Bình Định: Rực rỡ hoa trang rừng bên suối Tà Má

Hằng năm cứ vào khoảng tháng 3, hàng trăm gốc trang rừng bên bờ suối Tà Má (thuộc thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) lại bắt đầu bung hoa vàng rực rỡ.

Binh Dinh: Ruc ro hoa trang rung ben suoi Ta Ma

Cách trung tâm thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) khoảng chừng 7km, vài năm trở lại đây, hàng cây trang rừng dọc suối Tà Má dần trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn với người dân, du khách vào mỗi mùa hoa nở. Ảnh: Trương Định

Binh Dinh: Ruc ro hoa trang rung ben suoi Ta Ma-Hinh-2

Ghi nhận của PV Tiền Phong tại suối Tà Má, dù hoa trang chưa nở rộ, nhưng từ sáng tới chiều, du khách nô nức đổ về vui chơi, tham quan, chụp ảnh kỷ niệm. Nhiều gia đình mang theo đồ ăn, thức uống... vui chơi dọc hai bên bờ suối, dưới những gốc hoa trang vàng rực. Ảnh: Trương Định

Binh Dinh: Ruc ro hoa trang rung ben suoi Ta Ma-Hinh-3

Bà Trần Thị Thanh Vương (xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh) cho biết, khoảng 3 năm trở lại đây, cây trang rừng bên suối Tà Má bắt đầu nở rực đã thu hút hàng nghìn du khách. Từ đó đến nay, cứ sau Tết Nguyên đán khi hoa trang nở, người dân và du khách lại tìm đến vui chơi. Ảnh: Trương Định

Binh Dinh: Ruc ro hoa trang rung ben suoi Ta Ma-Hinh-4

Bà Nguyễn Thị Minh Hoa (58 tuổi, thị trấn Vĩnh Thạnh) chia sẻ, những dịp rảnh rỗi hay cùng bạn bè, người thân đến suối Tà Má để thư giãn. Khi đến đây, tinh thần cực kỳ sảng khoái, vui vẻ, mọi stress trong cuộc sống như được tan biến. Bà Hoa mong muốn trong tương lai, cảnh sắc tuyệt đẹp nơi đây ngày càng được biết đến, thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Trương Định

Binh Dinh: Ruc ro hoa trang rung ben suoi Ta Ma-Hinh-5

Người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh: Trương Định

Binh Dinh: Ruc ro hoa trang rung ben suoi Ta Ma-Hinh-6

Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Hiệp (huyện Vĩnh Thạnh), dọc hai bên suối Tà Má có rất nhiều cây trang rừng nở hoa, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp thu hút rất nhiều du khách. Địa phương đã đề xuất trình UBND huyện với mong muốn quy hoạch phát triển nơi đây trở thành điểm du lịch cộng đồng trong thời gian tới, nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Ảnh: Trương Định

Binh Dinh: Ruc ro hoa trang rung ben suoi Ta Ma-Hinh-7

Thôn Hà Ri chủ yếu là người đồng bào Bana, rừng hoa trang bên suối này đã có từ rất lâu. Họ gìn giữ dòng suối và hàng cây trang rừng từ bao đời nay. Ảnh: Trương Định

Binh Dinh: Ruc ro hoa trang rung ben suoi Ta Ma-Hinh-8

Binh Dinh: Ruc ro hoa trang rung ben suoi Ta Ma-Hinh-9

Ông Huỳnh Đức Bảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết, vào năm 2021, thời điểm rừng trang nở rộ, địa phương ghi nhận khoảng 10.000 người đến tham quan, du lịch trong 1 ngày. Và từ đó nơi này càng được nhiều người biết đến. Ảnh tư liệu

Binh Dinh: Ruc ro hoa trang rung ben suoi Ta Ma-Hinh-10

Theo ông Bảo, hiện mới thông qua quy hoạch tổng thể xã Vĩnh Hiệp, đang chờ quy hoạch 1/500 để kêu gọi đầu tư. Mới đây địa phương đã thông qua một đề án phát triển du lịch cộng đồng, trong đó có suối Tà Má. Ảnh: Trương Định

