“Biển người” Hà Nội chơi Trung thu: Thuốc thử với Chủ tịch Chu Ngọc Anh?

“Nếu xảy ra việc lây lan dịch bệnh do người dân đi chơi Trung thu, tụ tập đông người, người đứng đầu thành phố phải chịu trách nhiệm với Trung ương và với nhân dân TP Hà Nội” - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.

Hàng nghìn người tụ tập đông đúc, chen chúc trên các tuyến đường TP Hà Nội trong đêm trung thu không đảm bảo quy định 5K theo khuyến cáo của thành phố để phòng, chống dịch.
Tình trạng trên xảy ra ngay ngày đầu tiên Hà Nội áp dụng Chỉ thị 22 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng, không áp dụng các quy định phân vùng, không kiểm soát giấy đu đường, người dân có thể ra đường thoải mái.
Một số ý kiến cho rằng, nếu sau cuộc vui Trung thu 3 đến 7 ngày, Hà Nội không tăng ca cộng đồng thì đây được xem là liều thuốc thử giúp Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đưa Thủ đô về trạng thái bình thường mới.
Ngược lại, nếu việc để người dân tập trung đông người như tối qua, khiến F0 tăng lên, Chủ tịch Chu Ngọc Anh cùng các lãnh đạo Hà Nội có tính đến phương án này và ai sẽ chịu trách nhiệm nếu tái bùng phát dịch?
“Bien nguoi” Ha Noi choi Trung thu: Thuoc thu voi Chu tich Chu Ngoc Anh?
Cảnh biển người tụ tập đông đúc, chen chúc trên phố Hà Nội chơi Trung thu. Ảnh: GD&TĐ 
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, đó không phải là phép thử hay thuốc thử mà do người dân Hà Nội rất chủ quan trong phòng chống dịch, trong khi chính quyền địa phương lại không có biện pháp hiệu quả để xảy ra tình trạng trên.
“Hà Nội có thể do bị áp lực lớn quá dẫn đến việc cho phép, nới lỏng giãn cách xã hội trong thời điểm này, trong khi kiểm soát dịch chưa đảm bảo. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn những ca F0 ở trong cộng đồng. Nới lỏng từng bước nhưng vẫn phải nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 15 và người dân chỉ ra đường khi thật sự cần thiết” - Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.
Theo đại biểu Hòa: "Ngày đầu tiên Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội xuống Chỉ thị 15 cũng là dịp Trung thu, lẽ ra phải qua Trung thu mới áp dụng biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội. Bởi sau thời gian ở nhà dài ngày, người dân bí bách, ngột ngạt nên hai đêm trung thu (14 và 15 tháng 8 âm lịch), họ đổ ra đường cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, vừa nới lỏng giãn cách, xe cộ người đi lại rất đông, nhất là đêm trung thu, vài chục nghìn người tụ tập. Người dân rất chủ quan sẽ làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của chính quyền trong phòng chống dịch rất lớn. Nhỡ trong biển người đó chỉ cần một vài trường hợp F0, Hà Nội khó mã đỡ được, hết sức nguy hiểm khi khó truy vết. Kinh nghiệm ở TPHCM đã cho thấy điều đó”.
Đại biểu Quốc hội Đồng Tháp cho rằng, dù người dân có bí bách, khó chịu sau thời gian dài giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nhưng nếu chính quyền quản lý tốt có thể lùi thời điểm nới lỏng giãn cách một, hai ngày thì người dân cũng sẽ đồng tình, ủng hộ.
“Cả mấy tháng qua, người dân Hà Nội cùng chính quyền, lực lượng tuyến đầu chống dịch đã đồng cam cộng khổ, đã ngăn cách đã khó khăn cực kỳ rồi, chỉ còn một vài hôm mà không chờ được, lỡ tái dịch sẽ vô cùng khó khăn. Đây là bài học lớn cần rút kinh nghiệm trong quản lý điều hành của chính quyền thành phố” - đại biểu Hòa nêu ý kiến.
Ông Hòa cho rằng, nếu xảy ra việc lây lan dịch bệnh, người đứng đầu thành phố phải chịu trách nhiệm.
“Chính phủ đã giao cho anh toàn quyền trong việc chỉ đạo, chỉ huy trong phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Cho phép thực hiện thêm Chỉ thị 16 hay thực hiện chỉ thị 15,19 là giao cho người đứng đầu của các tỉnh, thành phố quyết định và chịu trách nhiệm. Dù rất muốn không có xảy ra tình trạng lây lan dịch bệnh nhưng nếu có, người đứng đầu chính quyền thành phố phải chịu trách nhiệm với Trung ương và với nhân dân thành phố Hà Nội” - đại biểu Hòa nêu ý kiến.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 22 quyết định từ 6h ngày 21/9, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của thành phố.
Theo đó, Hà Nội yêu cầu mọi cá nhân và các tổ chức tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm 5K cũng như các biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng. Tuyệt đối không được chủ quan trong khi thành phố dần nới lỏng các hoạt động để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Thành phố cũng đề nghị không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng…
 >>> Mời độc giả xem thêm video Đêm Trung thu chưa từng có ở Sài Gòn: Chú bộ đội, chị Hằng rước đèn giữa phố vắng:

Nguồn: Thanh Niên.

