Bộ tộc 2 vạn năm tuổi đối diện nguy cơ bị đồng hóa

Tộc người San, được chứng minh là hậu duệ của những người thông minh đầu tiên trên hành tinh đang đối mặt nguy cơ bị đồng hóa.

Bộ tộc 2 vạn năm tuổi đối diện nguy cơ bị đồng hóa
Theo CNN, San là tộc người ở Nam Phi, qua quá trình xác minh ADN đã chứng minh được là những người thông minh đầu tiên trên Trái đất, xuất hiện từ cách đây 20.000 năm. Hiện nay, nền văn hóa truyền thống và các di sản của tộc người San đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.
Không chỉ Nam Phi, tộc người San còn sống rải rác ở Botswana, Angola và Namibia, họ sống du canh du cư qua hàng thiên nhiên kỷ qua mà không hề gặp phải khó khăn nào.
Bo toc 2 van nam tuoi doi dien nguy co bi dong hoa
Người dân bộ tộc San đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng văn hóa. 
Bihela Sekere, một người San ở Botswana từng sống và làm việc tại London cho biết: "Văn hóa là điều gì có có thể bị hủy hoại và chúng ta cần hiểu rằng văn hóa rất đa dạng, biến động".
Sekere khi còn nhỏ kiếm sống bằng săn bắn và hái lượm như ông cha mình. Tuy nhiên, năm 1997, chính phủ Botswana quyết định đưa người San ra khỏi các khu bảo tồn, một phần để bảo vệ hệ sinh thái, một phần giúp họ hòa nhập với cộng đồng. Ở những ngôi làng định cư, các văn hóa và lối sống của người San đang ngày càng khó khăn hơn để duy trì.
Bo toc 2 van nam tuoi doi dien nguy co bi dong hoa-Hinh-2
Những bức tranh trên vách đá có niên đại hàng ngàn năm của tộc người San. 
Sekere giải thích: "Một số trẻ em người San được đưa đến trường và có thể sẽ bị mất hẳn các văn hóa truyền thống của cha ông vì được dạy những điều khác lạ. Trước tiên là ngôn ngữ, thay vì tiếng dân tộc, những đứa trẻ phải học tiếng Anh để có thể theo học văn hóa, điều đó sẽ gây ra khó khăn cho chúng".
Ngoài ra, những điệu nhảy truyền thống của người San cũng có thể biến mất nếu những đứa trẻ tiếp cận với âm nhạc hiện đại hay mạng xã hội qua các thiết bị di động thông minh.
Tuy nhiên, hy vọng duy trì nền văn hóa độc đáo này vẫn chưa hết hoàn toàn khi nhiều nghệ sỹ, chuyên gia về lịch sử, văn hóa sẵn sàng tìm mọi biện pháp để bảo tồn, phát huy nó. Trong đó có thể kể đến các dự án bảo tồn những bức tranh trên vách đá có lịch sử hàng ngàn năm của người San.
>>> Mời quý độc giả xem video Hầm bí mật của biệt động Sài Gòn (nguồn VTV):

Cuộc sống của bộ tộc du mục chối bỏ xã hội hiện đại

Trong nhiều thế kỷ, một bộ tộc du mục ở Iran tồn tại bằng công việc chăn thả gia súc trên các đồng cỏ. Họ không hòa nhập xã hội hiện đại.

