Bố đốt pháo hoa động viên con ốm, nào ngờ khiến bé nhập viện

Một bé gái 3 tuổi ở Trung Quốc gần đây phải nhập viện sau khi bố cô bé đốt pháo sáng trong nhà để động viên con đang ốm.

Bố đốt pháo hoa động viên con ốm, nào ngờ khiến bé nhập viện
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, bé gái 3 tuổi được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Nhi Hồ Nam vào ngày 17/1 vì bị viêm phổi nặng sau khi hít phải khói và khí thải từ pháo hoa.
Bà của đứa trẻ cho biết bà đã yêu cầu bố bé gái đốt pháo hoa bên ngoài ngôi nhà nhưng anh ta không nghe lời.
Vì muốn cổ vũ cô gái mau khỏi ốm, người cha đã đốt pháo hoa trong nhà để khích lệ con. Tuy nhiên, hậu quả lại khiến con gái bé nhỏ phải nhập viện cấp cứu.
Bo dot phao hoa dong vien con om, nao ngo khien be nhap vien
Bé gái nhập viện sau khi bố cô bé đốt pháo sáng trong nhà để động viên con đang ốm.  
"Bố con bé đốt pháo hoa lúc nó đang ngủ nên con bé đã ấy hít phải khói pháo và trở nên khó thở", người bà cho hay.
Nhận thấy con ho dữ dội, gia đình vội đưa cô bé đến bệnh viện gần nhất.
Một bác sĩ nhấn mạnh rằng đốt pháo hoa trong không gian hạn chế là điều không nên làm. Ông nói: “Pháo hoa có chứa ôxít cacbon, ôxít lưu huỳnh và các khí độc khác, có hại cho đường hô hấp của trẻ”.
Bác sĩ cho hay, bé gái đã bị ho được ba ngày và khói từ pháo hoa khiến tình trạng của cô bé trở nên tồi tệ hơn.
Rất may, tình trạng của đứa trẻ đã ổn định trở lại mặc dù cô bé vẫn phải điều trị trong bệnh viện.
Năm 2020, một cậu bé 8 tuổi ở Đôn Hoàng, Trung Quốc, cũng phải nhập viện sau khi ném pháo hoa vào nắp cống trên đường phố. Pháo nổ khiến cậu bé bay lên không trung và nắp cống nổ tung thành nhiều mảnh.
Năm 2014, một bé gái 8 tuổi ở Đài Loan (Trung Quốc) đã thiệt mạng sau khi bị pháo hoa lao trúng họng khi xem người thân đốt pháo ngày Tết. Khi đang đứng chơi, quả pháo hoa Apple Rocket bất ngờ lao trúng cổ họng đứa bé và tạo ra một vết rách dài 7,5 cm. Nạn nhân sau đó thiệt mạng vì mất máu.

Điểm lại thảm nạn pháo hoa “ngốn” mạng người hàng loạt

(Kiến Thức) - Pháo hoa là thứ không thể thiếu trong các dịp lễ tết trọng đại nhưng lại dễ gây ra những tai nạn nghiêm trọng, chết người.

Điểm lại thảm nạn pháo hoa “ngốn” mạng người hàng loạt
1. Tháng 5/2000 ở thành phố Enschede, phía Đông Hà Lan, một vụ nổ ở một nhà máy sản xuất pháo hoa đã cướp đi mạng sống của 23 người, trong đó có 4 lính cứu hỏa. Vụ nổ cũng khiến 947 người bị thương và khoảng 2.000 ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Đây là một trong những thảm họa pháo hoa tồi tệ nhất trong lịch sử.

1. Tháng 5/2000 ở thành phố Enschede, phía Đông Hà Lan, một vụ nổ ở một nhà máy sản xuất pháo hoa đã cướp đi mạng sống của 23 người, trong đó có 4 lính cứu hỏa. Vụ nổ cũng khiến 947 người bị thương và khoảng 2.000 ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Đây là một trong những thảm họa pháo hoa tồi tệ nhất trong lịch sử. 

Kho chứa Enschede là cơ sở nhập khẩu pháo hoa lớn từ Trung Quốc và là nơi chuyên cung cấp pháo hoa cho các sự kiện lễ hội lớn ở Hà Lan. Trước khi xảy ra thảm họa này, cơ sở này được coi là nơi đảm bảo an toàn tốt và những người dân sống trong khu vực thậm chí không biết có nhà máy pháo hoa ở đây. Theo tài liệu ghi lại, khoảng 400 ngôi nhà xung quanh kho chứa bị phá hủy khiến 1.250 người dân sống xung quanh đó trở nên vô gia cư. Khoảng 10 nghìn dân xung quanh đó phải sơ tán.