Binh Dinh: Ruc ro hoa trang rung ben suoi Ta Ma-Hinh-11

Hiện tại, nhằm góp phần tạo sinh kế cho người dân trong làng, địa phương hướng dẫn xây dựng một số chòi để phục vụ việc ăn uống, cũng như các dịch vụ tại đây cho du khách đến tham quan du lịch. Huyện, xã cũng tăng quản lý mua bán, giá cả cũng như vệ sinh tại đây. Ảnh: Trương Định

 

Bình Định: Vụ nguyên Bí thư Huyện ủy thâu tóm đất rừng vào diện theo dõi

Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Bình Định đã vụ việc nguyên Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh giả chữ ký để thâu tóm 115 ha đất rừng đưa vào diện theo dõi, quản lý.

Ngày 13/4, liên quan vụ nguyên Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh Nguyễn Đình Kim giả chữ ký để thâu tóm 115 ha đất rừng phòng hộ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, hiện nay, vụ việc giao cho Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của tỉnh đưa vào diện theo dõi, quản lý. Cơ quan công an đang tiến hành điều tra.

Hiện, UBND tỉnh đang chờ kết luận của cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT). Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho biết, vụ việc được Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đang chỉ đạo rất sát. “Sẽ không có việc bao che, xử lý đúng người đúng tội”, ông Tuấn nói.

Trồng hoa giấy la liệt khắp nơi, cả làng ở Bến Tre giàu lên

Làng hoa giấy, làng nghề trồng hoa giấy (bông giấy) Phú Sơn, thuộc xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đang là địa điểm rất nổi tiếng.

Với tiết trời se lạnh, gió heo may trên những tán dừa xanh. Chỉ còn tuần nữa xuân lại về trên khắp cửa ngõ quê hương. Đặc biệt tại “Vương quốc hoa kiểng", cuối tháng Chạp là ngày tết thật sự đối với người dân trồng hoa giấy tại ấp Lân Đông thuộc xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Hiện nay, nơi đây đang là địa điểm rất nổi tiếng, với không gian rực rỡ, đẹp đến ngỡ ngàng được nhiều bạn trẻ, người dân và du khách tìm đến check-in lưu lại những hình ảnh đẹp nhất vào những ngày cuối năm.

Hoa giấy tô thêm sắc thắm ngày xuân

Làng hoa giấy Phú Sơn là nơi có quy mô trồng hoa giấy lớn nhất huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Hằng năm tạo ra hàng nghìn sản phẩm hoa giấy, cung ứng cho thị trường cả nước từ Nam ra Bắc, nhiều nhất có thể kể đến các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Hà Nội, Côn Đảo,…

Nghề trồng hoa giấy tại đây tồn tại hơn 20 năm với khoảng hơn 100 hộ trồng hoa giấy; tuy nhiên, làng hoa giấy trở nên nổi bậc và nhiều người biết đến chỉ sau khi cơ sở vật chất, các tuyến đường được xây dựng thông thoáng khoảng 4 đến 5 năm trở lại đây mới có nhiều người biết đến vẻ đẹp rực rỡ, nhiều màu sắc, tạo nên dấu ấn đặc biệt.

Mỗi năm, mỗi hộ trồng từ vài chục, vài trăm đến 1.000 - 2.000 cây hoa giấy đủ loại kiểu dáng, màu sắc. Trước kia, mỗi gốc hoa giấy người dân chỉ trồng thuần chủng một màu.

Tuy nhiên, những năm gần đây, tay nghề kỹ thuật trồng hoa giấy của người dân được nâng cao, không chỉ xử lý hoa ra đúng dịp Tết mà còn ghép thành công nhiều loại hoa giấy tam sắc, ngũ sắc vào chung một gốc, làm đa dạng mẫu mã, góp phần tô điểm thêm màu sắc cho không gian ngày xuân.

