Cổng tam quan đá là một dạng công trình cổ "hiếm có khó tìm" ở Việt Nam. Một công trình như vậy đang hiện diện giữa trung tâm Hà Nội, trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. |
Cổng tam quan này được làm hoàn toàn từ những khối đá được đẽo gọt kỳ công, có niên đại vào thời Lê - nguyễn, khoảng cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. |
Đây từng là cánh cổng của một khu lăng mộ nề thế dành cho giới quý tộc ở mảnh đất Hải Phòng xưa. |
Hiện vật được tạo bởi bốn trụ đá, hai trụ giữa được làm dạng trụ kép, cao hơn hai trụ bên. |
Phía trên, nối liền bốn trụ là những chiếc xà được cách điệu làm trán cổng |
Chiếc cổng tam quan trăm tuổi này được trang trí những đề tài phong phú như Bát Tiên, chữ “Thọ”, tứ linh, hoa lá, chim thú... |
Hình tượng Bát Tiên được tạo tác rất sinh động, góp phần làm nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của cánh cổng cổ xưa. |
Trong không gian kiến trúc truyền thống của người Việt như đình, đền, chùa, lăng tẩm..., tam quan là lối vào gồm ba cửa, mang ý nghĩa tinh thần đặc biệt. |
Theo quan niệm phổ biên, cổng tam quan tượng trưng cho Tam bảo, là ba cơ sở chính của Phật giáo gồm Phật, Pháp, Tăng, tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ và những người bạn đồng học. |
Theo cách lý giải thứ hai thì cổng tam quan thể hiện "ba cách nhìn" của Phật giáo gồm có "hữu quan", "không quan" và "trung quan", thể hiện cái sắc (giả), cái không (vô thường) và trung dung của cả hai. |
Thuyết khác thì cho rằng tam quan là "tam giải thoát môn" của Thiền tông gồm cửa Không, cửa Vô tác và cửa Vô tướng (Vô nguyện). Vì vậy mà dạng kiến trúc này chỉ xuất hiện ở các nước có truyền thống Phật giáo Thiền tông, trong đó có Việt Nam. |
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.