Kho chứa Enschede là cơ sở nhập khẩu pháo hoa lớn từ Trung Quốc và là nơi chuyên cung cấp pháo hoa cho các sự kiện lễ hội lớn ở Hà Lan. Trước khi xảy ra thảm họa này, cơ sở này được coi là nơi đảm bảo an toàn tốt và những người dân sống trong khu vực thậm chí không biết có nhà máy pháo hoa ở đây. Theo tài liệu ghi lại, khoảng 400 ngôi nhà xung quanh kho chứa bị phá hủy khiến 1.250 người dân sống xung quanh đó trở nên vô gia cư. Khoảng 10 nghìn dân xung quanh đó phải sơ tán.

2. Ngày 15/9/2005, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại 3 kho chứa hàng của hai nhà máy sản xuất pháo hoa bất hợp pháp ở một ngôi làng của huyện Patna, bang Bihar của Ấn Độ, làm 39 người thiệt mạng và 70 người khác bị thương. Nguyên nhân dẫn đến vụ nổ trên là do chập điện.
 2. Ngày 15/9/2005, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại 3 kho chứa hàng của hai nhà máy sản xuất pháo hoa bất hợp pháp ở một ngôi làng của huyện Patna, bang Bihar của Ấn Độ, làm 39 người thiệt mạng và 70 người khác bị thương. Nguyên nhân dẫn đến vụ nổ trên là do chập điện.
3. Cuối tháng 1/2008, vụ nổ nghiêm trọng tại một nhà máy sản xuất pháo hoa không phép ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cướp đi sinh mạng của 20 người và làm 117 người khác bị thương. Thảm họa được cho là bắt nguồn từ một chuỗi phản ứng, xuất phát từ một vụ nổ nhỏ và hỏa hoạn tại một nhà máy sản xuất pháo hoa bí mật trên tầng thứ tư của một tòa nhà 5 tầng. Tòa nhà này là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp. 8 trong số 20 nạn nhân trên đang đứng xem một vụ hỏa hoạn khác gần đó.

3. Cuối tháng 1/2008, vụ nổ nghiêm trọng tại một nhà máy sản xuất pháo hoa không phép ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cướp đi sinh mạng của 20 người và làm 117 người khác bị thương. Thảm họa được cho là bắt nguồn từ một chuỗi phản ứng, xuất phát từ một vụ nổ nhỏ và hỏa hoạn tại một nhà máy sản xuất pháo hoa bí mật trên tầng thứ tư của một tòa nhà 5 tầng. Tòa nhà này là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp. 8 trong số 20 nạn nhân trên đang đứng xem một vụ hỏa hoạn khác gần đó.

4. Đêm giao thừa năm 2009, tại hộp đêm Santika thuộc vùng Watthana, Bangkok, Thái Lan, việc đốt pháo hoa ăn mừng trong vũ trường đã gây họa, thiêu chết 66 người và khiến 222 người bị thương, trong đó đa số là khách du lịch nước ngoài.

4. Đêm giao thừa năm 2009, tại hộp đêm Santika thuộc vùng Watthana, Bangkok, Thái Lan, việc đốt pháo hoa ăn mừng trong vũ trường đã gây họa, thiêu chết 66 người và khiến 222 người bị thương, trong đó đa số là khách du lịch nước ngoài.

