Bộ Công Thương nói về điều chỉnh giá điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời báo chí về việc điều chỉnh giá điện và xử lý khoản lỗ 31.000 tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Bộ Công Thương nói về điều chỉnh giá điện
Việc điều chỉnh giá điện sẽ được tính toán, đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ, phóng viên nêu câu hỏi về tiến độ đánh giá tác động về điều chỉnh giá điện hiện nay như thế nào? Kết quả đánh giá hiện ra sao, khả năng điều chỉnh giá điện mức trên hay dưới 10%, dự kiến thời gian điều chỉnh sẽ tiến hành như thế nào? Xin cho biết khoản lỗ EVN sẽ được xử lý như thế nào?
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh: Như chúng ta đã biết, giá điện có tác động lớn đến hoạt động sản xuất -kinh doanh cũng như đời sống của người dân.
Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân hiện nay được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Bo Cong Thuong noi ve dieu chinh gia dien
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trả lời báo chí. Ảnh VGP
Tại Quyết định đã có quy định rõ, nếu thông số đầu vào thay đổi làm giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng; nếu giảm thì giá điện được điều chỉnh giảm.
Tuy nhiên, do giá điện có tác động rất lớn đến kinh tế vĩ mô và đời sống người dân, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, nên tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg cũng đã quy định việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và có ý kiến về phương án điều chỉnh giá điện trước khi thực hiện.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng phương án giá bán điện bình quân năm 2023 theo đúng quy trình, quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017.
Cụ thể, EVN cần khẩn trương hoàn thành báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022; thuê các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022 của EVN và các đơn vị thành viên để đoàn kiểm tra liên Bộ (gồm Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan như Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam,…) kiểm tra và công bố công khai chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2023 đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 2976/QĐ-BCT ngày 30/12/2022, EVN ước kết quả sản xuất kinh doanh điện trong năm 2023 và tính toán giá bán điện bình quân để trình lên Bộ Công Thương và các cấp có thẩm quyền.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN phối hợp với các cơ quan liên quan (như Tổng cục Thống kê) để đánh giá kỹ các tác động đến tình hình kinh tế vĩ mô và các nhóm khách hàng sử dụng điện để đề xuất lộ trình điều chỉnh giá bán lẻ điện năm 2023 và mức độ điều chỉnh phù hợp, đảm bảo ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trên cơ sở báo cáo của EVN về đề xuất điều chỉnh phương án điều chỉnh giá điện, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng đề xuất của EVN.
Bộ Công Thương khẳng định, việc điều chỉnh giá điện sẽ được tính toán, đánh giá, cân nhắc hết sức đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh được quyết định trong khung giá của mức bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phải phù hợp theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và EVN trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Xử lý khoản lỗ 31.000 tỷ đồng của EVN như thế nào?
Liên quan đến câu hỏi về việc xử lý khoản lỗ của EVN, theo báo cáo của EVN, dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng.
Để đảm bảo cân bằng tài chính cho EVN, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp các Bộ ngành, cơ quan liên quan để rà soát đề xuất các giải pháp ngoài phương án điều chỉnh giá điện.
Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, EVN đã đề xuất một số giải pháp khác ngoài giải pháp tăng giá điện để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo của EVN để tạo điều kiện cho EVN tháo gỡ các khó khăn tài chính và đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành rà soát, xử lý các giải pháp do EVN đề xuất để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

ĐBQH: Giá điện không tăng 8,36% như EVN công bố?

(Kiến Thức) - Thảo luận tại tổ về kinh tế xã hội, đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai) - Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại cho biết qua tham khảo ý kiến của nhiều nhà kinh tế thì “thực tế giá điện không phải tăng 8,36% như công bố”.

ĐBQH: Giá điện không tăng 8,36% như EVN công bố?
Ngày 22/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về kinh tế xã hội. Nhiều ý kiến liên quan việc tăng giá điện khiến phiên họp này nóng lên khi các đại biểu tranh luận với Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành và bày tỏ ý kiến cho rằng, những lý do của cơ sở tăng giá điện chưa thuyết phục.
Tranh luận nóng về việc tăng giá điện

Không tăng giá điện, khó giảm giá xăng dầu trong năm nay

Bộ Công Thương trên tinh thần chia sẻ với những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân sẽ điều hành giá điện, xăng dầu hợp lý phục vụ tốt nhất cho quá trình khôi phục nền kinh tế.
 

Không tăng giá điện, khó giảm giá xăng dầu trong năm nay

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các địa phương, về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ DN trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày 26/9 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi, đánh giá và xem xét phương án giảm chi phí các dịch vụ thiết yếu như điện, xăng với mức từ 10-30%.

Không tính chuyện tăng giá điện

Liên quan đến đề nghị này, tại buổi họp báo thường kì Quý III/2021 của Bộ Công Thương tổ chức chiều 30/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong bối cảnh các DN đang khó khăn, nhiều hoạt động sản xuất bị đình trệ, mặc dù nhiều yếu tố có tác động đến giá thành sản xuất điện song Bộ Công Thương không nghĩ đến chuyện sẽ tăng giá điện trong năm nay.

“Bộ Công Thương sẽ làm việc cụ thể, trực tiếp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về vấn đề này. Bộ Công Thương với vai trò quản lý nhà nước sẽ hết sức chia sẻ với những khó khăn của cộng đồng DN, người dân”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ.

Khong tang gia dien, kho giam gia xang dau trong nam nay
 EVN thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện 5 đợt trong các năm 2020 và 2021 với tổng số tiền hơn 16.950 tỷ đồng.

Thủ tướng: Giá điện gió ở Việt Nam đang cao hơn thế giới

Theo Thủ tướng, các nhà đầu tư điện tái tạo đang lãi lớn, trong khi Nhà nước, người dân phải chịu giá điện cao, do đó cần tìm giải pháp hài hòa lợi ích các bên.

Thủ tướng: Giá điện gió ở Việt Nam đang cao hơn thế giới
Yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong chuyến khảo sát, làm việc với các nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo ở Bạc Liêu, ngày 4/12.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.