Bộ ba máy bay tàng hình Mỹ “bao vây” Trung Quốc

Bộ ba máy bay tàng hình Mỹ “bao vây” Trung Quốc
Quân đội Mỹ đã bắt đầu tổ chức một giai đoạn chuẩn bị kéo dài 5 năm để triển khai 3 loại máy bay tàng hình chủ lực của họ tới các căn cứ quân sự “vây quanh” Trung Quốc. 
Kế hoạch triển khai sẽ hoàn thành vào năm 2017, các máy bay tàng hình F-22 Raptor, F-35 và B-2 Spirit đều có thể có được khả năng sẵn sàng chiến đấu với đối thủ kinh tế lớn nhất của Mỹ ở châu Á.
Đối với Bắc Kinh, họ cũng đang thử nghiệm hai loại máy bay chiến đấu tàng hình khác (gồm J-20 và J-31) nhưng số lượng của chúng sẽ bị giảm ngược khi bị máy bay tàng hình Mỹ “bắn rơi” trên Tây Thái Bình Dương.
Việc triển khai dần dần lực lượng tấn công tàng hình của Mỹ là một phần trong chiến lược dịch chuyển quân sự của Lầu Năm Góc về khu vực Thái Bình Dương. 
Đầu năm 2012, một lực lượng hàng không tương tự đã được Mỹ triển khai tới Vịnh Pécxích. Trong đó, các phi đội tiêm kích đa năng tàng hình F-22, tiêm kích đa năng F-15 và những máy bay chuyển tiếp thông tin Bacon là một kế hoạch rõ ràng để ngăn chặn sức mạnh quân sự Iran, mặc dù Lầu Năm Góc luôn phủ nhận điều đó.
Những thông báo mới về việc triển khai tới Thái Bình Dương các máy bay tàng hình F-22, F-35 và B-2 đã tới như một tiếng trống trong những tuần gần đây. 
Đầu tháng 11, Tư lệnh Lực lượng Không quân số 8 Thiếu tướng Stephen Wilson nói rằng: “Một số lượng nhỏ” những máy bay ném bom nhiều tỷ USD của ông sẽ bắt đầu xoay chuyển tới Thái Bình Dương và các khu vực khác bắt đầu từ năm 2013. Việc xoay vòng sẽ diễn ra “trong một vài tuần và một vài lần trong một năm”. 
B-2 sẽ quay trở lại sau vài năm "vắng bóng".
Đối với máy bay tàng hình B-2 đã được nâng cấp với radar và hệ thống thông tin mới được lên kế hoạch hiện diện trở lại khu vực Thái Bình Dương. 
Trước đó, đầu năm 2000, các máy bay B-2 thường xuyên được triển khai tới căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, thỉnh thoảng đi kèm theo còn có các máy bay tàng hình F-22. Tuy nhiên, việc điều chuyển về Thái Bình Dương sẽ kéo dài đối với lực lượng nhỏ máy bay B-2. 
Trong năm 2008, một trong số 21 máy bay ném bom B-2 đã bị tai nạn ở căn cứ Andersen. 2 năm sau đó, một chiếc B-2 khác đã bị hư hỏng nghiêm trọng sau khi xảy ra một sự cố cháy động cơ làm máy bay gần như bị phá hủy hoàn toàn.
Không quân Mỹ đã giấu giếm về tai nạn thứ hai đó và lặng lẽ đưa số máy bay này rời khỏi Thái Bình Dương, thay thế vào đó là những chiếc B-52. Sau một thời gian nghỉ ngơi, phi đội máy bay ném bom tàng hình B-2 giờ đây đã sẵn sàng trở lại với thói quen hoạt động ở nước ngoài.
“Chúng tôi đang đẩy mạnh hoạt động của các máy bay B-2 trở lại bình thường”, ông Wilson nói.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 thông thường được triển khai ở Florida, Virginia, Alaska và đảo Hawaii. F-22 cũng thường xuyên di chuyển tới căn cứ Andersen và ngày càng thường xuyên di chuyển tới căn cứ không quân Kadena ở tỉnh đảo Okinawa (Nhật Bản).
 F-22 đã "chữa khỏi bệnh cảm cúm" và sẵn sàng trở lại châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề đã xảy ra đối với loại máy bay đắt tiền này, hệ thống oxy của nó khi bay ở độ cao lớn thường xuyên gặp sự cố dẫn tới bị hạn chế bay trong vài năm qua. 
Không quân Mỹ tin rằng họ đã tìm ra nguyên nhân cuối cùng để làm sao giảm được khả năng xảy ra tình trạng thiếu oxi (thỉnh thoảng xảy ra) với các phi công lái máy bay tàng hình của họ. Đặc biệt hơn, hồi cuối tuần trước Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố, Không quân Mỹ sẽ triển khai thêm những máy bay F-22… tới Nhật Bản.
Trong bài diễn văn đó, ông Panetta nói rằng kế hoạch triển khai đầu tiên ở các căn cứ nước ngoài vẫn sẽ là các máy bay F-35. Bộ Quốc phòng Mỹ “đặt nền móng” cho F-35 để triển khai tới Iwakuni, Nhật Bản vào năm 2017. 
Mặc dù ông không chỉ định rõ biến thể F-35 nào sẽ được triển khai, nhưng có khả năng đó sẽ là biến cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B của Lính thủy đánh bộ Mỹ. Do chậm trễ trong quá trình sản xuất máy bay tàng hình mà F-35B sẽ là một trong ba biến thể đầu tiên được triển khai sẵn sàng chiến đấu tới căn cứ Iwakuni cùng với các chiến đấu cơ hải quân khác.
Tiêm kích tàng hình F-35. 
Bên cạnh B-52, F-22 và F-35, Không quân Mỹ còn điều động thêm các chiến đấu cơ F-15, F-16, A-10, máy bay không người lái và nhiều loại khác. 
Lầu  Năm Góc đang lên kế hoạch gửi cả máy bay tuần tra biển P-8 tới châu Á-Thái Bình Dương và cả máy bay tiếp dầu KC-46.
Tuy nhiên, có thể là cả 3 loại máy bay tàng hình sẽ hoạt động trên “vùng biển nước xanh” Thái bình Dương sớm nhất là 5 năm tới. (Vùng biển nước xanh là thuật ngữ trong hải quân dùng để chỉ lực lượng có khả năng hoạt động ở vùng biển sâu đại dương. Những lực lượng nước này thường rất lớn trang bị tàu sân bay).
Tạp chí Wired đánh giá, ở thời điểm đó Trung Quốc có lẽ đã xây dựng và triển khai các biến thể máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31 của họ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hai phi đội hàng không sẽ chiến đấu với nhau, bởi một cuộc chiến tranh giữa hai siêu cường là không cần thiết.

ĐANG ĐỌC NHIỀU: 
TIN LIÊN QUAN: 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.