Bộ mặt quân sự của “Con đường tơ lụa trên biển”

(Kiến Thức) - Theo tạp chí The Diplomat, kế hoạch “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc gắn liền với chiến lược quân sự “Chuỗi ngọc trai” nhằm khống chế Ấn Độ Dương.

Bộ mặt quân sự của “Con đường tơ lụa trên biển”
Cuối tháng 11, Bắc Kinh đã ký một hiệp định có thời hạn 10 năm với Djibouti nhằm thiết lập một căn cứ  Hải quân Trung Quốc (PLAN) làm nơi đồn trú và cung cấp hậu cần cho các tàu chiến tham gia các chiến dịch chống cướp biển ở ngoài  khơi Yemen. Theo tin tức báo chí, căn cứ hải quân ở khu vực Obock, gần với một tiền đồn nhỏ của Mỹ, được Trung Quốc thuê với giá 100 triệu USD/năm.
Bo mat quan su cua “Con duong to lua tren bien”
Cảng nước sâu của  Djibouti có thể cho tàu sân bay và loại tàu chiến lớn nhất của Trung Quốc như Type 071 LPD cập bến.  
Vì sao Trung Quốc đặt căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti?  
Thứ nhất, Djibouti là một nước tương đối ổn định ở Châu Phi và nằm sát tuyến đường thương mại chiến lược nối liền Kênh đào Suez với Ấn Độ Dương. Từ Djibouti, máy bay tuần tra biển lớp Shaanxi Y-8 của Trung Quốc có thể bao quát hầu hết Bán đảo Ả-rập. Bắc Phi và Trung Phi mà không cần tiếp nhiên liệu.
Thứ hai, cảng nước sâu của  Djibouti có thể cho tàu sân bay và loại tàu chiến lớn nhất của Trung Quốc như Type 071 LPD cập bến.
Thứ ba, việc thiết lập căn cứ hải quân ở Djibouti có ý nghĩa chiến lược do khu vực Obock nằm sát một căn cứ nhỏ duy nhất của Mỹ ở Châu Phi mà từ đó Washington có thể tiến hành các cuộc oanh kích bằng máy bay không người lái chống lại các phần tử khủng bố al-Shabaab and al- Qaeda.
Cuối cùng, trong nhiều tháng qua, Tổng thống Djibouti đã tự biến mình thành một trong những đồng minh  thân thiết nhất của Trung Quốc.
Chiến lược “Chuỗi ngọc trai”?
Từ lâu, giới học giả Trung Quốc và nước ngoài đã tranh luận gay gắt về việc liệu kế hoạch  “Một vành đai, một con đường” (OBOR) trị giá 140 tỷ USD có ẩn chứa những tham vọng quân sự. Không ít người cho rằng mục tiêu cuối cùng của “Con đường tơ lụa trên biển” là giúp Hải quân Trung Quốc tiếp cận một loạt các cảng từ Biển Đông đến bờ biển Đông Phi mang tên “Chuỗi ngọc trai”.
Bo mat quan su cua “Con duong to lua tren bien”-Hinh-2
Việc quân sự hóa các hải cảng do Trung Quốc chi phối ở nước ngoài có thể xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là "Chuỗi ngọc trai". 
“Chuỗi ngọc trai” này bao gồm các cảng Colombo (Sri Lanka), Gwadar (Pakistan), Chittagong (Bangladesh), đảo Maday (Myanmar) và cảng Victoria (Seychelles). Bắc Kinh khăng khăng nói rằng tất cả các khoản đầu tư vào các cảng nói trên là có động cơ kinh tế và là một phần của kế hoạch “Con đường tơ lụa trên biển”. Nhưng việc đưa Djibouti vào danh sách này đã bộc lộ tham vọng không chế Ấn Độ Dương cùng với Trung và Bắc Phi của Trung Quốc.
Với kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc-Châu Phi lên tới 300 tỷ USD trong năm 2015 và các khoản đầu tư khổng lồ cung cấp chỗ làm việc cho hơn 2 triệu lao động Trung Quốc, Bắc Kinh hiện chưa được “trang bị đầy đủ” để bảo vệ công việc kinh doanh ở Châu Phi. Nhiều công dân Trung Quốc đã bị nhóm khủng bố Boko Haram bắt cóc, bị sát hại ở Mali, bị bắt làm con tin ở Sudan và Ai Cập. Trên tất cả, Bắc Kinh vẫn còn ám ảnh bởi ký ức Libya, nơi Hải quân Trung Quốc phải thuê tàu chở khách và tàu chở hàng viễn dương sơ tán 35.800 công dân nước này làm việc ở đây.
Chính vì vậy mà Châu Phi đã nhanh chóng trở thành nơi Trung Quốc thể vai trò toàn cầu của nước này. Hồi đầu năm nay, Bắc Kinh đã lần đầu tiên gửi đơn vị lính chiến đầu tiên đến Nam Sudan để tham gia một sứ mạng của Liên Hợp Quốc và đóng vai trò trung gian hòa giải giữa các bên tham chiến. Việc khai trương căn cứ quân sự ở Djibouti xem ra phục vụ cho mục đích này.
Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn, việc Bắc Kinh tích hợp căn cứ hải quân Obock vào khuôn khổ “Con đường tơ lụa trên biển” đang phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng việc quân sự hóa các hải cảng do Trung Quốc chi phối ở nước ngoài có thể xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. Đây là một triển vọng đáng lo ngại đối với Mỹ và các nước đồng minh.

