chỉ có khoảng 30 người đại diện cho thế hệ cuối cùng của người Ewenki, một số rất nhỏ trong đó vẫn duy trì lối sống tương đối nguyên thủy và tự nhiên. Họ là một phần quan trọng của nền văn hóa Pan-Arctic Circle. 
Cuoc song bo toc san ban cuoi cung o Trung Quoc-Hinh-7
Người Ewenki sống trong núi sâu và rừng rậm. Lối sống của họ là bán du mục - không có nơi cư trú cố định.
Cuoc song bo toc san ban cuoi cung o Trung Quoc-Hinh-8
Ngôi nhà hình nón được bao quanh bằng vỏ cây bạch dương này là ngôi nhà tạm thời của Evenki sống trong rừng.
Cuoc song bo toc san ban cuoi cung o Trung Quoc-Hinh-9
Chăn nuôi tuần lộc và săn bắn truyền thống gắn liền với cuộc sống tự cung tự cấp của người Ewenki trong rừng núi. Họ ăn thịt động vật, mặc áo da động vật và sống trong rừng.
Cuoc song bo toc san ban cuoi cung o Trung Quoc-Hinh-10
Người Ewenki không thể sống thiếu tuần lộc. Quần áo, giày, mũ và đệm da ở Cuoluozi nơi họ sống đều được làm từ da tuần lộc.
Cuoc song bo toc san ban cuoi cung o Trung Quoc-Hinh-11
Họ lớn lên với loại sữa tuần lộc giàu dinh dưỡng. Thức ăn chủ yếu của họ là thịt khô và sữa tuần lộc ăn kèm với bánh mì. Ảnh: IT. 

Kỳ lạ bộ tộc sống trên cây duy nhất trên thế giới

Bộ tộc Korowai nằm ở phía Đông Nam Papua, Indonesia, sinh sống ở những ngôi nhà được xây dựng chót vót trên ngọn cây, cách mặt đất khoảng từ 6-12 mét, cao nhất là 35 mét.

Kỳ lạ bộ tộc sống trên cây duy nhất trên thế giới
Ky la bo toc song tren cay duy nhat tren the gioi

Người Korowai sống cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài, lần đầu tiên được phát hiện ra bởi nhà truyền giáo người Hà Lan vào những năm 1970.

Ky la bo toc song tren cay duy nhat tren the gioi-Hinh-2
Theo cuộc điều tra dân số Indonesia, bộ tộc sống trên cây này có gần 3.000 thành viên sinh sống rải rác trong khắp các cánh rừng ở Papua.
Ky la bo toc song tren cay duy nhat tren the gioi-Hinh-3
Bộ tộc Korowai giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng và thường chỉ là những tiếng la hét, tiếng hú, tín hiệu khói, đánh dấu đường mòn và khả năng đọc dấu chân... Trong gần 3.000 người, chỉ có một số người Korowai có thể đọc và viết được. 
Ky la bo toc song tren cay duy nhat tren the gioi-Hinh-4
Ở trong rừng rậm nên cuộc sống của họ không khác là bao so với thời nguyên thủy. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bộ tộc này từng có tục săn đầu người và ăn thịt đồng loại.
Ky la bo toc song tren cay duy nhat tren the gioi-Hinh-5
Nạn nhân của họ thường là những kẻ thù ở các bộ tộc lân cận bị thương nặng sau những trận chiến, hoặc chính những người trong bộ tộc Korowai cũng có nguy cơ bị giết lấy thịt khi bị nghi là... phù thủy.
Ky la bo toc song tren cay duy nhat tren the gioi-Hinh-6
Điểm đặc biệt của bộ tộc này là họ thường làm nhà trên những cây có độ cao cách mặt đất từ 6 – 25 m và thậm chí 50m để để tránh các bộ tộc đối địch cũng như thú dữ. 
Ky la bo toc song tren cay duy nhat tren the gioi-Hinh-7

Một ngôi nhà thường là nơi cư ngụ của 15 người. Đôi khi, họ phải dùng cọc chống để nơi ở thêm chắc chắn. Họ quan niệm người chết có thể trở về ngôi nhà bất kỳ khi nào.

Ky la bo toc song tren cay duy nhat tren the gioi-Hinh-8
Không chỉ có người thân trong gia đình, những con vật nuôi cũng được người Korowai mang lên cho sống chung như những thành viên trong nhà. Thông thường, một ngôi nhà sẽ có tuổi thọ khoảng 5 năm.
Ky la bo toc song tren cay duy nhat tren the gioi-Hinh-9
Những ngôi nhà xây bằng cành cây dễ cháy, vì vậy, khu vực nấu ăn được người Korowai thiết kế đặc biệt, nằm phía dưới ngôi nhà, trên mặt đất và có khoảng cách xa.
Ky la bo toc song tren cay duy nhat tren the gioi-Hinh-10
Người dân bộ lạc ăn mặc rất gần người nguyên thủy khi sử dụng lá cây làm quần áo.
Ky la bo toc song tren cay duy nhat tren the gioi-Hinh-11
Bột cọ Sago và ấu trùng là món ăn ưa thích của người Korowai. Ảnh: IT, DM. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.