Bổ như nhân sâm cũng có tác dụng phụ

Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Người bị dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở, ngứa, phát ban..., phản ứng nặng có thể gây tử vong.

Bổ như nhân sâm cũng có tác dụng phụ

Bo nhu nhan sam cung co tac dung phu

Tác dụng khi dùng nhân sâm

Giảm căng thẳng tâm thần

Nhân sâm là dược liệu có thể cải thiện giúp con người tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi. Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược thay thế các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khi một người đang phải trải qua tình trạng căng thẳng tinh thần quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra những các vấn đề sức khỏe khác. Nhân sâm có thể giúp bạn cân bằng lượng adrenaline trong cơ thể.

Giảm mệt mỏi

Vai trò của adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm làm thay đổi sinh lý trong cơ thể để thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc mệt mỏi hoặc lao động quá sức.

Tăng khả năng chịu đựng

Nhân sâm được coi là thuốc bổ vì có thể cải thiện khả năng chịu đựng và được dùng phổ biến ở vận động viên. Trong thực tế, một vận động viên cần phải duy trì được thể lực ở mức cao và nhân sâm có thể trợ giúp hữu hiệu cho vận động viên đang tham gia thi đấu.

Kích thích hệ thống miễn dịch và thần kinh

Tác dụng nhân sâm là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia cho rằng nhân sâm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc tính Adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm có tác dụng kích thích sự trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi. Nhân sâm cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

Điều trị bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng cách sử dụng các chế phẩm từ nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên sử dụng cùng một lúc thuốc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức quá thấp. Trước khi sử dụng nhân sâm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.

Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư

Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có khả năng bị ức chế bởi nhân sâm. Theo những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào và làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.

Giảm nồng độ cholesterol

Trong một số nghiên cứu gần đây, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các nhà khoa học chứng minh rằng thành phần ginsenosides chứa trong nhân sâm hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Bo nhu nhan sam cung co tac dung phu-Hinh-2

Những tác dụng phụ đáng sợ của nhân sâm

Nguy hiểm cho phụ nữ có thai và cho con bú

Nhân sâm không an toàn cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Sử dụng nhân sâm trong khi mang thai thậm chí có thể dẫn đến sẩy thai và dị tật bẩm sinh phụ nữ cho con bú cũng nên tránh nó vì nó có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh

Mất ngủ, nhức đầu và buồn nôn

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của nhân sâm bao gồm rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ đau đầu buồn nôn và rối loạn tiêu hóa Những tác dụng phụ không nghiêm trọng, nhưng chắc chắn có thể gây ra rất nhiều khó chịu. Do vậy nếu bạn gặp phải trường hợp này nên dừng sử dụng chúng lại.

Hạ đường huyết

Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho lượng đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc không nên sử dụng nhân sâm vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ.

Viêm mạch máu

Liều cao của nhân sâm có thể gây viêm các mạch máu trong não, có thể dẫn đến đột quỵ sốt nhức đầu

Huyết áp

Tác dụng của nhân sâm trên huyết áp đang gây tranh cãi vì nó có thể dẫn đến giảm huyết áp hoặc tăng huyết áp Những người đang gặp các vấn đề huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhân sâm để tránh bất kỳ tác dụng phụ nào nguy hiểm cho cơ thể.

Dị ứng

Với những người bị dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở ngứa phát ban phản ứng nặng có thể gây tử vong Do vậy bạn hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng với loại thảo dược này.

Ức chế đông máu

Nhân sâm ức chế đông máu vì nó hoạt động như chất làm loãng máu hoặc chống đông. Nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu. Nên tránh dùng nhân sâm trước khi phẫu thuật. Những người gặp vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhân sâm.

Vấn đề về tim

Nhân sâm làm tăng nhịp tim và huyết áp của cơ thể chúng có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh tim từ trước. Với những người có vấn đề về tim hoặc cấp cao huyết áp hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim không nên dùng nhân sâm trước khi tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác hại đáng tiếc xảy ra.

Tâm thần phân liệt

Liều cao nhân sâm có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Sử dụng nhân sâm với thuốc chống loạn thần có thể làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.

Các tác dụng phụ khác

Việc sử dụng nhân sâm kéo dài có thể dẫn đến rối loạn chảy máu phù nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực thị lực giảm, ngứa khô miệng và môi.

Nhân sâm rất tốt cho sức khỏe Bài viết này không phải để bạn tránh xa nhân sâm. Điều quan trọng là phải nhớ rằng tiêu thụ loại thảo dược này với số lượng vừa phải, phù hợp với cơ thể.

Bo nhu nhan sam cung co tac dung phu-Hinh-3

Cách xử lý khi bị ngộ độc hoặc tác dụng phụ của nhân sâm

Nếu chỉ bị ngộ độc nhẹ hoặc gặp các phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, chỉ cần ngưng dùng nhân sâm là các triệu chứng xấu sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất. Bạn có thể nấu nước củ cải hoặc hạt củ cải uống để cơ thể đào thải độc tố nhanh hơn.

Trường hợp nặng, bấm điện thoại gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhờ người thân đưa đến phòng cấp cứu gần nhất để được nhanh chóng xử lý. Việc chậm trễ có thể khiến tình trạng chuyển biến xấu gây nguy hiểm cho tính mạng.

Bo nhu nhan sam cung co tac dung phu-Hinh-4

Một số lưu ý khác khi sử dụng nhân sâm

Tránh lạm dụng quá mức khiến nhân sâm từ vị thuốc đại bổ trở thành thuốc độc gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Tham vấn ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng để được tư vấn liều lượng phù hợp nhất với thể trạng, tình hình sức khỏe của bạn.

Nên mua nhân sâm ở những đại lý uy tín để đảm bảo mua được sâm có xuất xứ rõ ràng và có chất lượng tốt.

 
 

Dùng nhân sâm bồi bổ theo cách này, cô gái chuốc họa vào thân

Uống trà nhân sâm suốt ba tháng để bồi bổ cơ thể, cô gái thấy kinh nguyệt biến mất rồi lại rong huyết dài ngày, cơ thể suy kiệt.

Dùng nhân sâm bồi bổ theo cách này, cô gái chuốc họa vào thân
Mới đây, bác sĩ y học cổ truyền người Trung Quốc - Khang Hàm Tinh đã chia sẻ về một trường hợp bệnh dùng nhân sâm để bồi bổ cơ thể không đúng cách, cuối cùng tự hại chính mình.

Nhân sâm đại bổ nhưng có thể là "thuốc độc" với những người sau

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải ai cũng thể dùng được và dùng tốt. Với một số đối tượng sau đây, dùng nhân sâm có thể hại sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.

Nhân sâm đại bổ nhưng có thể là "thuốc độc" với những người sau

Nhan sam dai bo nhung co the la

Công dụng của nhân sâm

Thứ mọc dại ở Việt Nam tưởng bỏ đi lại là sâm cực hiếm

Đây là một loại sâm quý hiếm, được tìm thấy trên dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Thứ mọc dại ở Việt Nam tưởng bỏ đi lại là sâm cực hiếm
Thu moc dai o Viet Nam tuong bo di lai la sam cuc hiem
 Loại sâm quý này có tên là tiết trúc nhân sâm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.