Biệt tài khiến người đời ngưỡng mộ của nữ tướng Bùi Thị Xuân

Biệt tài khiến người đời ngưỡng mộ của nữ tướng Bùi Thị Xuân

Trong lịch sử Việt Nam, Bùi Thị Xuân là nữ danh tướng sống anh hùng, chết oanh liệt. Bà nổi tiếng với biệt tài huấn luyện voi và sử dụng nghệ thuật đánh trận bằng voi tạo ra những trận thắng vô cùng lừng lẫy.

 Nữ tướng Bùi Thị Xuân quê ở thôn Xuân Hoà, tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Theo một số tài liệu bà sinh vào năm 1758, là cháu gọi Thái sư Bùi Đắc Tuyên bằng chú.
Nữ tướng Bùi Thị Xuân quê ở thôn Xuân Hoà, tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Theo một số tài liệu bà sinh vào năm 1758, là cháu gọi Thái sư Bùi Đắc Tuyên bằng chú.
Thuở bé nữ tướng Bùi Thị Xuân ham mê võ nghệ, thích tập côn quyền đao kiếm. 15 tuổi, bà đã nổi tiếng gần xa về vẻ đẹp thanh tú và võ nghệ cao cường.
Thuở bé nữ tướng Bùi Thị Xuân ham mê võ nghệ, thích tập côn quyền đao kiếm. 15 tuổi, bà đã nổi tiếng gần xa về vẻ đẹp thanh tú và võ nghệ cao cường.
Sau này, nhờ tài năng võ thuật, bà đã giải cứu Trần Quang Diệu khi ông bị hổ tấn công. Hai người thành vợ chồng và cùng tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn.
Sau này, nhờ tài năng võ thuật, bà đã giải cứu Trần Quang Diệu khi ông bị hổ tấn công. Hai người thành vợ chồng và cùng tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn.
Hai ông bà là 2 trong số 18 người được coi là viên đá tảng gây dựng nên triều đại Tây Sơn. Trần Quang Diệu được phong là Thiếu phó, Bùi Thị Xuân là Đô đốc.
Hai ông bà là 2 trong số 18 người được coi là viên đá tảng gây dựng nên triều đại Tây Sơn. Trần Quang Diệu được phong là Thiếu phó, Bùi Thị Xuân là Đô đốc.
Không chỉ dũng cảm, có tài sử dụng song kiếm, cưỡi ngựa bắn cung khi ra trận, Đô đốc Bùi Thị Xuân còn có biệt tài huấn luyện voi trận và nghệ thuật đánh trận bằng voi.
Không chỉ dũng cảm, có tài sử dụng song kiếm, cưỡi ngựa bắn cung khi ra trận, Đô đốc Bùi Thị Xuân còn có biệt tài huấn luyện voi trận và nghệ thuật đánh trận bằng voi.
Dưới quyền Bùi Thị Xuân có hơn 2000 nữ binh và hơn 100 thớt voi.
Dưới quyền Bùi Thị Xuân có hơn 2000 nữ binh và hơn 100 thớt voi.
Một số tài liệu ghi chép lại: Để điều khiển, bà thường dùng ngọn cờ đỏ có cán dài. Khi bà chưa ra thao trường, voi đi lại lộn xộn. Lúc bà xuất hiện, con voi đầu đàn vội chạy lại đứng nghiêm chỉnh trước mặt, chân trước co lên.
Một số tài liệu ghi chép lại: Để điều khiển, bà thường dùng ngọn cờ đỏ có cán dài. Khi bà chưa ra thao trường, voi đi lại lộn xộn. Lúc bà xuất hiện, con voi đầu đàn vội chạy lại đứng nghiêm chỉnh trước mặt, chân trước co lên.
Sau đó, cả đàn răm rắp chạy đến xếp hàng ngay ngắn trước mặt voi đầu đàn. Bà dùng cờ phất ngang, dọc, trước sau để điều khiển đàn voi tiến tới, rẽ sang phải, sang trái, tới, lui, nhịp nhàng đều đặn. (Ảnh: Đền thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân)
Sau đó, cả đàn răm rắp chạy đến xếp hàng ngay ngắn trước mặt voi đầu đàn. Bà dùng cờ phất ngang, dọc, trước sau để điều khiển đàn voi tiến tới, rẽ sang phải, sang trái, tới, lui, nhịp nhàng đều đặn. (Ảnh: Đền thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân)
Khi tập voi đánh trận, ban đầu, bà tập từng thớt một. Mỗi thớt có một nữ quản tượng, khi thuần thục rồi mới tập thành đoàn. Khi đó, nữ quản tượng nào đi kèm voi nấy. (Ảnh: Đền thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân).
Khi tập voi đánh trận, ban đầu, bà tập từng thớt một. Mỗi thớt có một nữ quản tượng, khi thuần thục rồi mới tập thành đoàn. Khi đó, nữ quản tượng nào đi kèm voi nấy. (Ảnh: Đền thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân).
Trong trận đánh, bà tỏ rõ khí phách, luôn cưỡi voi dẫn đầu trước ba quân. Ví dụ, trận Hạ Hồi (Kỷ Dậu 1789), bà chỉ huy đội tượng binh xông thẳng vào đồn giặc, khiến quân Thanh kinh hoàng không kịp đánh trả, đạp lên nhau mà chạy.
