Bộ ảnh xưa hiếm thấy về những con đường của TP.HCM

Bộ ảnh xưa hiếm thấy về những con đường của TP.HCM

Vẫn là những con đường của Sài Gòn xa xưa, qua dấu vết thời gian, thay đổi với những tên gọi khác nhau, đường Norodom, đường Charner... bao chứa trong nó một phần lịch sử.

Đường Norodom là đường Lê Duẩn, thuộc Quận 1 hiện nay. Đường mang tên Boulevard Norodom từ năm 1871 vì đường bắt đầu từ Dinh Norodom (tức khu vực Hội trường Thống Nhất hiện nay), là một trong những con đường có tuổi đời xưa nhất Sài Gòn.
Đường Norodom là đường Lê Duẩn, thuộc Quận 1 hiện nay. Đường mang tên Boulevard Norodom từ năm 1871 vì đường bắt đầu từ Dinh Norodom (tức khu vực Hội trường Thống Nhất hiện nay), là một trong những con đường có tuổi đời xưa nhất Sài Gòn.
Đường Tôn Đức Thắng hiện nay năm 1865 được người Pháp đặt tên là Boulevard de la Citadelle. Trước đó, đường này gồm ba con đường gộp lại. Đến năm 1901, đường thay tên thành đường Luro. Sau năm 1954 đường được đặt tên là đường Cường Để (1955). Năm 1980 đường có tên như hiện nay.
Đường Tôn Đức Thắng hiện nay năm 1865 được người Pháp đặt tên là Boulevard de la Citadelle. Trước đó, đường này gồm ba con đường gộp lại. Đến năm 1901, đường thay tên thành đường Luro. Sau năm 1954 đường được đặt tên là đường Cường Để (1955). Năm 1980 đường có tên như hiện nay.
Vốn từng là một con kênh (kinh) được đào từ đầu thế kỷ 19, con đường dọc kênh được đặt tên là đường số 13. Năm 1865 Pháp cho đổi tên thành đường Bonard. Sau khi lấp kênh, đường Bonard dừng lại ở đường Mac-Mahon (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay). Năm 1955, đường được đổi tên thành đường Lê Lợi.
Vốn từng là một con kênh (kinh) được đào từ đầu thế kỷ 19, con đường dọc kênh được đặt tên là đường số 13. Năm 1865 Pháp cho đổi tên thành đường Bonard. Sau khi lấp kênh, đường Bonard dừng lại ở đường Mac-Mahon (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay). Năm 1955, đường được đổi tên thành đường Lê Lợi.
Vốn trước khi Pháp đến, nơi đây là kênh Chợ Vải chạy từ sông Bến Nghé tới chân thành Bát Quái. Sau khi chiếm Sài Gòn, người Pháp lấp kênh để mở đường và đặt tên là đường Charner theo tên viên tướng chỉ huy đánh đồn Chí Hòa năm 1861. Tuy nhiên nhân dân quen gọi là đường Kinh Lấp. Đường mang tên Nguyễn Huệ từ năm 1955 đến nay.
Vốn trước khi Pháp đến, nơi đây là kênh Chợ Vải chạy từ sông Bến Nghé tới chân thành Bát Quái. Sau khi chiếm Sài Gòn, người Pháp lấp kênh để mở đường và đặt tên là đường Charner theo tên viên tướng chỉ huy đánh đồn Chí Hòa năm 1861. Tuy nhiên nhân dân quen gọi là đường Kinh Lấp. Đường mang tên Nguyễn Huệ từ năm 1955 đến nay.
Đường Đồng Khởi hiện nay thời Tự Đức có tên là đường Xóm Hàng Đinh. Khi Pháp đến đã cho rải đá ong và đặt tên đường số 16. Năm 1865, tên đường đổi thành Catinat theo tên Thống chế Pháp đầu thế kỷ 17. Đây là con đường có nhiều nhà hàng sang trọng và sầm uất.
Đường Đồng Khởi hiện nay thời Tự Đức có tên là đường Xóm Hàng Đinh. Khi Pháp đến đã cho rải đá ong và đặt tên đường số 16. Năm 1865, tên đường đổi thành Catinat theo tên Thống chế Pháp đầu thế kỷ 17. Đây là con đường có nhiều nhà hàng sang trọng và sầm uất.
Sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đổi tên đường là đường số 17. Do có Dinh Thống đốc nên đường có tên Gouverneur. Đến năm 1870 đường đổi thành La Grandière. Trải qua nhiều lần đổi tên khác, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đường có tên Lý Tự Trọng cho đến nay.
Sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đổi tên đường là đường số 17. Do có Dinh Thống đốc nên đường có tên Gouverneur. Đến năm 1870 đường đổi thành La Grandière. Trải qua nhiều lần đổi tên khác, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đường có tên Lý Tự Trọng cho đến nay.
Đường Hai Bà Trưng hiện nay nằm trên trục đường thiên lý nối Sài Gòn với Cao Miên. Sau khi Pháp chiếm Sài Gòn, đường mang tên đường số 14, đến năm 1865 tên là đường Impérial, rồi đường Nationale. Năm 1902 đường mang tên đường Paul Blanchy. Dạo ấy hai bên đường các hàng cây thẳng tắp rợp bóng mát.
Đường Hai Bà Trưng hiện nay nằm trên trục đường thiên lý nối Sài Gòn với Cao Miên. Sau khi Pháp chiếm Sài Gòn, đường mang tên đường số 14, đến năm 1865 tên là đường Impérial, rồi đường Nationale. Năm 1902 đường mang tên đường Paul Blanchy. Dạo ấy hai bên đường các hàng cây thẳng tắp rợp bóng mát.
Trước khi mang tên đường Mạc Đĩnh Chi như hiện nay, dạo Pháp thuộc đường có tên đường số 10. Kể từ năm 1871, đường mang tên đường Bangkok. Đường có nhiều cây cổ thụ hai bên với giống cây được lấy từ Vườn Bách thảo (Thảo Cầm viên hiện nay). Từ năm 1955 đến nay đường mang tên như hiện tại.
Trước khi mang tên đường Mạc Đĩnh Chi như hiện nay, dạo Pháp thuộc đường có tên đường số 10. Kể từ năm 1871, đường mang tên đường Bangkok. Đường có nhiều cây cổ thụ hai bên với giống cây được lấy từ Vườn Bách thảo (Thảo Cầm viên hiện nay). Từ năm 1955 đến nay đường mang tên như hiện tại.
Nằm ở trung tâm Quận 1 hiện nay, đường Hồ Tùng Mậu thời Pháp thuộc có tên là đường Adran. Đến năm 1920 đường đổi tên thành đường Georger Guynemer. Năm 1955 đường mang tên Võ Di Nguy. Từ năm 1985 đường mang tên Hồ Tùng Mậu cho đến nay.
Nằm ở trung tâm Quận 1 hiện nay, đường Hồ Tùng Mậu thời Pháp thuộc có tên là đường Adran. Đến năm 1920 đường đổi tên thành đường Georger Guynemer. Năm 1955 đường mang tên Võ Di Nguy. Từ năm 1985 đường mang tên Hồ Tùng Mậu cho đến nay.
Khi Pháp xâm lược và biến Nam Kỳ thành thuộc địa, để nối thông Sài Gòn với Chợ Lớn, một con đường đã được đắp. Phía Sài Gòn gọi là đường Galliéni, phía Chợ Lớn đặt tên là Des Marins. Năm 1952 đường mang tên đường Đồng Khánh. Đến năm 1955 đổi tên thành đường Trần Hưng Đạo.
Khi Pháp xâm lược và biến Nam Kỳ thành thuộc địa, để nối thông Sài Gòn với Chợ Lớn, một con đường đã được đắp. Phía Sài Gòn gọi là đường Galliéni, phía Chợ Lớn đặt tên là Des Marins. Năm 1952 đường mang tên đường Đồng Khánh. Đến năm 1955 đổi tên thành đường Trần Hưng Đạo.
Những con đường Sài Gòn xưa là một phần nội dung của cuốn sách ảnh Di sản Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh do Tạp chí Xưa&Nay phối hợp với NXB Tổng hợp TP. HCM ấn hành. Tác phẩm tập hợp hơn 300 bức ảnh quý hiếm về Sài Gòn - TP. HCM, bao quát lịch sử, văn hóa, xã hội vùng đất này.
Những con đường Sài Gòn xưa là một phần nội dung của cuốn sách ảnh Di sản Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh do Tạp chí Xưa&Nay phối hợp với NXB Tổng hợp TP. HCM ấn hành. Tác phẩm tập hợp hơn 300 bức ảnh quý hiếm về Sài Gòn - TP. HCM, bao quát lịch sử, văn hóa, xã hội vùng đất này.

GALLERY MỚI NHẤT