Bộ lạc từng ăn thịt người, sống hoang dã và nguyên thủy nhất thế giới

Bộ lạc Korowai được tin là từng ăn thịt người để tiêu diệt các linh hồn ma quỷ.

Được phát hiện vào năm 1974, bộ lạc Korowai sống trong những ngôi nhà trên cây cao chót vót, phụ thuộc vào thiên nhiên tại các khu rừng rậm của tỉnh Papua, Indonesia. Với phong cách sống độc đáo và truyền thống văn hóa cổ đại, Korowai là một trong những bộ lạc sống hoang dã và nguyên thủy nhất thế giới.
Bo lac tung an thit nguoi, song hoang da va nguyen thuy nhat the gioi
 Những người đàn ông thuộc bộ lạc Korowai, Indonesia.
Nhà trên cây
Là một bộ lạc bán du mục với nền văn hóa cổ, Korowai gần như hoàn toàn tự cung tự cấp trong khu rừng rậm của Papua.
Korowai là những người hái lượm, săn bắn, sống trong một xã hội nhỏ, gần gũi thân thiết và có mối quan hệ gia đình bền chặt. Họ chia sẻ tất cả những mình họ có và làm việc cùng nhau để tồn tại. Ước tính hiện có khoảng 3.000 người Korowai ở Papua, theo The Sun.
Theo truyền thống, Korowai sống trong các nhóm nhỏ (gia tộc) và mỗi nhóm có một lãnh thổ riêng biệt. Họ sống trong các ngôi nhà trên cây cao hơn mặt đất khoảng 8 đến 12 mét. Tuy nhiên, ở một số khu vực nhất định, một số nhà trên cây cao tới 45 mét.
Những ngôi nhà cao của người Korowai là một hình thức phòng thủ. Chúng được thiết kế tránh côn trùng và các linh hồn ma quỷ, người dân nói với Maptia.
Bo lac tung an thit nguoi, song hoang da va nguyen thuy nhat the gioi-Hinh-2
Nhà trên cây của bộ lạc Korowai. 
Hơn hết, nhà trên cây có mục đích ngăn chặn các gia tộc đối thủ bắt người của nhau (đặc biệt là phụ nữ và trẻ em) để làm nô lệ hoặc ăn thịt. Bộ lạc Korowai được tin là từng ăn thịt người nhưng các nhà nhân chủng học nghĩ rằng tập tục này giờ không còn nữa.
Theo các tin tức gần đây, một số gia tộc cố tình nói rằng ăn thịt người vẫn xảy ra như một cách thu hút du lịch.
Người đứng đầu một gia tộc Korowai, trưởng tộc Oni, nói rằng việc sống trong nhà trên cây giúp bảo vệ người trong bộ lạc khỏi những linh hồn ma quỷ bởi vì những linh hồn này luôn ở trên mặt đất.
Tất cả các vật liệu xây dựng đều được người Korowai lấy từ rừng. Nhà được xây dựng trong một hoặc hai ngày và có thể ở được trong 3-5 năm. Sau đó, người Korowai sẽ xây nhà mới.
Khi số lượng cây cao giảm hoặc nguồn cung gần đó cạn kiệt, gia tộc sẽ tìm kiếm một địa điểm mới trong lãnh thổ săn bắn hiện tại của họ và xây lại nhà.
Cấu trúc xã hội
Cấu trúc xã hội của Korowai rất nhỏ. Các gia tộc bao gồm 10 đến 20 người (thường là từ 3-5 gia đình) sống độc lập với nhau. Các thành viên gia tộc đều là hậu duệ của cùng một tổ tiên. Không có hệ thống phân cấp và tất cả các thành viên, nam hay nữ, đều có quyền tương đương. Tuy nhiên, người đàn ông khỏe mạnh hoặc lớn tuổi sẽ được tôn trọng nhất.
Cấu trúc lãnh đạo của Korowai dựa trên phẩm chất cá nhân. Tộc trưởng Oni trở thành tộc trưởng vì ông là người thông minh nhất và mạnh nhất trong mọi lĩnh vực, theo những người Korowai khác.
Khi còn bé, cả nam và nữ đều sống với mẹ, chị gái và bà. Sau đó, khi các chàng trai đạt độ tuổi 8-10, họ cùng cha đi săn.
Đàn ông là những người bảo vệ gia đình, thường xuyên tham gia vào cuộc chiến giữa các gia tộc đối địch. Nhưng những cuộc xung đột kiểu này hiện đang bị chính phủ Indonesia cấm một cách chính thức vì hoạt động ăn thịt đồng loại từng xảy ra sau xung đột. Các gia tộc tin rằng họ phải ăn thịt đối thủ để tiêu diệt linh hồn ma quỷ.
Korowai có thể sống với thực phẩm họ tự trồng và những gì tự nhiên cung cấp. Họ bắt cá từ sông và săn lợn hoang trong bụi cây.
Lợn rừng có giá trị văn hóa trong xã hội Korowai và chỉ được ăn trong các nghi lễ hoặc những dịp đặc biệt. Chó được sử dụng để săn bắt và răng của chúng cũng được coi là rất có giá trị.
Bo lac tung an thit nguoi, song hoang da va nguyen thuy nhat the gioi-Hinh-3
Người Korowai sống nhờ các nguồn cung của rừng. 
Người Korowai săn lợn bằng cung tên, săn đà điểu bằng dây. Để câu cá, Korowai sử dụng mũi tên, chất độc, và bẫy đặt trong các đập nhân tạo. Cá sấu từng là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người Korowai.

