1. Cổ
Khi các hoóc- môn tuyến thượng thận phải làm việc quá tải vì cơ thể bạn đang hấp thụ quá nhiều đường hoặc bị căng thẳng, mụn sẽ thường nổi ở vùng cổ như một hệ quả của nó. Để tránh mụn mọc nhiều hơn, bạn cần giảm bớt đồ ngọt, đường trong khẩu phần ăn của mình và cố gắng thư giãn nhiều hơn. Đồng thời, bạn cũng cần tránh mặc áo có cổ quá cao, chật, càng không được để tóc dơ trong quá trình điều trị mụn.
Bản đồ vị trí mọc mụn. (Ảnh: Internet) |
2. Vai
Một trong những nguyên nhân làm mụn nổi trên vùng vai là do bạn quá căng thẳng hoặc do quai túi của bạn cọ sát vào vai gây kích ứng. Đây cùng là vùng da khá nhạy cảm và dễ tổn thương nên mụn sẽ hình thành rất nhanh. Để khắc phục, bạn cần để tinh thần mình thoải mái hơn, hạn chế đeo túi chéo lâu hay mặc áo bẩn.
3. Ngực
Chất liệu áo là một trong những nguyên nhân chính khiến mụn mọc ở ngực. (Ảnh: Internet) |
Những bộ trang phục có chất liệu polyester hay nylon là nguyên nhân làm cho da bạn bị bí thở. Tình trạng này sẽ dẫn đến viện rất dễ mọc mụn ở ngực. Ngoài ra, thuốc điều trị bệnh nấm hay những vấn đề về tiêu hóa cũng là lí do khiến mụn nổi ở vùng da này. Cần phải mặc trang phục thoáng mát hơn, hạn chế ăn đồ cay và cân nhắc việc sử dụng những thuốc đặc trị nhiễm nấm. Bạn cũng đừng quên bổ sung thêm dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể nhé!
4. Cánh tay
Cánh tay là nơi có vùng da thô hơn các vùng khác trên cơ thể. Chính vì vậy khi lượng tế bào chết bị thải ra quá nhiều thì vùng da này rất dễ bị chứng dày sừng. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm chứa axit salicylic và tẩy tế bào chết thường xuyên hơn. Nếu vùng da này vẫn không bớt mụn, thì vấn đề nằm ở việc thiếu hụt, dư thừa vitamin trong cơ thể.
5. Bụng
Bụng là nơi rất khó mọc mụn vì vùng da này rất ít tuyến dầu. Thế nhưng nếu bạn có đường huyết cao hoặc mặc trang phục quá bó sát thì mụn cũng có thể dễ dàng mọc và lây lan ở khu vực này. Bạn cần hạn chế ăn đồ ngọt và mặc quần áo rộng hơn để khắc phục tình trạng da.
6. Lưng
Lưng là một trong những khu vực này rất dễ nổi mụn nhất trên cơ thể. Vùng da này thường ra mồ hôi nhiều khi vận động, khá nhạy cảm và dễ cọ sát với áo, ba lô. Ngoài ra, lưng còn dễ bị kích ứng với các loại mĩ phẩm, sữa dưỡng ẩm. Tuy nhiên, nếu không phải do những thứ trên thì việc nổi mụn ở lưng chủ yếu do chế độ ăn uống của bạn đang có vấn đề hoặc ban đang thường xuyên thiếu ngủ.
7. Vùng kín
Không đáng ngạc nhiên khi mụn lại có thể mọc ở vùng kín bởi lẽ khu vực này có độ ẩm khá cao. Và khi bạn tẩy hay cạo lông không đúng cách dẫn đến việc lông mọc ngược gây ra mụn. Ngoài ra, vệ sinh không sạch cũng gây ra việc lây nhiễm các bệnh vùng kín và mọc mụn khu vực này. Nếu mụn cứ ở lì không hết thì bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên hữu hiệu nhất.
8. Mông
Cũng như vùng kín, mông cũng là khu vực có độ ẩm cao nên khi đồ lót của bạn bẩn, hầm thì mụn hiển nhiên sẽ có cơ hội mọc lên. Ngoài ra, cũng có thể da bạn quá khô hoặc hệ tiêu hóa không tốt, ăn uống không điều độ cũng là lí do dẫn đến mụn mọc ở mông. Bạn cũng cần hạn chế uống nước ngọt hay ăn nhiều đồ cay, nóng.
9. Đùi và chân
Nếu mụn mọc ở đùi hay chân thì phần lớn bạn đang gặp vấn đề với sữa tắm, sữa dưỡng thể, bột giặt hay nước xả vải. Lí do thứ hai chính là việc tẩy, cạo lông không đúng cách dẫn đến việc lông mọc ngược gây ra mụn bọc. Tốt nhất bạn nên dùng sữa tắm có chứa axit salicylic hoặc axit glycolic hay kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không gây mụn. Ngoài ra bạn cũng cần tham khảo các chuyên viên spa về việc tẩy lông sao cho đúng cách.
Mời quý độc giả xem video Bài tập nở vòng 1 (nguồn Youtube):