Bộ GD-ĐT sửa chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo đó, số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn.

Ngày 3/8, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cụ thể, thông tư này điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, bảo đảm yêu cầu “thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh”.

Theo đó, môn Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành môn học bắt buộc.

Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Cùng đó, điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.

Bo GD-DT sua chuong trinh giao duc pho thong moi
Kế hoạch giáo dục cấp THPT sau khi Bộ GD-ĐT điều chỉnh Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đối với chương trình cấp THPT, môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh, có thời lượng là 52 tiết/năm (được điều chỉnh từ thời lượng 70 tiết/năm). Chuyên đề học tập lựa chọn Lịch sử gồm 35 tiết/năm (Theo Thông tư 32/2018). Việc điều chỉnh theo các nguyên tắc cơ bản:

- Tuân thủ mục tiêu, quan điểm xây dựng chương trình của Chương trình tổng thể và đặc điểm môn học Lịch sử.

- Không thay đổi cấu trúc chương trình đã ban hành, củng cố kiến thức phổ thông ở giai đoạn Giáo dục cơ bản, giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức cốt lõi qua các chủ đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học.

- Bảo đảm dung lượng kiến thức phải phù hợp nhận thức của tất cả các đối tượng học sinh.

- Bảo đảm tính cơ bản, hệ thống; đồng thời giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông.

- Các chủ đề, nội dung lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, học sinh cấp trung học phổ thông.

- Coi trọng kiến thức Lịch sử dân tộc nhằm nâng cao giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc.

- Phần Lịch sử bắt buộc phải bảo đảm tính khả thi, bảo đảm sự phù hợp, vừa sức đối với tất cả học sinh.

- Chú ý đến sự hài hoà, tính logic, sự kết nối giữa nội dung các chủ đề phần Lịch sử bắt buộc (cơ bản, cốt lõi) với các chuyên đề theo định hướng nghề nghiệp có tính chuyên sâu.

Theo Bộ GD-ĐT, việc điều chỉnh chương trình đảm bảo sử dụng được sách giáo khoa lớp 10 đã biên soạn. Giáo viên đã được tập huấn thực hiện Chương trình 70 tiết/năm, nên đủ năng lực để dạy 52 tiết/năm (trong số 70 tiết/năm).

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục tập huấn giáo viên cốt cán để triển khai tập huấn đại trà.

Bo GD-DT sua chuong trinh giao duc pho thong moi-Hinh-2

Giảm 18 tiết/năm sau khi Lịch sử có phần 'bắt buộc'
Đại diện Bộ GD-ĐT vừa thông tin về kế hoạch điều chỉnh môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới từ lựa chọn sang có phần nội dung bắt buộc.

Bo GD-DT sua chuong trinh giao duc pho thong moi-Hinh-3

Lịch sử thành môn 'bắt buộc': Cấp tốc sửa chương trình trong 1 tháng
Với 52 tiết Lịch sử bắt buộc mỗi năm ở cấp THPT, Bộ GD-ĐT định lấy ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa, biên soạn tài liệu và thẩm định chương trình trong hơn 1 tháng.

Bo GD-DT sua chuong trinh giao duc pho thong moi-Hinh-4

Trường học loay hoay chờ khi 'môn Lịch sử có cả lựa chọn và bắt buộc'
Nhiều trường THPT nói sốt ruột chưa rõ chương trình môn Lịch sử ở bậc THPT mới liệu có được thiết kế gồm cả phần bắt buộc và lựa chọn hay không khi mà năm học mới cận kề.

Bộ GD&ĐT công bố 32 sách giáo khoa lớp 1: Ưu thế thuộc về NXB Giáo dục

(Kiến Thức) - Tại cuộc họp báo chiều 22/11, Bộ GD&ĐT đã công bố quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo đó, có 32 SGK của 8 môn học và hoạt động giáo dục được phê duyệt trong lần này. Các sách giáo khoa này thuộc các nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm và NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, trong đó chiếm ưu thế là Nhà xuất bản Giáo dục với 24 cuốn sách.
Cụ thể, trong 5 cuốn SGK Tiếng Việt, 4 cuốn của NXB Giáo dục, một của NXB Đại học Sư phạm TP.HCM. 5 cuốn SGK Toán có 4 cuốn của NXB Giáo dục Việt Nam, một của NXB Đại học Sư phạm. 5 cuốn Đạo đức 1 có đến 4 cuốn của NXB Giáo dục Việt Nam, một của NXB Đại học Sư phạm TP.HCM.

Bộ GD&ĐT công bố chi tiết giảm tải chương trình học các cấp

Nội dung từng môn học ở các cấp học sẽ được điều chỉnh phù hợp với lịch nghỉ học do dịch COVID-19.

Chiều 31-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công văn số hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020. Công văn ra đời trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và để công tác dạy - học phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch năm học đã điều chỉnh.
Bo GD&DT cong bo chi tiet giam tai chuong trinh hoc cac cap
 Anhrminh họa

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.