Phát triển ứng dụng hợp đồng điện tử an toàn trong kinh doanh

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2024, cả nước đã có hơn 490.000 hợp đồng điện tử được chứng thực với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp.

Ngày 15/10, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”.

Tham dự có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; đại diện: Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục thuế, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cùng với các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty TNHH FPT IS, Công ty TNHH Tổng công ty Công nghệ và Giải pháp CMC, Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom), Tổng Công ty viễn thông MobiFone…

Phat trien ung dung hop dong dien tu an toan trong kinh doanh
 Bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát biểu khai mạc diễn đàn.

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương thời gian qua luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình chuyển đổi số, thông qua việc triển khai các giải pháp chính sách nhằm phát triển thị trường thương mại điện tử cạnh tranh lành mạnh, xây dựng các hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực thích ứng với những xu thế kinh doanh và công nghệ mới. Thương mại điện tử đã và đang trở thành động lực chủ chốt trong nền kinh tế số, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 25% trong năm 2023 và dự kiến sẽ chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025.

Theo đó, luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử cũng đã đưa ra những quy định mang tính nền tảng để đảm bảo cho giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, trong đó có vấn đề chứng thực hợp đồng điện tử. Trong quá trình thực thi Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP) về thương mại điện tử, đã có 11 Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (gọi tắt là CeCA: VIETTEL, VNPT, FPT, CMC, VNPAY…) đã được xác nhận đăng ký để triển khai cung cấp dịch vụ này.

Phat trien ung dung hop dong dien tu an toan trong kinh doanh-Hinh-2
Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”.

Các Tổ chức CeCA cung cấp một hạ tầng số giúp doanh nghiệp, người dân sử dụng hợp đồng điện tử được bảo vệ bởi các công nghệ xác thực và tin cậy, hướng tới kết nối kỹ thuật và hỗ trợ các bên thứ 3 như cơ quan thuế, ngân hàng, các tổ chức tài chính và cơ quan giải quyết tranh chấp thực hiện các nghiệp vụ liên quan. Đồng thời đóng vai trò bảo vệ giá trị pháp lý cho hợp đồng điện tử và tạo niềm tin cho các bên tham gia, bao gồm cả người dân và doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê cho thấy, dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tính đến hết tháng 8/2024, là hơn 490.000 hợp đồng với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp, điều này là minh chứng cho sự phát triển tích cực của dịch vụ này.

Được biết, luật Giao dịch điện tử 2023, có hiệu lực từ tháng 7 năm nay, không chỉ đơn thuần là một quy định pháp lý mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho các công nghệ tiên tiến, như chữ ký số, dấu thời gian và định danh điện tử. Điều này cho thấy tầm nhìn xa của Chính phủ trong việc hiện đại hóa hệ thống giao dịch thương mại, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững.

Phat trien ung dung hop dong dien tu an toan trong kinh doanh-Hinh-3
 Lễ ký cam kết hợp tác thúc đẩy ứng dụng hợp đồng điện tử an toàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp tham gia đều đồng thuận cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách liên quan đến hợp đồng điện tử để giải quyết những khó khăn thực tế. Các vấn đề như chi phí cao, thủ tục phức tạp, và sự chấp nhận hạn chế từ các bên thứ ba (cơ quan thuế, ngân hàng…) vẫn là rào cản đáng kể.

Do đó, các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và các cơ quan chức năng sớm ban hành các văn bản liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật để hợp đồng điện tử có thể được chấp nhận bởi bên thứ ba cũng như tăng cường sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hợp đồng điện tử trở thành công cụ giao dịch phổ biến. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh mà còn thúc đẩy sự minh bạch, an toàn trong các giao dịch, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững trong môi trường kinh tế số...

Bất chấp rủi ro mua nhà, đất không sổ

Tài chính hạn hẹp nên bất chấp rủi ro mua nhà, đất không sổ là lựa chọn của nhiều người trong bối cảnh giá nhà tăng cao.

Bất chấp rủi ro vì giá rẻ

Từ đầu năm 2024, giá căn hộ tại Hà Nội đã tăng đột biến, trong khi nguồn cung nhà ở, đặc biệt là những căn hộ giá rẻ lại rất hạn chế. Điều này khiến cho những người có nhu cầu ở thực gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và mua sắm nhà. Nhiều gia đình có tài chính hạn hẹp đã lựa chọn mua nhà, đất chung sổ để an cư lạc nghiệp.

Ngôi nhà “tâm đắc” toàn gỗ của gia đình nhiều đời làm nghề mộc

Nhà phố hiện đại được gia chủ có nhiều đời làm nghề mộc đưa gỗ và nhiều cây xanh vào thiết kế mang lại không gian sống bình yên, mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên.

Ngôi nhà ở vùng nông thôn ăn đậm vào ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ trong gia đình. Khi chuyển sang cuộc sống đô thị, chủ nhà vẫn muốn giữ được những nét truyền thống đó trong ngôi nhà. Chủ nhà muốn giữ lại mái hiên, một trong những đặc điểm của kiến trúc nông thôn. Mái hiên như che chở, không gian có mái hiên là vùng đệm trước khi vào nhà.
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc
 Ngôi nhà hiện đại ấn tượng với mái hiên truyền thống.
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-2
 Mái hiên che nắng và mưa ở tầng 1. Đây là kiểu kiến trúc quen thuộc ở nông thôn.
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-3
 Chủ nhà tận dụng gỗ cũ để xây dựng nhà mới.
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-4
 Gỗ được tận dụng từ các công trình cũ để hoàn thiện kết cấu mái, cầu thang và đồ nội thất trong nhà.
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-5
 Gỗ mộc, không có bất kỳ lớp phủ bề mặt hóa học nào.
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-6
Không gian xanh được kết hợp khu vực sinh hoạt, tạo nên sự kết nối liền mạch giữa thiên nhiên. 
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-7
 
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-8
 Nhiều khoảng cây xanh quanh nhà, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-9
 
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-10
Vật liệu xây dựng từ địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo tính bền vững của công trình này. 
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-11
 Các phòng nội thất chủ đạo đều là gỗ mộc.
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-12
Các phòng thoáng và có cửa sổ đón ánh sáng mặt trời và gió tự nhiên. 
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-13
 
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-14
 
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-15
 
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-16
 
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-17
Các mái hiên mang đậm nét kiến trúc truyền thống ở các tầng. 
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-18
Bể bơi thư giãn trên tầng. 
Ngoi nha “tam dac” toan go cua gia dinh nhieu doi lam nghe moc-Hinh-19
 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.