Biết gì về đế chế hùng mạnh nhất châu Phi thời Trung cổ?
Đế chế Mali được thành lập bởi vua Sundiata Keita (khoảng 1214 - 1255) và trở nên nổi tiếng vì sự giàu có của những người cai trị, đặc biệt là Mansa Musa (trị vì từ năm 1312-1327).
T.B (tổng hợp)
Tồn tại từ năm 1235 đến 1670, đế chế Mali từng kiểm soát một vùng đất rộng lớn ở Tây Phi, được mệnh danh là đế chế hùng mạnh nhất châu Phi thời Trung cổ.
Đế chế này được thành lập bởi vua Sundiata Keita (khoảng 1214 - 1255) và trở nên nổi tiếng vì sự giàu có của những người cai trị, đặc biệt là Mansa Musa (trị vì từ năm 1312-1327).
Dưới thời Mansa Musa, lãnh thổ đế chế Mali trải rộng từ bờ biển Đại Tây Dương đến Nigeria và từ sa mạc Sahara phía Bắc đến các khu rừng nhiệt đới phía Nam.
Sự giàu có của Mansa Musa đến từ các mỏ vàng trữ lượng lớn. Nguồn vàng khổng lổ khiến ông có thể mạnh tay chi tiền xây dựng các lâu đài, đền thờ, tu viện hoành tráng trên khắp đất nước.
Tương truyền, trong chuyến hành hương tới thánh địa Mecca năm 1324-1325, khi đi qua Cairo, Mansa Musa đã hào phóng ban phát vàng cho dân chúng đến mức vô tình phá hoại nền kinh tế nơi đây.
Theo các sử gia hiện đại, Mansa Musa chính là người giàu có nhất lịch sử với giá trị tài sản quy đổi về giá trị hiện tại tương đương 400 tỉ USD, vượt xa tổng tài sản của 3 tỷ phú Bill Gates, Warren Buffett và Amancio Ortega cộng lại.
Phần lớn các thông tin được ghi lại về đế chế Mali thời cực thịnh đến từ nhà sử học Ả Rập Bắc Phi thế Ibn Khaldun và hai nhà du hành người Morocco Ibn Battuta.
Đến thế kỷ 17, đế chế Mali phải đối mặt với các cuộc xâm lược từ nước láng giềng Bamana. Năm 1670, Bamana đã cướp phá và đốt cháy thủ đô Niani, đẩy đế chế Mali đến sự tan rã.
Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.
Nguyên nhân đằng sau những thảm họa thời Trung cổ là gì
(VietnamDaily) - Vào thời Trung cổ, châu Âu đối mặt với một số thảm họa rùng rợn như dịch bệnh, động đất... khiến hàng triệu người thiệt mạng. Một quan điểm cho rằng sở dĩ nhiều thảm kịch xảy đến là vì Chúa trừng phạt con người vì những hành động tội lỗi.
Dưới thời Trung cổ tại châu Âu, nhiều thảm kịch tồi tệ gồm các căn bệnh nguy hiểm như đại dịch hạch hoặc thảm họa thiên nhiên như động đất diễn ra.
Các hiểu lầm về thời Trung cổ khiến nhiều người ngỡ là thật
(VietnamDaily) - Một số bộ phim về thời Trung cổ khắc họa hình ảnh đa số người dân sống nhếch nhác, mất vệ sinh. Thậm chí, họ được mô tả chỉ tắm vài lần trong năm khiến cơ thể có mùi khủng khiếp. Thực chất có đúng?
Thế nhưng, điều này không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, vào thời Trung cổ, nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp có những phòng tắm công cộng và suối nước nóng.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.