Ấn Độ ngán “chuỗi ngọc trai” Trung Quốc

Ấn Độ ngán “chuỗi ngọc trai” Trung Quốc
Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.
 Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.

Tờ Thời báo Ấn Độ cho rằng việc Pakistan đồng ý chuyển quyền quản lý hải cảng nước sâu Gwadar từ công ty trách nhiệm hữu hạn PSA International Pte của Singapore cho công ty Hải cảng nước ngoài của Trung Quốc là nằm trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh và có thể có những liên quan đến Ấn Độ.

Mỹ tìm cách gỡ bỏ “chuỗi ngọc trai” TQ ở Ấn Độ Dương

Mỹ tìm cách gỡ bỏ “chuỗi ngọc trai” TQ ở Ấn Độ Dương
Tổng thống Obama và Tổng thống Thein Sein.
 Tổng thống Obama và Tổng thống Thein Sein.

Những người ủng hộ cải thiện quan hệ Mỹ-Myanmar gọi chuyến thăm sắp tới là mốc quan trọng trong quan hệ song phương và là bằng chứng về sự hỗ trợ của Washington dành cho sự thay đổi dân chủ tại Myanmar. Những người phê phán thì nhấn mạnh thực tế là vi phạm nhân quyền tại Myanmar vẫn tiếp tục diễn ra cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mục tiêu địa chính trị quan trọng hơn của Mỹ là đưa Myanmar ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và đảm bảo cho Wasington một chỗ đứng trong khu vực chiến lược quan trọng này.

Không kích IS, Mỹ lãng phí 20.000 bom và tên lửa?

(Kiến Thức) - Tại sao Quốc hội Mỹ lại phải chi tiền để tăng thêm dự trữ tên lửa, khi 20.000 quả bom và tên lửa bị lãng phí trong chiến dịch không kích IS?

Không kích IS, Mỹ lãng phí 20.000 bom và tên lửa?
Hôm Thứ Năm tuần trước, tờ USA Today đăng một bài báo tiết lộ rằng kể từ tháng 8/2014, Không quân Mỹ đã sử dụng hơn 20.000 quả bom và tên lửa tấn công các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria. Chiến dịch không kích IS này đã làm cạn kiệt "các kho đạn dược” và buộc Không quân Mỹ phải ”lùng sục các loại vũ khí trên thế giới và phải kiếm tiền để mua chúng”.
My lang phi 20.000 bom va ten lua khong kich IS?
Chiến đấu cơ F-15E của Mỹ xuất kích ban đêm đánh IS.
Bài viết này cũng đăng tải lời than vãn của một nhà tư vấn công nghiệp quốc phòng về việc Quốc hội Mỹ “hạn chế chi tiêu quốc phòng" và khiến cho Lầu Năm Góc thiếu tên lửa trong kho dự trữ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.