Biết gì về đất nước Myanmar sau vụ bắt giữ bà Aung San Suu Kyi?
(VietnamDaily) - Hãng Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh bên trong đất nước Myanmar sau khi quân đội nước này bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức cấp cao khác của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ cầm quyền (NLD).
Thiên An
Ngày 1/2, Quân đội Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, sau khi bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Myanmar Win Myint. (Nguồn ảnh: Reuters)
Quân đội Myanmar tuyên bố cuộc bầu cử mới của nước này sẽ được tổ chức sau khi tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm kết thúc.
Hãng Reuters mới đây đăng tải những bức ảnh bên trong đất nước Myanmar sau khi vụ chính biến xảy ra. Ảnh: Các binh sĩ Myanmar đứng gác trong tòa thị chính ở Yangon hôm 1/2.
Xe quân sự bên trong trụ sở văn phòng truyền hình quốc gia Myanmar ở Yangon hôm 1/2.
Người đàn ông cầu nguyện trước chùa Sule ở Yangon vào sáng sớm 1/2.
Một người đi xe đạp đi qua văn phòng chính quyền khu vực ở Yangon.
Rất nhiều xe cảnh sát xuất hiện trên đường phố ở Yangon hôm 1/2.
Con đường vắng bóng người qua lại ở Naypyitaw trong ngày đất nước Myanmar xảy ra chính biến.
Các binh sĩ đứng gác tại một trạm kiểm soát quân sự ở Naypyitaw.
Một vài người đạp xe trên đường phố ở Yangon.
Nhiều người dân xếp hàng dài bên ngoài một chi nhánh ngân hàng ở Yangon hôm 1/2. Được biết, bất ổn đã khiến nhiều người dân ở Myanmar đổ xô đi rút tiền mặt, mua đồ tích trữ.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)
(VietnamDaily) - Không chỉ dùng để làm đẹp, phụ nữ Myanmar tin rằng bôi phấn thanakha lên mặt sẽ giúp họ tránh được tà ma và đem đến may mắn cho bản thân.
Ghé thăm đất nước Myanmar, nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy phụ nữ ở nơi đây thường có những vệt trắng kỳ lạ trên khuôn mặt. Vệt trắng đó chính là phấn thanaka, một loại mỹ phẩm truyền thống của phụ nữ Myanmar.
Việc người Miến Điện sử dụng phấn thanaka có thể đã bắt đầu từ 2.000 năm trước, dù trong sử sách loại bột này chỉ được ghi nhận từ thế kỷ 14. Loại phấn này được tạo ra từ một loại cây gỗ cùng tên, được coi là đặc sản của đất nước Myanmar.
Biết gì về lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi vừa bị bắt?
(VietnamDaily) - Bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo Myanmar vừa bị quân đội nước này bắt giữ, từng được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1991.
Ngày 1/2, nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi (ảnh) và nhiều quan chức cấp cao khác của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ cầm quyền (NLD) bị quân đội Myanmar bắt giữ. Ảnh: Reuters.
Động thái trên diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa Chính phủ Myanmar và lực lượng quân đội nước này. Điều này làm dấy lên nỗi lo về một cuộc đảo chính sau cuộc bầu cử mà quân đội khẳng định là có gian lận. Ảnh: NDTV.
Cụ thể, trong cuộc bầu cử năm ngoái, Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) của Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi giành chiến thắng vang dội, chiếm 83% số ghế ở Quốc hội. Tuy nhiên, đảng Liên minh Đoàn kết và phát triển (USDP) đối lập, với sự ủng hộ của quân đội, tuyên bố không chấp nhận kết quả này và khẳng định có gian lận. Ảnh: Reuters.
Bà Aung San Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945 tại một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Rangoon (nay là Yangon), Myanmar. Bà là con gái của tướng Aung San - người bị ám sát không lâu trước khi Myanmar giành được độc lập năm 1948. Ảnh: Reuters.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Delhi (Ấn Độ) vào năm 1964 và trường Đại học Oxford (Anh) năm 1968, bà làm việc tại Liên Hợp Quốc trong 3 năm. Ảnh: Sky News.
Vào năm 1972, bà Aung San Suu Kyi kết hôn với ông Michael Aris, một học giả người Anh đồng thời là giảng viên trường Đại học Oxford. Hai người con của họ lần lượt chào đời vào các năm 1973 và 1977. Ảnh: The Guardian.
Trong khoảng thời gian 15 năm từ 1973-1988, bà Aung San Suu Kyi ở nhà chăm lo cho gia đình nhỏ. Ảnh chụp bà Aung San và hai con tại Grantown-on-Spey, Scotland, năm 1980. Ảnh: The Guardian.
Năm 1988, bà trở về Yangon để chăm sóc mẹ. Khi đó, đất nước Myanmar đang bị chia rẽ trong một cuộc chiến giữa bên chính quyền quân sự và giới sinh viên, tri thức đấu tranh đòi dân chủ. Bà San Suu Kyi quyết định ở lại đất nước Myamar để tham gia đấu tranh vì dân chủ cho người dân. Ảnh: NDTV.
Bà trở thành lãnh đạo của đảng NLD. Chính quyền quân sự Myanmar tổ chức bầu cử quốc gia vào tháng 5/1990. Khi đó, Đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng, song các lãnh đạo quân đội từ chối chuyển giao quyền lực. Ảnh: Reuters.
Trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến 2010, bà Suu Kyi đã trải qua gần 15 năm bị giam giữ, quản thúc tại gia. Ảnh: France24.
Năm 1991, bà Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình, trong lúc đang bị quản thúc tại gia. Ảnh: Reuters.
Vào năm 2012, hai năm sau khi được bãi bỏ quản thúc tại gia, bà Aung San Suu Kyi được bầu vào Hạ viện Myanmar. Ảnh: Reuters.
Năm 2015, Đảng NLD của bà Suu Kyi lên nắm quyền sau chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử. Tuy nhiên, chính phủ khi đó không nắm trọn vẹn quyền lực mà chia sẻ cùng quân đội. Ảnh: Reuters.
Tháng 4/2016, Tổng thống Myanmar ký sắc lệnh ban hành luật trao cho bà Aung San Suu Kyi chức Cố vấn nhà nước. Được biết, Hiến pháp Myanmar ngăn bà Suu Kyi trở thành Tổng thống bởi bà có chồng, con mang quốc tịch nước ngoài, nhưng với chức vụ Cố vấn Nhà nước, bà Aung San Suu Kyi vẫn được coi là nhà lãnh đạo của Myanmar. Ảnh: Reuters.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.