Biến lục bình thành... gas

Cứ khoảng 100 kg lục bình tươi đưa vào hầm biogas thì người dân có thể sử dụng gas trong khoảng 3 ngày.

Ông Trần Hoài Ân, Trưởng phòng Quản lý khoa học công nghệ (KH-CN), Sở KH-CN Tây Ninh cho biết, tháng 11/2010, UBND tỉnh Tây Ninh cho triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ biogas trong xử lý lục bình ở Tây Ninh” do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN thực hiện. Đến nay, đề tài đã triển khai thí điểm ở 20 hộ sống ven lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, rạch trên địa bàn 4 huyện Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng. Theo đó, hầm biogas được thiết kế thành 10 hầm ủ thể tích 4 m3/hầm và 10 hầm ủ thể tích 8 m3/hầm. Trong đó, 10 hầm ủ sử dụng 100% lục bình làm nguyên liệu nạp, 10 hầm ủ còn lại kết hợp 50% lục bình và 50% phân chuồng. Kinh phí xây dựng khoảng 6-8 triệu đồng/hầm biogas, tùy kích cỡ. Ở giai đoạn thí điểm, các hộ dân được ngân sách hỗ trợ 100%, tổng kinh phí thực hiện khoảng 1 tỉ đồng.

Mỗi tháng gia đình ông Huẩn tiết kiệm hơn 500.000 đồng tiền mua gas.
 Mỗi tháng gia đình ông Huẩn tiết kiệm hơn 500.000 đồng tiền mua gas.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, mô hình này đã thu được những hiệu quả kinh tế tích cực.  Ông Cái Văn Huẩn (ngụ ấp B, xã Tiên Thuận, H.Bến Cầu) đang kết hợp việc sử dụng nguồn lục bình và phân chuồng cho hầm biogas thể tích 4 m3, mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 500.000 - 700.000 đồng tiền gas. Ông Huẩn chia sẻ: “Cứ khoảng 100 kg lục bình tươi kết hợp thì sinh ra lượng gas đủ xài trong 3 ngày. Nguồn lục bình thì luôn có sẵn trên sông, bã lục bình thải ra còn được sử dụng làm thức ăn cho cá”. Ông Huẩn chia sẻ, lục bình được vớt lên cắt bỏ rễ, băm nhỏ và phơi héo, sau đó đưa vào hầm ủ cùng với nước theo tỷ lệ quy định. Với mỗi hầm 4 m3, một hộ dân sẽ thu được lượng gas đủ sử dụng để sinh hoạt. Nếu hầm có quy mô thể tích lớn hơn thì lượng khí gas sinh ra càng nhiều, có thể sử dụng cho nhiều nhu cầu khác.

Dự kiến tháng 12/2013, Sở KH-CN Tây Ninh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này. Trước mắt, Sở sẽ hỗ trợ về kỹ thuật và một phần kinh phí ban đầu để người dân có thể thực hiện.

Hướng dẫn cách xử lý bếp bị rò rỉ gas


Ông Vũ Trọng Thắng, Công ty phân phối gas và bếp gas Trọng Tín cho biết: Nếu ngửi thấy mùi gas bốc lên nồng nặc, phải lập tức mở cửa cho hơi gas thoát ra ngoài để tránh bị ngộ độc. Ngoài ra, không được để bất cứ vật gì gây cháy ở gần đó. Tiếp đó, hãy kiểm tra van an toàn và đường ống dẫn gas.

Cách kiểm tra như sau: Dùng nước xà phòng vuốt dài theo ống dẫn gas, nếu thấy bọt nổi xì xèo thì có nghĩa ống dẫn gas đã bị thủng. Khi đã phát hiện ra chỗ nứt trên đường ống dẫn gas, bạn hãy khóa van bình gas lại rồi dùng băng keo cách điện quấn chặt nhiều vòng quanh chỗ bị xì. Mở van ra và tiếp tục kiểm tra bằng nước xà phòng xem chỗ vừa quấn băng còn bị xì ra nữa không. Nếu không thấy có hiện tượng gì, bạn có thể tạm thời yên tâm, nhưng ngay sau đó phải gọi thợ đến kiểm tra lại và thay ống dẫn gas khác.

Hiện nay, ngoài thị trường có loại ống dẫn gas ba lớp, có thể phòng tránh được chuột bọ cắn phá. Nếu có điều kiện, bạn nên thay ống dẫn gas đang dùng bằng loại này có thể bảo đảm an toàn hơn khi sử dụng gas.

TIN LIÊN QUAN: TIN ĐỌC NHIỀU:

Quên nạp gas, tủ lạnh chóng hỏng, ngốn điện

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, việc quên nạp gas là một trong những nguyên nhân chính khiến tủ lạnh chóng hỏng và tiêu tốn điện năng.

Kéo dài thời gian làm lạnh
41/50 người dân tại khu vực Thanh Nhàn, Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) khi được hỏi về việc sử dụng tủ lạnh đều cho biết đã dùng trên 3 năm nhưng chưa bao giờ tính đến chuyện nạp gas. Chỉ có 7 người trong số đó đã từng nạp gas nhưng đó là do tủ lạnh hỏng gọi thợ đến sửa và "họ bảo hết gas thì nạp". 

Đọc nhiều nhất

Tin mới