Trong hoa giay la liet khap noi, ca lang o Ben Tre giau len

Rực rỡ sắc hoa giấy đủ giống, đủ màu sắc, đủ kiểu dáng đẹp ngỡ ngàng tại Làng hoa giấy Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. (Ảnh: V.Q.N)

Màu sắc hoa nơi đây cũng rất đặc biệt như: hồng, vàng, đỏ, trắng, tím,… nhiều nhà vườn đã đầu tư nhiều mẫu cây chủ lực như hoa giấy tam sắc (trắng - hồng - đỏ), chuyển sắc, gốc hoa giấy ghép nhiều màu hoa, gốc hoa giấy bonsai, gốc hoa giấy kiểng lớn uốn lượn,… để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao cho người dân và du khách...

Kích thước cây hoa giấy Phú Sơn từ 0,5 - 1,2m, giá vườn từ 100.000 - 500.000 đồng/chậu tùy loại, có những kiểu bonsai lâu năm, chất lượng giá gần vài chục triệu, sản lượng gần 1 triệu sản phẩm/năm.

Trong hoa giay la liet khap noi, ca lang o Ben Tre giau len-Hinh-2

Gốc kiểng hoa giấy trồng trong chậu uốn lượn được nhiều người tìm mua tại làng hoa giấy Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. (Ảnh: V.Q.N). (Ảnh: V.Q.N)

So với các loại hoa khác tại Chợ Lách như vạn thọ, cúc mâm xôi, mai vàng, tắc kiểng,…hoa giấy là loại cây đặc biệt, có sức chịu độ mặn tốt, hoa dày và rực rỡ...

Hoa giấy nở lâu tàn, với ý nghĩa mang đến sự bình yên, sang trọng nhưng không kém phần mạnh mẽ và da diết, là sự lựa chọn yêu thích của rất nhiều người để trang trí nhà cửa mỗi khi Tết đến.

Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ thật sự choáng ngợp trước vẻ đẹp mê mẩn trước không gian sắc màu mà khó ở đâu có được. Hiện nơi đây đang là địa điểm được tìm kiếm khá nhiều của du khách vào những ngày cuối tháng Chạp để thưởng lãm hoa trước khi các thương lái vận chuyển đến khắp nơi phục vụ Tết trên khắp cả nước.

Làng hoa giấy Phú Sơn gắn kết du lịch

Làng hoa giấy Phú Sơn tại ấp Lân Đông là một trong 4 ấp của 4 xã lân cận, tạo nên không gian điểm nhấn của Làng Văn hóa Du lịch Chợ Lách.

Với thế mạnh nằm trên trục đường chính và được định hướng là sản phẩm chủ lực của địa phương khi du khách có thể chụp ảnh, tham quan, tiếp cận với người dân và kỹ thuật sản xuất hoa giấy.

Đề án Làng Văn hóa Du lịch Chợ Lách đang được sự ủng hộ và đồng tình của người dân, một số hộ cũng có ý định đầu tư trở thành điểm dừng chân, ẩm thực địa phương gắn với tham quan, chiêm ngưỡng hoa kiểng - cây giống phục vụ du khách gần xa.

Cảnh quang của xã đang được tân trang trên các tuyến đường, bố trí gọn gàng và sẵn sàng chào đó du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Ngoài ra, nơi đây cũng đã thành lập tổ hợp tác sản xuất hoa giấy với khoảng 40 hộ tham gia, diện tích khoảng gần 80.000 m2.

Chính vì thế, sản phẩm hoa giấy Phú Sơn ngày nay có triển vọng hơn rất nhiều, được thị trường ưa chuộng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Địa phương luôn tạo điều kiện cho các chủ vườn trên địa bàn sản xuất sản phẩm theo hướng nông nghiệp sạch, an toàn, bảo vệ môi trường, gắn với phát triển du lịch cộng đồng theo định hướng chung của huyện và địa phương với mục tiêu bền vững trong tương lai.

Trong hoa giay la liet khap noi, ca lang o Ben Tre giau len-Hinh-3

Hoa giấy tô thêm điểm sắc ngày xuân ở làng hoa giấy Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. (V.Q.N)

Càng gần về cuối năm, thời tiết thuận lợi, hoa rực rỡ khiến nhiều thương lái đổ về để tìm mua, khắp con đường làng hoa giấy Phú Sơn cực kỳ sôi động, người dân trồng hoa phấn khởi. Song song đó, người bán lẫn người mua đều tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo an toàn, đón chào một mùa xuân bình an và hạnh phúc.

Tin mới