Biết gì về vật chứng hé lộ đời tư của Tả quân Lê Văn Duyệt?

Có thể nói, tấm bia công đức của phu nhân Tả quân Lê Văn Duyệt vừa là di vật hiếm có về gia đình người đứng đầu Sài Gòn – Gia Định xưa, vừa là chứng tích quý giá về một công trình đã mất ở Chợ Lớn.

Biet gi ve vat chung he lo doi tu cua Ta quan Le Van Duyet?
 Tại một góc nhỏ ít người để ý ở hành lang tầng một của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, có một hiện vật lý thú liên quan đến Tả quân Lê Văn Duyệt – nhân vật lịch sử lỗi lạc của mảnh đất Sài Gòn – Gia Định xưa.
Biet gi ve vat chung he lo doi tu cua Ta quan Le Van Duyet?-Hinh-2
 Đó là tấm bia công đức ghi nhận bà Đỗ Thị Phận, phu nhân của Tả quân Lê Văn Duyệt cúng 200 quan tiền xây dựng Thất Phủ Quan Võ Miếu vào năm 1819.
Biet gi ve vat chung he lo doi tu cua Ta quan Le Van Duyet?-Hinh-3
 Tấm bia được tạc từ đá nguyên khối, cao hơn 1 mét, trang trí đơn giản với hình tượng mây và mặt trời ở trán bia.
Biet gi ve vat chung he lo doi tu cua Ta quan Le Van Duyet?-Hinh-4
 Thân bia khắc các dòng chữ Nho, nội dung phiên âm như sau: “Khâm sai Chưởng tả quân Bình Tây Tướng quân kiêm Giám thần sách quân, lĩnh Gia Định thành Tổng trấn Quận công chính thất Đỗ Thị phu nhân hỉ tiền nhị bách quan”.
Biet gi ve vat chung he lo doi tu cua Ta quan Le Van Duyet?-Hinh-5
 Dịch nghĩa: “Bà họ Đỗ (Đỗ Thị Phận) vợ chính của quan Khâm sai Chưởng tả quân Bình Tây Tướng quân kiêm coi quân thần sách, lĩnh quận công Tổng trấn Thành Gia Định (Lê Văn Duyệt) hoan hỉ cúng 200 quan tiền”. 
Biet gi ve vat chung he lo doi tu cua Ta quan Le Van Duyet?-Hinh-6
 Trước kia tấm bia này được đặt ở Thất Phủ Quan Võ Miếu, ngôi miếu thờ Quan Công được lập năm 1775 ở trung tâm của Chợ Lớn, vị trí hiện tại là đường Triệu Quang Phục ở quận 5. 
Biet gi ve vat chung he lo doi tu cua Ta quan Le Van Duyet?-Hinh-7
 Đây được xem là ngôi miếu cổ nhất của vùng Chợ Lớn xưa, do người Hoa xây dựng để thờ chung cho cộng đồng mình từ 7 phủ thuộc 3 tỉnh Trung Hoa di cư sang. Do các biến động lịch sử mà ngày nay công trình không còn nữa. 
Biet gi ve vat chung he lo doi tu cua Ta quan Le Van Duyet?-Hinh-8
 Có thể nói, tấm bia công đức của phu nhân Tả quân Lê Văn Duyệt vừa là di vật hiếm có về gia đình người đứng đầu Sài Gòn – Gia Định xưa, vừa là chứng tích quý giá về một công trình đã mất ở Chợ Lớn.
Biet gi ve vat chung he lo doi tu cua Ta quan Le Van Duyet?-Hinh-9
 Ngược dòng lịch sử, Lê Văn Duyệt (1763 hoặc 1764  – 1832) còn được gọi là Tả Quân Duyệt, là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn.
Biet gi ve vat chung he lo doi tu cua Ta quan Le Van Duyet?-Hinh-10
 Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình, nhiều lần công cán ở cả phía Bắc thành và hai lần được cử làm tổng trấn Gia Định (Sài Gòn - TP HCM ngày nay)... 

Mời quý độc giả xem video: Di tích "đắp chiếu" - Hay "tây hóa" di sản lịch sử | VTV TSTC.

Cách bày mâm lễ và khấn tạ cuối năm ai cũng nên biết

(VietnamDaily) - Trong những ngày cuối cùng của năm cũ, nhiều gia đình chuẩn bị làm lễ tạ tại nhà. Dưới đây là cách sắm lễ và văn khấn tạ thần linh thổ địa nơi gia đình sinh sống còn gọi là lễ tạ đất.

Cach bay mam le va khan ta cuoi nam ai cung nen biet
 Khi Tết Nguyên đán Tân Sửu sắp đến, nhiều gia đình Việt Nam thực hiện sắm lễ và văn khấn tạ thần linh thổ địa nơi sinh sống còn gọi là lễ tạ đất. Lễ tạ cuối năm được người dân thực hiện nhằm bỏ đi những muộn phiền, lo lắng trong năm cũ và cầu mong bình an, may mắn, hạnh phục trong năm mới.

Vật chứng vô giá về chiến công của danh tướng Lý Thường Kiệt

(VietnamDaily) - Bia Linh Xứng không chỉ minh chứng cho sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo dưới triều Lý mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người anh hùng Lý Thường Kiệt trong lịch sử dân tô%3ḅc Viê%3ḅt Nam.

Vat chung vo gia ve chien cong cua danh tuong Ly Thuong Kiet
 Được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, bia Linh Xứng là một hiện vật quý giá có liên quan đến danh tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105), vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Tin mới