Biểu tình khiến nhiều gia đình Thái Lan lục đục

(Kiến Thức) - Phong trào biểu tình ở Bangkok và tình trạng phân cực chính trị ngày càng rõ rệt tại Thái Lan đang làm rất nhiều gia đình lâm vào tình trạng lục đục, chia rẽ.

Khi các cuộc biểu tình hòa bình ngày càng leo thang và những vụ xung đột liên tiếp nổ ra tại Bangkok, tình trạng thù địch giữa những người ủng hộ và phản đối chính phủ cũng ngày càng gia tăng. Nhiều nhà phân tích cảnh báo, phong trào biểu tình dẫn đến sự chia rẽ không chỉ “tầng lớp nông thôn nghèo và thành thị khá giả” mà còn cắt sâu hơn vào cấu trúc xã hội của Thái Lan.
Nhà nghiên cứu Sunnai Pasuk cảnh báo sự hận thù sâu sắc đang ngày càng lan rộng và sâu khắp các làng mạc, thành phố ở Thái Lan nhưng đáng lo ngại nhất là trong từng hộ gia đình.
Các cuộc biểu tình ở Thái Lan đang khiến nhiều gia đình nước này lầm vào tình trạng chia rẽ, lục đục.
 Các cuộc biểu tình ở Thái Lan đang khiến nhiều gia đình nước này lầm vào tình trạng chia rẽ, lục đục.
Ông Sunnai nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy sự chia rẽ sâu sắc trong từng hộ gia đình ở khắp Thái Lan. Đó chính xác là sự chia rẽ, lục đục. Cha mẹ và con cái cũng như các anh chị em trong gia đình không buồn nói chuyện với nhau. Thậm chí, các thành viên trong gia đình coi nhau như kẻ thù, không thể cùng tồn tại dưới một mái nhà. Đây là sự phát triển vô cùng nguy hiểm trong cuộc xung đột xung đột chính trị Thái Lan. Nếu tiếp tục phát triển, nó sẽ là một tai họa".
Không khó để tìm dẫn chứng cho nhận định trên. Ở làng Ban Mai, miền bắc Thái Lan, các cuộc biểu tình cũng như các cáo buộc chính phủ tham nhũng đã gây ra sự rạn nứt trong nhiều gia đình. Nông dân Duangian Kaewwanna chuyển từ ủng hộ chính phủ sang bất mãn sau khi chính phủ thất bại trong việc chi trả cho chương trình tài trợ giá gạo gây tranh cãi.
“Ban đầu, chính phủ cam kết hỗ trợ cho nông dân 15.000 baht/tấn lúa gạo. Nhưng cuối cùng, họ không giữ lời. Chúng tôi chưa nhận được tiền từ chương trình trợ giá này”, ông Duangian Kaewwanna nhấn mạnh.
Trong khi đó, con rể ông Duangian Kaewwanna là Surin Plukkam vẫn "trung thành" với chính phủ Tổng thống Yingluck. Tuy nhiên, ông Surin thừa nhận, ông ngày càng mệt mỏi vì cuộc xung đột chính trị đang phá vỡ gia đình, làm các thành viên trong nhà lục đục với nhau.
“Chúng tôi không nói chuyện với nhau, đặc biệt là về những vấn đề chính trị. Khi chúng tôi nói chuyện về một chủ đề nào đó, chúng tôi rất dễ rơi vào tranh cãi gay gắt. Do đó, chúng tôi ngừng đối thoại với nhau hoàn toàn”, ông Surin cho biết.

5 điều nhức nhối về biểu tình ở Thái Lan

(Kiến Thức) - Hơn một tuần qua, đất nước Thái Lan lần nữa “dậy sóng” bởi các cuộc biểu tình của phe chống chính phủ.

Người biểu tình Thái Lan đổi mục tiêu, tấn công dòng tộc Thủ tướng

(Kiến Thức) - Sau những ngày đeo bám Thủ tướng Yingluck, giờ đây người biểu tình Thái Lan bắt đầu hướng tới các doanh nghiệp liên quan tới gia tộc Shinawatra.

Lãnh đạo Ủy ban Cải cách Dân chủ nhân dân (PDRC) Suthep Thaugsuban hôm 19/2 đã nêu đích danh công ty bất động sản SC Asset, một trong số những doanh nghiệp của gia đình bà Yingluck. Ngoài ra, ông còn cảnh báo các nhà đầu tư nên rút vốn của họ ra những doanh nghiệp có dính líu tới gia đình Shinawatra.
Tính cho tới 8/5/2013, các thành viên nhà Shinawatra (đứng đầu là Paetongtam) là những cổ đông chính của SC Asset. Còn bà Yingluck từng là Giám đốc điều hành của công ty này trước khi từ chức để theo đuổi sự nghiệp chính trị ở đảng Phue Thai.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.