Cuộc sống biệt lập của bộ lạc ở Bangladesh

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Rehman Asad đã ghé thăm 5 ngôi làng của một số bộ lạc ở Bangladesh vẫn duy trì lối sống truyền thống “tách biệt” với thế giới hiện đại.

Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh
Ngôi làng của những bộ lạc ở Bangladesh này nằm sâu trong những quả đồi ở huyện Bandarban. Họ vẫn duy trì lối sống truyền thống và tách biệt với thế giới hiện đại. Ảnh: Những người phụ nữ bản địa ở Bangladesh  đi qua một cây cầu tạm bợ để lấy nước từ một con suối trên đồi.
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-2
Theo quan sát của Rehman Asad, phụ nữ trong những bộ lạc này thường làm tất cả việc nhà. 
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-3
Asad đã tiếp xúc với bộ lạc Murong ở Bangladesh. Đây là bộ lạc lớn thứ tư trong khu vực này. Người Murong thường ăn thịt hổ, chó, dê, lợn, bò… 
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-4
Được biết, có khoảng gần 200 ngôi làng nằm sâu trong khu rừng nhiệt đới ở đồi Chittagong. 
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-5
Cụ già ngồi khúm núm ở lối vào ngôi nhà nhỏ của mình. Bên trong nhà dường như không có đồ đạc gì và cũng chẳng có điện. 
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-6
Một người phụ nữ bản địa đang bế con trong mùa lễ hội Kumlang. Người dân bản địa tổ chức lễ hội này để cầu mong mùa màng bội thu trong năm tới. 
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-7
 Một bé trai đứng trước ngôi nhà nhỏ trong làng. Nhà của người dân ở đây thường được làm bằng tre và gỗ, trong nhà có từ 3 gian phòng trở lên.
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-8
 Những cô gái trong bộ lạc chuẩn bị nước trong lễ hội Kamlang.
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-9
 Người dân bản địa nơi đây vẫn duy trì lối sống truyền thống.
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-10
 Cụ già và cháu bé thuộc bộ lạc Murong đang ngồi chờ lễ hội Kumlang diễn ra. (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Cuộc sống trong cái lạnh thấu xương của người Nenets ở Siberia

Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Anh Timothy Allen ghi lại hoạt động của bộ lạc du mục Nenets trong giá rét -45 độ C ở Siberia.

Cuoc song trong cai lanh thau xuong cua nguoi Nenets o Siberia
Các thành viên bộ lạc du mục Nenets tạo dáng trước ống kính máy ảnh bên những chú tuần lộc và xe kéo.  

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.