Trong trận đánh, bà tỏ rõ khí phách, luôn cưỡi voi dẫn đầu trước ba quân. Ví dụ, trận Hạ Hồi (Kỷ Dậu 1789), bà chỉ huy đội tượng binh xông thẳng vào đồn giặc, khiến quân Thanh kinh hoàng không kịp đánh trả, đạp lên nhau mà chạy.
Năm 1801, Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân, đem quân đánh chiếm nam sông Gianh, quân Tây Sơn với 30.000 quân mở cuộc phản công lớn. Bùi Thị Xuân cưỡi voi đi đầu hàng quân, chiến đấu anh dũng. Năm 1802, bà chỉ huy 5000 quân đánh trận Trấn Ninh (Quảng Bình) làm quân Nguyễn Ánh khiếp sợ. (Ảnh: Tượng thờ vợ chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân)
Năm 1801, Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân, đem quân đánh chiếm nam sông Gianh, quân Tây Sơn với 30.000 quân mở cuộc phản công lớn. Bùi Thị Xuân cưỡi voi đi đầu hàng quân, chiến đấu anh dũng. Năm 1802, bà chỉ huy 5000 quân đánh trận Trấn Ninh (Quảng Bình) làm quân Nguyễn Ánh khiếp sợ. (Ảnh: Tượng thờ vợ chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân)
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Vua Nguyễn Ánh - Gia Long trả thù tàn bạo đối với quân tướng dưới triều Vua Quang Trung- Nguyễn Huệ. Vợ chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân cùng bị đem ra hành quyết. Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi quanh cái chết của vợ chồng bà. (Ảnh: Đền thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân)
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Vua Nguyễn Ánh - Gia Long trả thù tàn bạo đối với quân tướng dưới triều Vua Quang Trung- Nguyễn Huệ. Vợ chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân cùng bị đem ra hành quyết. Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi quanh cái chết của vợ chồng bà. (Ảnh: Đền thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân)
Nhiều tài liệu ghi lại, nữ tướng Bùi Thị Xuân bị voi giày đến chết. Tuy nhiên, trước cái chết bà rất hiên ngang hét to một tiếng làm bầy voi sợ hãi bước giật lùi. Quân lính được lệnh đốt hỏa pháo và đâm giáo nhọn thúc vào voi làm chúng hoảng loạn chạy xéo lên đè chết bà. (Ảnh: Đền thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân).
Nhiều tài liệu ghi lại, nữ tướng Bùi Thị Xuân bị voi giày đến chết. Tuy nhiên, trước cái chết bà rất hiên ngang hét to một tiếng làm bầy voi sợ hãi bước giật lùi. Quân lính được lệnh đốt hỏa pháo và đâm giáo nhọn thúc vào voi làm chúng hoảng loạn chạy xéo lên đè chết bà. (Ảnh: Đền thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân).
Nghiên cứu về Đô đốc Bùi Thì Xuân, hầu hết các nhà sử học đều kết luận, đó là một nữ tướng đặc biệt dũng mãnh, có tài thao lược, tận trung tận hiếu với vua, hết lòng vì nghĩa phu thê, hiên ngang, lẫm liệt trước kẻ thù, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Nghiên cứu về Đô đốc Bùi Thì Xuân, hầu hết các nhà sử học đều kết luận, đó là một nữ tướng đặc biệt dũng mãnh, có tài thao lược, tận trung tận hiếu với vua, hết lòng vì nghĩa phu thê, hiên ngang, lẫm liệt trước kẻ thù, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
GS. Nguyễn Khắc Thuần đánh giá: "Bùi Thị Xuân là một hiện tượng rất đặc biệt. Cùng với chồng và hàng vạn các nghĩa sĩ Tây Sơn, bà đã đi suốt cuộc trường chinh ba chục năm trời, anh dũng chống cả thù trong lẫn giặc ngoài, một lòng dạ vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Từ một phụ nữ bình thường, Bùi Thị Xuân đã trở thành danh tướng được đời đời kính trọng...".
GS. Nguyễn Khắc Thuần đánh giá: "Bùi Thị Xuân là một hiện tượng rất đặc biệt. Cùng với chồng và hàng vạn các nghĩa sĩ Tây Sơn, bà đã đi suốt cuộc trường chinh ba chục năm trời, anh dũng chống cả thù trong lẫn giặc ngoài, một lòng dạ vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Từ một phụ nữ bình thường, Bùi Thị Xuân đã trở thành danh tướng được đời đời kính trọng...".
Mời độc giả xem video:Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 | Bắc Ninh có 98 bệnh nhân khỏi bệnh. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT