Bộ ngành vẫn cãi nhau: Uber ung dung hưởng lợi

Là ngành nghề kinh doanh mới tại Việt Nam, dịch vụ kết nối vận tải Uber đang gây nhiều ý kiến trái chiều từ các cơ quan chức năng.

Kinh doanh vận tải hay cung cấp công nghệ?
Đang có hai luồng ý kiến xoay quanh lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kết nối vận tải Uber tại Việt Nam.
Ý kiến thứ nhất coi Uber là nhà cung cấp dịch vụ vận tải, dựa trên nhận định sau: Uber tự quyết định giá cước và trực tiếp thanh toán, xuất biên lai thu tiền cho khách hàng. Đơn vị này chỉ thuê lại các tổ chức các nhân có đăng ký kinh doanh, hoặc không có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách để cung cấp dịch vụ vận tải. Sau khi thu 100% tiền cước, theo định kỳ, Uber mới chuyển trả cho các đối tác vận tải của mình. Như vậy, đây chính là DN cung cấp dịch vụ vận tải.
Ý kiến thứ hai coi Uber là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động vận tải. Những người theo ý kiến này đưa ra lý luận: Uber không trực tiếp có hợp đồng với các lái xe và vận hành mạng lưới xe, mà chỉ cung cấp giải pháp công nghệ, dựa trên nền tảng thiết bị di động, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động.
Uber là nhà cung cấp dịch vụ vận tải hay là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động vận tải?
 Uber là nhà cung cấp dịch vụ vận tải hay là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động vận tải?
Xác định Uber là DN cung cấp dịch vụ vận tải, không phù hợp, vì Uber không đủ điều kiện để được cấp phép theo quy định của Luật Giao thông vận tải.
Trong khi các cơ quan như UBND TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM và một vài cơ quan khác nghiêng về ý kiến thứ nhất, coi Uber là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, thì các bộ: KH-ĐT, Công Thương, GTVT, Thông tin Truyền thông, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)... lại nghiêng về ý kiến thứ hai.
Ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng ban thường trực Ban cải cách Thuế, cho biết, qua tìm hiểu, phía cơ quan thuế nhận thấy, Uber có thỏa thuận hợp tác với các tổ chức cá nhân tại Việt Nam, cung cấp giải pháp công nghệ tự động tính cước và thu tiền hộ thông qua thẻ tín dụng.
Các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ vận tải, hai bên thỏa thuận chia sẻ doanh thu theo tỷ lệ Uber hưởng 20% và đơn vị vận tải hưởng 80%. Doanh thu của phía Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn, nên xét về bản chất kinh doanh, việc nhận định Uber là nhà cung cấp dịch vụ vận tải là không phù hợp.
Tổng cục Thuế đã đề nghị Cục thuế TP.HCM, hướng dẫn đại lý thuế của Uber kê khai thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp (ảnh minh họa - Zing).
 Tổng cục Thuế đã đề nghị Cục thuế TP.HCM, hướng dẫn đại lý thuế của Uber kê khai thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp (ảnh minh họa - Zing).
Thu thuế ra sao hay chịu mất trắng?
Các ý kiến cho Uber là nhà cung cấp dịch vụ vận tải, cho rằng, Uber tại Hà Lan nhận 100% tiền cước, sau đó theo định kỳ họ mới chuyển trả cho các đối tác ở Việt Nam. Theo quy định của luật hiện hành, bên nào nhận tiền và chi trả thu nhập, bên đó có trách nhiệm phải kê khai và nộp thuế.
Hiện Uber Việt Nam mới kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp về phần chi phí quản lý mà bên Uber Hà Lan trả cho họ và thuế thu nhập cá nhân phát sinh. Đến nay, Uber Hà Lan chưa kê khai thuế theo quy định dù phía cơ quan thuế đã có văn bản gửi yêu cầu họ phải thực hiện nghĩa vụ thuế, tuy nhiên đến nay họ chưa có hồi đáp. Chính vì vậy, nhóm ý kiến này cho rằng, cơ quan thuế đang thất thu thuế với hoạt động kinh doanh của Uber.
Với phương án hai cho rằng, Uber đã được các đối tác vận tải tại Việt Nam kê khai và nộp thuế thay theo thỏa thuận giữa các bên. Do xác định chỉ hoạt động cung cấp giải pháp công nghệ và được tạm xếp vào loại hình kinh doanh khác, nên Uber chỉ phải kê khai nộp thuế trên 20% doanh thu được chia sẻ theo quy định của pháp luật.
Theo ông Nguyễn Quang Tiến, hiện Uber Hà Lan đã có thư ủy quyền cho Công ty PWC là đại lý thực hiện kê khai nộp thuế cho Uber tại Việt Nam. Phía Uber xác nhận nghĩa vụ kê khai thuế của Uber tại Việt Nam là phần doanh thu nhận được theo tỷ lệ thỏa thuận chia sẻ và Tổng cục Thuế đã đề nghị Cục thuế TP.HCM, hướng dẫn đại lý thuế của Uber kê khai thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp.
 
