Bình Nhưỡng kêu gọi cải thiện quan hệ, Seoul dè dặt

(Kiến Thức) - Hàn Quốc dè dặt đáp lại lời kêu gọi mới đây của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đề nghị cải thiện quan hệ song phương.

Bình Nhưỡng kêu gọi cải thiện quan hệ, Seoul dè dặt
Trong thông điệp đầu năm mới, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói  Bình Nhưỡng “sẽ tiến hành các nỗ lực khó khăn để khai triển các cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên và cải thiện quan hệ song phương”.
Binh Nhuong keu goi cai thien quan he, Seoul de dat
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói Bình Nhưỡng “sẽ tiến hành các nỗ lực... triển khai các cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên và cải thiện quan hệ song phương”. 
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Thống nhất ở Seoul Jeong Joon-hee hôm 4/1 tuyên bố hiện thời, Hàn Quốc chưa có kế hoạch tiến hành bất cứ cuộc đàm phán mới nào với Bình Nhưỡng.
Thay vào đó, ông Jeong Joon-hee phản bác  lời chỉ trích gay gắt của ông Kim Jong-un nhắm vào Hàn Quốc, khi nhà lãnh đạo Triều Tiên gọi mục tiêu tái thống nhất trong hòa bình của Tổng thống Park Geun-hye là một hình thức trá hình đòi “thay đổi chế độ” ở miền bắc.
Theo đài VOA, sau các cuộc đàm phán liên Triều bị đổ vỡ hồi tháng 12/2015, Seoul dường như có lập trường cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng.
Hai ngày đàm phán cấp cao hồi tháng 12/2015 đã không đạt được tiến bộ về các dự án khiêm tốn, phi chính trị như mở các cuộc đoàn tụ thường xuyên cho các gia đình bị ly tán khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt và tiếp tục các hoạt động du lịch xuyên biên giới.
Sau đó, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se nói rằng tình trạng thiếu lòng tin giữa hai miền Triều Tiên đã gây khó khăn đáng kể cho mọi cuộc đối thoại. Ông Yun Byung-se hạ thấp khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa bà Park Geun-hye và ông Kim Jong-un cho đến khi Triều Tiên hạn chế chương trình vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra, chuyên gia phân tích về Triều Tiên Kim Yong-hyun của  trường Đại học Dongguk ở Seoul cho rằng với các cuộc bầu cử quốc hội dự kiến tổ chức vào tháng 4/2016, chính quyền của bà Park Geun-hye không muốn mất lá phiếu của những người ủng hộ bảo thủ, khi tham gia các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng vốn gây nguy cơ về mặt chính trị.
Nhà phân tích Kim Yong-hyun nói: “Vào thời điểm này, khó mà tạo được một bầu không khí để tiến hành các cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên”.

Khó xảy ra cuộc chiến tổng lực ở Bán đảo Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Nguy cơ xung đột liên Triều hiện đã bị hai bên đẩy lên mức cao hơn, nhưng khó  xảy ra cuộc chiến tổng lực ở Bán đảo Triều Tiên.   

Khó xảy ra cuộc chiến tổng lực ở Bán đảo Triều Tiên?
Trong nhiều năm qua, những lời đe dọa của CHDCND Triều Tiên thường bị phớt lờ.  Seoul vẫn không chìm  trong "biển lửa", bất chấp những lời đe dọa tiến hành cuộc chiến tổng lực lặp đi lặp lại của Bình Nhưỡng.
Kho xay ra cuoc chien tong luc o Ban dao Trieu Tien?
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un hạ lệnh cho quân đội  trên biên giới liên Triều "sẵn sàng chiến đấu".
Mặc dù hai miền Triều Tiên đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ngày 22/8  sau thời hạn chót của Bình Nhưỡng về việc Hàn Quốc phải dỡ bỏ các hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền, vụ đấu pháo vừa qua cho thấy cuối cùng Bình Nhưỡng có thể cũng “hành động đi đôi với lời nói”.

Thỏa thuận lịch sử tháo ngòi căng thẳng Hàn-Triều

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia phân tích đã chỉ ra những điểm tích cực trong thỏa thuận lịch sử 6  điểm  nhằm tháo ngòi căng thẳng Hàn-Triều.

Thỏa thuận lịch sử tháo ngòi căng thẳng Hàn-Triều
Sau cuộc đàm phán được coi là dài nhất trong quan hệ liên Triều,  Hàn Quốc và Triều Tiên đã đi đến một thỏa thuận lịch sử vào sáng sớm 25/8 để hạ nhiệt căng thẳng, vốn có thể bùng phát lên thành một cuộc xung đột vũ trang rộng lớn ở bán đảo Triều Tiên.
Thoa thuan lich su thao ngoi cang thang Han-Trieu
Lính Hàn Quốc hỏi anh tài xế trước khi vượt qua cầu Thống Nhất dẫn vào DMZ.

Nga không kích ở Syria: Thế giới không còn như trước

(Kiến Thức) - Chiến dịch không kích ở Syria chứng tỏ Nga sử dụng thành công sức mạnh quân sự ở xa ngoài biên giới và khiến cho thế giới không còn như trước.

Nga không kích ở Syria: Thế giới không còn như trước
Theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong thời 90 ngày đêm (kể từ ngày 30/9/2015),  Không quân Nga đã thực hiện hơn 5.000 phi vụ, phá hủy gần 4.000 mục tiêu của những kẻ khủng bố. Trong cùng thời gian, quân đội chính phủ Syria đã liên tục mở cuộc tiến công ở khắp Syria, còn IS không dành được thắng lợi nào trên mặt đất.
Nga khong kich o Syria: The gioi khong con nhu truoc
 
Lần đầu tiên trong thế kỷ 21, quân đội Nga đã sử dụng hiệu quả các loại vũ khí chính xác cao, tên lửa hành trình chiến lược và ném bom tầm xa, tình báo vũ trụ. Ngoài ra, Nga còn huy động hải quân tham gia chiến dịch và giúp đỡ Damascus bằng các hợp đồng vũ khí. Vào giữa tháng 12/2015, quân đội chính phủ Syria đã nhận được lô xe tăng hiện đại hóa T-90 trang bị khí tài kính ngắm hồng ngoại và ảnh nhiệt góp phần nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.