Cuộc sống của bộ tộc du mục chối bỏ xã hội hiện đại
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai
 Bộ tộc du mục Qashqai ở Iran - một nhánh của người Turk từ Trung Á định cư ở Iran trong thế kỷ 11 và 12 - đã sinh sống trong những sa mạc khô cằn ở phía tây nam Iran trong vài trăm năm. Hàng năm, họ di chuyển cùng những đàn dê và cừu từ cao nguyên ở phía bắc thành phố Shiraz tới những đồng cỏ thấp hơn gần Vịnh Persian.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-2
Ghazal và vợ ông, Tarkkenaz, sống khoảng nửa năm gần Koohmare Sorkhi - một làng cách thành phố Shiraz khoảng 50 km. Giống như nhiều người Qashqai, họ không chịu từ bỏ lối sống truyền thống của tổ tiên trong nhiều thế kỷ qua. 
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-3
 Chính quyền Iran từng nhiều lần cố gắng đưa sắc tộc thiểu số, với số dân chỉ khoảng 400.000, hòa nhập với xã hội. Song người Qashquai luôn chống lại và tự hào vì họ vẫn là bộ tộc mạnh mẽ và độc lập.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-4
 Trước đây Ghazal từng là giáo viên dạy tiếng Farsi cho trẻ em du mục trong 30 năm. Do bộ tộc không còn giáo viên, các gia đình chỉ còn hai lựa chọn: Để con thất học hoặc đưa chúng tới các trường trong thành phố - nơi đa số chúng sẽ ở lại sau khi tốt nghiệp.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-5
 Trong nhiều thế kỷ, người Qashqai nổi tiếng với nghề dệt thảm và những sản phẩm bằng len. Đồ len của họ mềm và có màu sắc đẹp hơn so với những sản phẩm len từ các vùng khác ở Iran.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-6
 Thanh niên Qashqai cảm thấy họ mắc kẹt giữa khát vọng hòa nhập xã hội hiện đại và lòng trung thành với bộ tộc. Nhiều thanh niên muốn tới các thành phố để học nghề và lập nghiệp.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-7
 Một đám cưới diễn ra trong lều của người Qashqai. Người Qashqai theo đạo Hồi, song họ không hề giống với những tín đồ Hồi giáo khác ở Iran. Họ tuân thủ nghi thức Hồi giáo trong đám cưới và tang lễ, song không cầu nguyện hàng ngày, không nhịn ăn trong tháng lễ Ramadan.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-8
Vì sống du mục nên các gia đình của bộ tộc Qashqai sống tách biệt trong phần lớn thời gian trong năm. Họ luôn tận dụng các sự kiện như lễ hội, cuộc thi để được gần nhau. 
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-9
Lối sống truyền thống của người Qashqai đang phai tàn khá nhanh. Lớp người già cảm thấy truyền thống và di sản văn hóa của bộ tộc không còn đủ hấp dẫn để giữ chân thanh niên ở lại quê hương. 

Chùm ảnh bộ tộc Wakhi cách biệt với thế giới bên ngoài

(Kiến Thức) - Gần 12.000 người thuộc bộ tộc du mục Wakhi sống ngàn đời ở dải đất cao 4.500m trên mực nước biển, hẻo lánh và hầu như xa lánh thế tục.

Chùm ảnh bộ tộc Wakhi cách biệt với thế giới bên ngoài
Chum anh bo toc Wakhi cach biet voi the gioi ben ngoai
Cô gái thuộc bộ tộc du mục Wakhi đứng trên tảng đá khi nhìn xuống dải đất khô cằn ở Afghanistan, nằm giữa Tajikistan và Pakistan. 

Lực lượng Iraq giải phóng 100 làng mạc gần Mosul

(Kiến Thức) - Các lực lượng Iraq đã giành lại quyền kiểm soát 100 làng mạc gần Mosul kể từ khi mở chiến dịch giải phóng thành phố này khỏi tay phiến quân IS.

Lực lượng Iraq giải phóng 100 làng mạc gần Mosul
Người phát ngôn của lực lượng tình nguyện Hashd al-Shaabi, Ahmad al-Assadi, ngày 30/10 cho hay các lực lượng quân sự Iraq đã giành lại quyền kiểm soát 100 ngôi làng gần thành phố Mosul, nơi được coi là thủ phủ của phiến quân IS suốt hai năm qua.
Các lực lượng Iraq đã giải phóng 100 làng mạc gần Mosul khỏi tay phiến quân IS. Ảnh: Fars News.
Các lực lượng Iraq đã giải phóng 100 làng mạc gần Mosul khỏi tay phiến quân IS. Ảnh: Fars News.

Đọc nhiều nhất

Tin mới