Kim Mã là một vùng đất có lịch sử lâu đời, nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Nhiều hiện vật lịch sử gắn với thành Thăng Long có từ thời Lý - Trần đã được tìm thấy ở khu vực này, tiêu biểu là một cột đá rồng thời Lý, niên đại thế kỷ 11-13. |
Được lưu giữ và trưng bày ở bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội), hiện vật được tìm thấy trong quá trình khảo sát khu vực thành Thăng Long cổ, được tiến hành vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. |
Chiếc cột thể hiện hình ảnh hai con rồng uốn lượn. Phần trên cột gồm thân trước của rồng đã bị mất, chỉ còn phần dưới. |
Hai chân của rồng nâng lá đề - một hình tượng nghệ thuật phổ biến của Phật giáo thời Lý. |
Mào lửa tỏa ra từ chân rồng - một tạo hình đặc trưng của rồng thời Lý - bao bọc lấy một lá đề khác nằm phía dưới. |
Thân rồng uốn khúc mềm mại, vẩy trên thân được tạo tác khá chi tiết. |
Phía dưới hình tượng rồng là một bầu tròn trang trí hoa văn sóng nước xếp thành tầng tầng lớp lớp, tạo cảm giác như cặp rồng vươn lên từ biển cả. |
Cận cảnh các họa tiết sóng nước. |
Phần chân đế phía dưới bầu tròn cũng trang trí hoa văn sóng nước. Theo các nhà nghiên cứu, chiếc cột được dùng để trang trí kiến trúc cho một công trình ở kinh thành Thăng Long thời Lý. |
Dù không còn nguyên vẹn, cột đá rồng Kim Mã vẫn là một hiện vật hội tụ tinh hoa của nền nghệ thuật thời Lý. Với giá trị đặc sắc của mình, hiện vật đã được trưng bày tại Đức trong năm 2016-2018. |
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.