Biến rác thành điện

(Kiến Thức) - Các nhà máy sản xuất điện từ rác có khả năng cung cấp cho hệ thống điện quốc gia hàng nghìn MW điện mỗi năm.

Biến rác thành điện
Có rác thải là... có điện
Điện từ rác thải đang trở thành xu thế mới của ngành công nghiệp năng lượng. Theo tính toán của Công ty Ecotech Việt Nam, trong giai đoạn 2015 - 2020, với lượng rác trung bình thải ra của các thành phố lớn như Hà Nội (7.000 - 8.000 tấn/ngày), TPHCM (10.000 - 12.000 tấn/ngày), Hải Phòng và Đồng Nai (5.000 - 6.000 tấn/ngày)... sẽ là nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định cho các nhà máy rác -  điện công suất 500 tấn/ngày (8MW) tương đương sản lượng gần 350MW điện được sản xuất từ rác. 
TS Lê Bắc Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, hiện trên các dòng sông chính ở Việt Nam, gần như không còn điểm nào có thể khai thác được thủy điện lớn nữa. Các thủy điện nhỏ và vừa quy hoạch không tốt dẫn đến các nhánh sông đã bị băm nát. Trong khi các nguồn năng lượng gió, mặt trời, sinh khối từ bã mía, trấu... ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu thêm thì phát điện từ rác thải là một giải pháp ưu việt nhất. 
TS Hoàng Sinh Trường, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, thực chất của công nghệ là biến rác thải, bùn thải thành khí gas để chạy máy phát điện. Một hệ thống nhiều ống thu khí sẽ được chôn ở độ sâu 15m để thu khí gas phát sinh từ quá trình phân hủy rác ở các ô chôn lấp. Sau đó dẫn đến hệ thống làm lạnh để tách nước lẫn trong gas. Từ đây, gas tiếp tục đưa đến thiết bị xử lý, máy thổi nhằm nén lại và bơm đến động cơ đốt trong để chạy máy phát điện. Điện do các máy phát sản xuất ra sẽ được dẫn đến máy biến thế, tăng điện áp lên để hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Theo cơ chế đó, cứ có rác là có điện.
Phối cảnh mô hình nhà máy chuyển rác thải thành điện của Hà Nội.
Phối cảnh mô hình nhà máy chuyển rác thải thành điện của Hà Nội. 
Nguồn điện dồi dào
TS Vũ Thế Anh, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm này đã có dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội áp dụng công nghệ lò đốt của Nhật Bản để tái sử dụng nguyên liệu chất thải biến thành điện năng. Nhà máy điện Gò Cát tại TPHCM cũng đã sản xuất điện từ rác. Khi hố rác đã cao khoảng 2 - 3m, các ô được phủ kín bằng tấm chống thấm được hàn nối với các tấm lót đáy, phía trên bãi rác sẽ được đổ đất để trồng cỏ hoặc cây xanh. Điện sinh ra được đưa qua máy biến thế để tăng áp và hòa vào lưới điện quốc gia.
Ông Lê Anh Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty ECOTECH cho hay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, rác là một nguồn tài nguyên để phát điện. Ở Việt Nam, nếu như xây dựng được các mô hình nhà máy phát điện từ rác thải thì không những sẽ giải quyết được bài toán về ô nhiễm môi trường mà còn giúp giải bài toán về an ninh năng lượng. Đây được coi là nguồn năng lượng vô tận, bởi khi nào con người còn sống, con sinh hoạt, thì sẽ còn rác thải. Bước đầu giá thành điện từ rác có thể không rẻ, nhưng nếu công nghệ sản xuất đã thành dây chuyền, giá điện sẽ khác, bài toán môi trường lúc này cũng sẽ được giải quyết.
Các chuyên gia cho rằng, về mặt công nghệ thì không có gì phải nghi ngờ. Chuyển đổi rác thành điện dựa trên một nguyên lý đơn giản, có thể áp dụng được, nguồn điện sản xuất ra ổn định. Nhưng một số dự án đầu tư biến rác thành điện trước nay chưa phát huy được hiệu quả do đầu tư lớn, đầu tư công nghệ xử lý khí thải và nước thải của nhà máy cao, thành phần rác để tận thu năng lượng không nhiều. Trong khi đó, rác thải ở Việt Nam đa phần là rác hữu cơ nên nhiệt trị thu được không cao khi đốt. Để biến rác thành nguồn điện ổn định, cần có những chính sách khuyến khích và ưu đãi nhiều hơn nữa.
Theo Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường (Bộ TN&MT), mới chỉ có khoảng 15% trong khoảng 23.000 tấn rác sinh hoạt cả nước thải ra mỗi ngày được tái chế, xử lý thành phân compost, số còn lại được chôn lấp. Việc áp dụng giải pháp đốt rác cho khoảng 9.200 tấn trên tổng số 23.000 tấn rác thải cả nước mỗi ngày (khoảng 40%) có thể đốt phát điện với tổng công suất gần 200MW. 

Công nghệ biến chai nước thành... “bóng điện” ở Việt Nam

Công nghệ biến chai nước thành... “bóng điện” ở Việt Nam
Biến chai nước thành... bóng đèn phát sáng

Khi động vật ra tay nghĩa hiệp (1)

(Kiến Thức) - Chính những con vật này đã cứu được nhiều sinh mạng hơn những gì người ta có thể tưởng tượng.

Khi động vật ra tay nghĩa hiệp (1)
Năm 2005, một bé gái 12 tuổi bị 7 tên bắt cóc và đánh đập, ép phải kết hôn với một trong số đó. Một tuần sau, cô bé được tìm thấy trong sự bảo vệ an toàn của ba chú sư tử. Cảnh sát cho biết: dường như ba con sư tử chờ người đến giải cứu cô bé nên khi thấy họ, chúng lập tức bỏ đi.
 Năm 2005, một bé gái 12 tuổi bị 7 tên bắt cóc và đánh đập, ép phải kết hôn với một trong số đó. Một tuần sau, cô bé được tìm thấy trong sự bảo vệ an toàn của ba chú sư tử. Cảnh sát cho biết: dường như ba con sư tử chờ người đến giải cứu cô bé nên khi thấy họ, chúng lập tức bỏ đi.

Chết cười với những kiểu dị ứng kỳ dị của vật nuôi

(Kiến Thức) - Không chỉ có con người mà cả vật nuôi cũng có những hiện tượng dị ứng vô cùng độc đáo.

Chết cười với những kiểu dị ứng kỳ dị của vật nuôi
Chú chỏ nhỏ Jax bị dị ứng với… cỏ. Rất may, các bác sĩ thú y đã thiết kế ra bộ giầy độc đáo cho Jax, không chỉ giúp chú kiêng cỏ mà còn mang lại vẻ đáng yêu rất riêng.
 Chú chỏ nhỏ Jax bị dị ứng với… cỏ. Rất may, các bác sĩ thú y đã thiết kế ra bộ giầy độc đáo cho Jax, không chỉ giúp chú kiêng cỏ mà còn mang lại vẻ đáng yêu rất riêng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới