Bộ GDĐT thông báo thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp THPT QG 2019

(Kiến Thức) - Tại họp báo thông báo kết thúc công tác coi thi của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 chiều nay 27/6, Bộ GD&ĐT đã thông tin dự kiến ngày 14/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm thi tới thí sinh. 

Bo GDDT thong bao thoi gian cong bo diem thi tot nghiep THPT QG 2019
 Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng. Ảnh: HN
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng cho biết đến thời điểm này, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, nhẹ nhàng. Các điểm thi tại địa phương nơi thí sinh theo học đã giúp thí sinh không phải di chuyển xa, không phải lo chỗ ăn ở nên đã tạo tâm thế thoải mái cho thí sinh, đồng thời không gây áp lực cho giao thông đi lại ở các thành phố lớn.

Tổng kết cả kỳ thi, cả nước có 887.104 thí sinh đăng ký dự thi, được tổ chức tại 1980 điểm thi với 38.050 phòng thi; huy động gần 50.000 cán bộ, giảng viên được điều động từ 216 đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tham gia phối hợp tổ chức Kỳ thi.

Tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ chiếm khoảng 70,2% (năm 2018 là gần 74,3%).

Tỷ lệ thí sinh tới dự thi đạt trên 99% (môn: Ngữ văn: 99,6%; Toán 99,53%; Vật lí: 99,6%; Hóa học: 99.56%; Sinh học: 99.66%; Ngoại Ngữ: 99.59%; Lịch sử: 99,48%; Địa lí: 99,54%; GDCD: 99,6%).

Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Hữu Bằng cho hay đoàn thanh tra việc chấm thi của Bộ GD&ĐT ngay trong ngày hôm nay đã xuất quân và ngày mai sẽ bắt tay vào làm việc. Ngoài 2 cán bộ đến từ ĐH như năm trước còn có thêm một cán bộ thanh tra từ Sở GD&ĐT nhưng cán bộ này không thanh tra trực tiếp tại địa phương. 

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết dự kiến ngày 14/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm thi tới thí sinh. 
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT):
Tăng cường kỹ thuật chấm thi

Phiếu trả lời trắc nghiệm được quét theo từng phòng thi, thư ký cắt miệng túi bài thi, kiểm điểm phiếu trả lời trắc nghiệm đối chiếu với số phiếu trả lời trắc nghiệm ghi trên túi bài thi và phiếu thu bài, chuyển phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ kỹ thuật nạp vào máy quét. Quét xong phiếu trả lời trắc nghiệm của túi nào, phiếu trả lời trắc nghiệm được thư ký kiểm đếm, đóng lại túi đó và niêm phong theo quy định.

Toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được mã hóa) sẽ được sao lưu ra đĩa CD hoặc DVD (gọi là CD0) thành 3 bộ đĩa giống nhau. Bàn giao 1 đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ, 1 bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, 1 bộ đĩa gửi về Bộ GD&ĐT.

Thực hiện chức năng nhận dạng ảnh của phần mềm chấm thi trắc nghiệm để chuyển dữ liệu ảnh bài làm của thí sinh thành kết quả dưới dạng văn bản đã được mã hóa.

Toàn bộ dữ liệu đã nhận dạng (dạng văn bản đã mã hóa) và ghi ra đĩa 3 bộ CD hoặc DVD (gọi là CD1) giống nhau bàn giao 1 bộ đĩa cho Chủ tịch hội đồng thi lưu trữ, 1 bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, 1 bộ đĩa gửi về Bộ GD&ĐT.

Quá trình chấm được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm với chu trình khép kín. Dữ liệu được sinh ra bởi phần mềm đều được mã hóa và chỉ có thể giải mã khi Bộ GD&ĐT cấp khóa giải mã.

Rút kinh nghiệm của kì thi năm 2018, năm nay camera an ninh giám sát ghi hình tại các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm.

Có bộ lưu điện dự phòng đảm bảo hoạt động liên tục kể cả khi mất điện lưới.

Ngay sau khi kết thúc công tác chấm thi, thiết bị lưu trữ của camera được niêm phong và lưu giữ ít nhất một năm.

Việc chấm thi trắc nghiệm năm nay, theo quy trình kĩ thuật được tăng cường như hiện nay, không cho phép chỉnh sửa.

Nếu người chấm thi có khâu nào sai trước đó, đều không thể quay lại chỉnh sửa mà phải được Bộ GD&ĐT cấp một mã để vào sửa.

Gian lận thi cử xảy ra, chưa lãnh đạo địa phương nào đứng lên xin lỗi

Khi xảy ra vụ gian lận, nâng điểm thi ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, trưởng ban chỉ đạo thi, cũng là lãnh đạo của những địa phương này đều nói sẽ xử lý nghiêm những người có liên quan. Chẳng lẽ, lãnh đạo địa phương, trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia địa phương lại vô can khi để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trên địa bàn?

Từ năm 2017 đến nay, kỳ thi THPT quốc gia được giao về cho địa phương tổ chức. Ở cấp địa phương sẽ có Ban chỉ đạo thi do lãnh đạo địa phương đứng đầu và hội đồng thi. Tất cả các khâu từ coi thi, chấm thi, quản lý sử dụng dữ liệu thi đều do địa phương chịu trách nhiệm.

Thi THPT Quốc gia 2019: Tăng cường sự tham gia của các trường đại học

Các trường đại học được tăng cường trong khâu coi thi và chấm thi. Trong đó ở khâu chấm thi, trường đại học sẽ giữ vai trò chủ trì chấm thi trắc nghiệm.

Ngày 25/6 tới, hơn 887.000 học sinh trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Rút kinh nghiệm kỳ thi năm 2018, công tác tổ chức thi và chấm thi, kỳ thi được quan tâm đặc biệt để tránh xảy ra gian lận trong chấm thi năm ngoái. Bộ GD-ĐT, các địa phương, trường đại học và lực lượng chức năng đều quyết tâm tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc và công bằng.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, tỉnh Bắc Giang có hơn 19.600 thí sinh đăng ký dự thi tại 36 điểm thi. Ban chỉ đạo thi của tỉnh đã huy động hơn 1.600 cán bộ của tỉnh và gần 1.000 cán bộ, giảng viên các trường đại học tham gia phối hợp làm nhiệm vụ coi thi.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.