Tuy nhiên, những người theo ý kiến thứ nhất cho rằng, ngành thuế hiện chỉ mới nắm được “kẻ có tóc”, là các doanh nghiệp và HTX vận tải, có kê khai nộp thuế mà thôi. Trong khi đó, Uber có nhiều đối tác là xe cá nhân nhàn rỗi, không đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, tham gia hoạt động, nên ngành thuế thất thu lớn, bởi không thu được từ đối tượng này.
Về vấn đề này, ông Tiến cho biết, nếu cá nhân kinh doanh không đảm bảo điều kiện thì đó là kinh doanh trái phép. Phát hiện ra xe cá nhân tham gia mô hình này, không có giấy phép kinh doanh thì các nhân đó sẽ bị xử lý trách nhiệm và toàn bộ khoản thu nhập bất hợp pháp nêu trên sẽ phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
“Do đi xe phải sử dụng thẻ tín dụng, nên chúng tôi đang đề nghị các ngân hàng vào cuộc, để kiểm tra những cá nhân này. Ngoài ra, ngành thuế cũng mong muốn các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra và xử lý với những đối tượng này như TP.HCM trước đây đã làm”, ông Tiến nói.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, dịch vụ kết nối vận tải của Uber là ngành nghề kinh doanh mới tại Việt Nam, chưa được quy định trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được điều chỉnh bởi luật chuyên ngành. Ngành này cũng không thuộc danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, hay kinh doanh có điều kiện.
Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ trong vận tải được khuyến khích phát triển, cũng như các mô hình kinh doanh đổi mới, sáng tạo, đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân. Mô hình này sẽ trở thành xu hướng phát triển mạnh trên thế giới và Việt Nam, có thể lan tỏa sang các lĩnh vực khác như du lịch, khách sạn,...
Vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý là cần thiết, tuy nhiên để quản lý, đòi hỏi phải có tư duy mới và sự phối hợp đồng bộ của các ngành nhằm góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Khách nữ đi Uber X bị tung số điện thoại lên web khiêu dâm

Một nữ khách hàng suy sụp vì bị tung số điện thoại lên trang web khiêu dâm sau khi chấm tài xế Uber X "1 sao".

Một nữ khách hàng suy sụp sau khi số điện thoại bị tung lên trang web khiêu dâm sau khi đi Uber X. (Ảnh minh họa: AFP)
Một nữ khách hàng suy sụp sau khi số điện thoại bị tung lên trang web khiêu dâm sau khi đi Uber X. (Ảnh minh họa: AFP) 
Mới đây, một nữ hành khách của Uber X ở Hà Nội đã rất sốc và suy sụp khi số điện thoại của mình xuất hiện trên một trang web khiêu dâm sau khi đi taxi Uber X.
Cụ thể, theo nguồn tin từ Tri thức trẻ, một hành khách Uber X đã chia sẻ câu chuyện về việc một nữ khách đã bị trả thù sau khi đánh giá tài xế "1 sao" vì không hài lòng với thái độ phục vụ.
Được biết, tối 3/1, nữ hành khách - nạn nhân của Uber X gọi xe đi từ đường Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) về Đội Cấn. Tuy nhiên, lái xe đi lòng vòng và phải để khách chỉ đường.
Ngoài ra, trên đường đi, tài xế xe Uber tên Quốc Anh liên tục dùng Zalo chát thoại với nội dung khiêu dâm cùng bạn bè. Khó chịu với cách hành xử của tài xế, khi xuống xe, nữ hành khách trên đã chấm điểm 1 sao.
Tuy nhiên, đến ngày 4/1, nữ hành khách này liên tục nhân được điện thoại và tin nhắn lạ với nội dung mua dâm. Người này đã rất sốc, bị ngất và thậm chí phải nằm viện.
Nội dung hành khách tố tài xế taxi Uber. (Ảnh: Tri thức trẻ)
 Nội dung hành khách tố tài xế taxi Uber. (Ảnh: Tri thức trẻ)
Theo người anh của nữ khách trên, tài xế Quốc Anh đã thừa nhận việc chia sẻ số điện thoại của nạn nhân lên nhóm của các tài xế Uber vì dám chấm điểm 1 sao. Tuy nhiên, người này chối và đổ lỗi chia sẻ thông tin và số điện thoại của khách lên trang web khiêu dâm.
Vấn đề lộ thông tin khách hàng và sử dụng thông tin này vào các mục đích khác của tài xế Uber đã được phản ánh khá nhiều. Đây là vấn đề không mới nhưng vẫn chưa có các biện pháp xử lý triệt để.
Trước đó, Uber từng bị nhiều khách hàng phản ánh việc trừ tiền tự động khi chưa có sự đồng ý của chủ thẻ bởi các hành động như hủy xe vì muộn hoặc trừ tiền không rõ lý do.
Uber bị tố không tắt phần mềm, đi thêm lộ trình để đội thêm hóa đơn của khách hàng.
Uber bị tố không tắt phần mềm, đi thêm lộ trình để đội thêm hóa đơn của khách hàng. 
Cụ thể, theo Tiền Phong, 1 khách hàng tên Minh dùng Uber gọi xe. Sau 5 phút, người này không thấy xe nên đã gọi hãng khác và bị trừ 5.000 đồng.

Điểm những sự kiện Uber khiến khách hàng sốc toàn tập

(Kiến Thức) -  Hãng Uber được thành lập năm 2009 với tên gọi UberCab bởi Travis Kalanick và Garrett Camp. Từ khi ra đời, Uber đã có khá nhiều sự kiện gây sốc.

Uber tung dịch vụ taxi trực thăng

Hôm 17/1, giám đốc điều hành Airbus cho biết, hãng này sẽ hợp tác với Uber cung cấp thử nghiệm dịch vụ đặt chuyến bay trực tuyến thông qua ứng dụng trên điện thoại.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.