Trung thu giãn cách, mỗi người một nơi của nhiều gia đình trong dịch

Dịch bệnh khiến các gia đình không thể đón Trung thu như mọi năm. Dẫu vậy, các thành viên vẫn dành cho nhau sự quan tâm, tạo nên ngày Tết Đoàn viên đầy ấm cúng.

Dịp Trung thu năm nay, Nguyễn Thị Hòa (31 tuổi, ngụ TP Thủ Dầu Một, Bình Dương), phải ở lại nhà máy thuốc để thực hiện quy định "3 tại chỗ", vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, vừa phòng, chống dịch bệnh.

Những cây cầu huyết mạch nghìn tỷ vượt sông Hồng ở Hà Nội

Những cây cầu vượt sông Hồng đều có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với thời gian thi công kéo dài đã trở thành tuyến giao thông huyết mạch của TP. Hà Nội.

Nhung cay cau huyet mach nghin ty vuot song Hong o Ha Noi
Dự án cầu Trần Hưng Đạo: Thiết kế của cầu Trần Hưng Đạo theo phong cách Đông Dương với vốn đầu tư ước tính khoảng 9.000 tỷ đồng đang được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông trình lên UBND TP Hà Nội phê duyệt. 
Nhung cay cau huyet mach nghin ty vuot song Hong o Ha Noi-Hinh-2
Dự án cầu Trần Hưng Đạo có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên. Tổng chiều dài khoảng 5,5 km, mặt cắt cầu bảo đảm 6 làn xe cơ giới.
Nhung cay cau huyet mach nghin ty vuot song Hong o Ha Noi-Hinh-3
Cầu Nhật Tân: Là một trong 7 cây cầu huyết mạch của Thủ đô Hà Nội. Đây là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, được coi như một biểu tượng mới của Hà Nội. Cầu có tổng chiều dài 9,17 km trong đó phần cầu chính là 3,9 km (đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5 km) và phần cầu dẫn dài 5,27 km.
Nhung cay cau huyet mach nghin ty vuot song Hong o Ha Noi-Hinh-4
 Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỷ đồng. Sau khi khởi công xây dựng vào tháng 3/2009, gần 6 năm sau cây cầu mới hoàn thành (tháng 1/2015).
Nhung cay cau huyet mach nghin ty vuot song Hong o Ha Noi-Hinh-5
Cầu Vĩnh Tuy: Cầu bắc qua sông Hồng nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên (Hà Nội). Được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2005, dự kiến ban đầu khánh thành tháng 5/2007. Nhưng do khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng nên tiến độ dự án bị chậm lại, dời lịch khánh thành đến Tết âm lịch 2008. Tuy nhiên đến tháng 1/2008 tiếp tục đẩy lùi tiến độ do một số nguyên nhân.
Nhung cay cau huyet mach nghin ty vuot song Hong o Ha Noi-Hinh-6
Cầu có tổng mức đầu tư dự án ban đầu là 3.700 tỷ đồng, sau đó đội vốn lên 5.500 tỷ đồng. Ngày 25/9/2009, cầu Vĩnh Tuy chính thức thông xe trở thành cây cầu rộng nhất Việt Nam thời điểm đó (năm 2014, Cầu Đông Trù trở thành cây cầu rộng nhất Việt Nam).
Nhung cay cau huyet mach nghin ty vuot song Hong o Ha Noi-Hinh-7
Cầu Thanh Trì: Là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên (Hà Nội). Được khởi công xây dựng từ năm 2002, hoàn thành thông xe vào năm 2007. Cầu Thanh Trì được coi là cầu lớn nhất Đông Dương thời điểm đó.
Nhung cay cau huyet mach nghin ty vuot song Hong o Ha Noi-Hinh-8
Cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư. Sau khi được đưa vào sử dụng, cầu Thanh Trì đã góp phần giải quyết ách tắc giao thông vào giờ cao điểm tại các cây cầu khác.
Nhung cay cau huyet mach nghin ty vuot song Hong o Ha Noi-Hinh-9
Cầu Chương Dương: Bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200 địa phận Hà Nội, nối liền quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên (Hà Nội). Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài.
Nhung cay cau huyet mach nghin ty vuot song Hong o Ha Noi-Hinh-10
 Cầu được khởi công ngày 10/10/1983, thông xe ngày 30/6/1985. Lúc bắt đầu khởi công, công trình được mang tên "Cầu treo mùa xuân". Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác.
Nhung cay cau huyet mach nghin ty vuot song Hong o Ha Noi-Hinh-11
Cầu Thăng Long: Còn gọi là cầu Hữu Nghị Việt Xô. Cầu bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300, lúc đầu nằm trong tổng thể đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ xây dựng quy hoạch và hiện nay nằm trên vành đai 3, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm. Cầu này có quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ và là công trình thế kỷ của quan hệ Liên Xô - Việt Nam. (Ảnh: cầu Thăng Long những năm 1980).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.