5. Những ngày cuối tháng 1/2009, một vụ nổ lớn xảy ra ở nhà máy pháo hoa nằm gần một nhà máy điện ở phía Nam Manila, thủ đô Philippines. Sức mạnh từ vụ nổ đánh sập một ngôi nhà, cướp đi mạng sống của 6 người và làm hơn 40 người khác bị thương.
 5. Những ngày cuối tháng 1/2009, một vụ nổ lớn xảy ra ở nhà máy pháo hoa nằm gần một nhà máy điện ở phía Nam Manila, thủ đô Philippines. Sức mạnh từ vụ nổ đánh sập một ngôi nhà, cướp đi mạng sống của 6 người và làm hơn 40 người khác bị thương.
6. Ngày 5/9/2012, một vụ nổ lớn đã xảy ra ở nhà máy sản xuất pháo hoa ở thành phố Sivakasi, miền nam Ấn Độ, khiến 40 người chết, hơn 70 người bị thương. Nguyên nhân là vụ hỏa hoạn nhỏ từ nơi công nhân đang làm việc, đã nhanh chóng lan tới phòng chứa hóa chất gây nổ. Được biết, thị trấn Sivakasi được xem là nơi làm pháo hoa lớn nhất của Ấn Độ. Vụ hỏa hoạn xảy ra trong bối cảnh các nhà máy này đang hoạt động hết công suất để phục vụ lễ hội ánh sáng Diwali.
6. Ngày 5/9/2012, một vụ nổ lớn đã xảy ra ở nhà máy sản xuất pháo hoa ở thành phố Sivakasi, miền nam Ấn Độ, khiến 40 người chết, hơn 70 người bị thương. Nguyên nhân là vụ hỏa hoạn nhỏ từ nơi công nhân đang làm việc, đã nhanh chóng lan tới phòng chứa hóa chất gây nổ.
Được biết, thị trấn Sivakasi được xem là nơi làm pháo hoa lớn nhất của Ấn Độ. Vụ hỏa hoạn xảy ra trong bối cảnh các nhà máy này đang hoạt động hết công suất để phục vụ lễ hội ánh sáng Diwali.
7. Sáng ngày 1/2/2013, một chiếc xe chở pháo hoa ở tỉnh Hà Nam phát nổ khiến cầu sập, cướp đi sinh mạng của 26 người. Do cây cầu nằm trên đường cao tốc G30, nên nhiều phương tiện xung quanh chiếc xe tải phát nổ, đã gặp sự cố, văng xuống mặt đất. Hậu quả là 26 người thiệt mạng khi Tết âm lịch, dịp sum họp gia đình theo truyền thống của Trung Quốc, đang tới gần.
7. Sáng ngày 1/2/2013, một chiếc xe chở pháo hoa ở tỉnh Hà Nam phát nổ khiến cầu sập, cướp đi sinh mạng của 26 người. Do cây cầu nằm trên đường cao tốc G30, nên nhiều phương tiện xung quanh chiếc xe tải phát nổ, đã gặp sự cố, văng xuống mặt đất. Hậu quả là 26 người thiệt mạng khi Tết âm lịch, dịp sum họp gia đình theo truyền thống của Trung Quốc, đang tới gần.  
8. Ngày 16/8/2013, một vụ nổ nhà máy pháo hoa xảy ra ở quận Ô Mã Hà, thành phố Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang, đã khiến 19 người chết, 5 người mất tích và 153 người bị thương. Khói lửa phát ra từ nhà máy này khiến người dân cách 20km vẫn nhìn thấy được và mất 2 ngày mới dập tắt hoàn toàn bằng máy bay trực thăng. Vụ nổ cũng khiến nhà dân cách đấy 1km rung chuyển và nứt vỡ. Các cơ quan chức năng đã phải sơ tán khoảng 2.000 hộ dân trong khu vực nguy hiểm.
8. Ngày 16/8/2013, một vụ nổ nhà máy pháo hoa xảy ra ở quận Ô Mã Hà, thành  phố Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang, đã khiến 19 người chết, 5 người mất tích và 153 người bị thương. Khói lửa phát ra từ nhà máy này khiến người dân cách 20km vẫn nhìn thấy được và mất 2 ngày mới dập tắt hoàn toàn bằng máy bay trực thăng. Vụ nổ cũng khiến nhà dân cách đấy 1km rung chuyển và nứt vỡ. Các cơ quan chức năng đã phải sơ tán khoảng 2.000 hộ dân trong khu vực nguy hiểm.
9. Rạng sáng 2/11/2013, một vụ nổ đã xảy ra tại nhà máy pháo hoa Shanalakshmi quận Thanjavur, bang Tamil Nadu của Ấn Độ làm 9 người chết và 12 người bị thương nặng. Cảnh sát cho biết, khoảng 30 người đã đến nhà máy mua pháo hoa và có khoảng 15 công nhân đang làm pháo vào thời điểm xảy ra vụ nổ lúc 2h30 sáng. Có khoảng 10 xe gắn máy đậu bên ngoài nhà máy và rất có thể nguyên nhân gây cháy do tàn thuốc lá chưa được dập tắt.
9. Rạng sáng 2/11/2013, một vụ nổ đã xảy ra tại nhà máy pháo hoa Shanalakshmi quận Thanjavur, bang Tamil Nadu của Ấn Độ làm 9 người chết và 12 người bị thương nặng. Cảnh sát cho biết, khoảng 30 người đã đến nhà máy mua pháo hoa và có khoảng 15 công nhân đang làm pháo vào thời điểm xảy ra vụ nổ lúc 2h30 sáng. Có khoảng 10 xe gắn máy đậu bên ngoài nhà máy và rất có thể nguyên nhân gây cháy do tàn thuốc lá chưa được dập tắt.  
10. Chiều 1/11/2013, một vụ nổ xảy ra tại nhà máy sản xuất pháo hoa ở thị trấn Tam Bảo, thành phố Sầm Tây, khu tự trị Choang Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc, đã làm chết 11 người và 17 người khác bị thương.
10. Chiều 1/11/2013, một vụ nổ xảy ra tại nhà máy sản xuất pháo hoa ở thị trấn Tam Bảo, thành phố Sầm Tây, khu tự trị Choang Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc, đã làm chết 11 người và 17 người khác bị thương.
Thông tin ban đầu về nguyên nhân vụ nổ cho biết, khi một công nhân bảo dưỡng đang tiến hành sửa chữa một chiếc máy bị hỏng, thì tia lửa phát ra, làm cháy các nguyên liệu và một số sản phẩm dẫn đến vụ nổ. Trong số các nạn nhân, chủ yếu là nữ công nhân đang làm việc trong phân xưởng lắp ngòi pháo.
 Thông tin ban đầu về nguyên nhân vụ nổ cho biết, khi một công nhân bảo dưỡng đang tiến hành sửa chữa một chiếc máy bị hỏng, thì tia lửa phát ra, làm cháy các nguyên liệu và một số sản phẩm dẫn đến vụ nổ. Trong số các nạn nhân, chủ yếu là nữ công nhân đang làm việc trong phân xưởng lắp ngòi pháo.
Mới nhất là vụ nổ nhà máy pháo hoa ở làng Hongbeicheng, quận Hepu khu tự trị Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc hôm qua (21/11) khiến 3 người thiệt mạng và 7 người khác bị thương. Hiện, nguyên nhân vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Mới nhất là vụ nổ nhà máy pháo hoa ở  làng Hongbeicheng, quận Hepu khu tự trị Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc hôm qua (21/11) khiến 3 người thiệt mạng và 7 người khác bị thương. Hiện, nguyên nhân vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Những điều ít biết về ngày Lễ Độc lập Mỹ 4/7

(Kiến Thức) - Người Mỹ ăn mừng ngày Lễ Độc lập vào ngày 4 /7, nhưng thực ra họ đã ăn mừng nhầm ngày.

Những điều ít biết về ngày Lễ Độc lập Mỹ 4/7
Ngày này sẽ được ghi nhớ trong lịch sử Mỹ, Tổng thống John Adams viết như thế vào năm 1776. Dân chúng sẽ ăn mừng bằng pháo hoa và tiệc tùng.
Nhung dieu it biet ve ngay Le Doc lap My 4/7
Cuộc đốt pháo hoa mừng Lễ Độc Lập năm ngoái lớn nhất diễn ra ở Thành phố New York, với chi phí khoảng 2 triệu USD. 
Ý ông Adams muốn nói về ngày 2/7/1776. Đó là ngày quốc hội  bỏ phiếu ủng hộ việc giành độc lập từ tay người Anh. Nhưng ngày ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập lại là 4/7. Vì thế, kể từ năm 1776, người Mỹ đã ăn mừng Lễ Độc lập vào ngày 4/7.

Hàng trăm người bị thương do pháo nổ ở Philippines dịp năm mới

Ít nhất hai người chết và hàng trăm người bị thương do pháo nổ trong ngày đầu năm mới ở Philippines.

Hàng trăm người bị thương do pháo nổ ở Philippines dịp năm mới
Theo Reuters, một người đàn ông say rượu ôm chặt quả pháo lớn và hét “tạm biệt Philippines” khi nó chuẩn bị phát nổ. Người này sau đó bị vỡ xương hàm và thiệt mạng trong bệnh viện. "Anh ta hành động trong tình trạng say khướt”, Bộ trưởng Y tế Philippines, Janet Garin nói với các phóng viên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.