Biên kịch Bình Bồng Bột xin lỗi sau loạt phát ngôn bị chỉ trích

"Cái tên Bình Bồng Bột bây giờ không còn phù hợp để xuất hiện ở những sự kiện và những sản phẩm văn hóa. Tôi sẽ đóng mạng xã hội này vĩnh viễn", biên kịch Bình Bồng Bột chia sẻ.

Biên kịch Bình Bồng Bột xin lỗi sau loạt phát ngôn bị chỉ trích

Chiều 21/9, biên kịch Bình Bồng Bột vừa đăng tải bài viết dài trên trang cá nhân sau 7 tháng anh không xuất hiện trên mạng xã hội. Trong bài viết, anh lên tiếng xin lỗi trước loạt lùm xùm diễn ra trong thời gian qua, đồng thời cho biết sẽ đóng địa chỉ này vĩnh viễn.

Phần đầu bài viết, Bình Bồng Bột viết: "Tôi xin lỗi vì đã có cách dẫn chuyện và cách ngồi thiếu tôn trọng, thiếu tế nhị trong lúc thực hiện chương trình Trăm năm sân khấu mùa 1. Tôi thừa nhận đã thiếu kinh nghiệm và thiếu sự chuẩn bị trong quá trình thực hiện chương trình, dẫn đến những sai sót đáng tiếc. Tôi có họp với hai đơn vị đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện dự án, để lắng nghe mọi phản hồi và cố khắc phục trong mùa 2. Hiện mùa 2 đã lên sóng. Và đây cũng sẽ là lần cuối cùng tôi làm host cho một chương trình nào đó.

Sau khi mùa 2 của Trăm năm sân khấu phát sóng tập cuối cùng, sẽ không còn host Bình Bồng Bột nữa. Cám ơn mọi người đã ủng hộ cũng như góp ý. Làm sai mà được người khác góp ý, phản biện là quý lắm!".

Bien kich Binh Bong Bot xin loi sau loat phat ngon bi chi trich

Biên kịch Bình Bồng Bột. (Ảnh: FBNV)

Tại phần tiếp theo, biên kịch nổi tiếng cũng gửi lời xin lỗi tới 400 sinh viên tại khán phòng của buổi nói chuyện về văn hóa, lịch sử tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vào ngày 13/9. Anh cho biết, vì muốn diễn đạt cái ý Thái Hậu Dương Vân Nga là một nhân vật lịch sử xuất chúng của thế giới, là hoàng hậu duy nhất cưới hai vua của hai triều đại khác nhau, anh đã sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực. "Tôi cũng đã nhầm lẫn hai vở diễn Thái Hậu Dương Vân Nga và Tiếng Trống Mê Linh khi đề cập đến sự kiện đoàn Thanh Minh Thanh Nga bị ném lựu đạn vào năm 1976. Tôi cam kết sẽ nghiên cứu kỹ hơn và nghiêm cẩn hơn trong lập ngôn tại các buổi trò chuyện. Xin lỗi trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn cùng các đối tác liên quan" - Bình Bồng Bột chia sẻ.

Là cái tên gây nhiều lùm xùm trong thời gian qua, Bình Bồng Bột thừa nhận, anh đã không lên tiếng sớm, không đính chính những thông tin không chuẩn xác, không quyết liệt bảo vệ hình ảnh khiến ảnh hưởng đến nhiều đối tác uy tín, cũng như những người quan tâm. Nhà biên kịch trẻ cũng gửi lời xin lỗi tới nghệ sĩ Hữu Châu vì những phát ngôn của anh làm ông phải đứng ra đính chính.

Bien kich Binh Bong Bot xin loi sau loat phat ngon bi chi trich-Hinh-2
Bình Bồng Bột trong chương trình "Trăm năm sân khấu" mùa 1. (Ảnh: Cắt từ clip)

Tại phần sau bài viết, Bình Bồng Bột còn gửi lời xin lỗi cha mẹ, hơn 1.000 bạn trên trang Facebook và gần 100.000 người theo dõi. Anh xin lỗi bản thân bởi "quá khứ bồng bột của một con người làm việc tự do mà bây giờ tương lai của con người làm việc tập thể đang bị đe dọa".

Bình Bồng Bột cho biết, anh từng tìm kiếm tên mình trên Google, sau đó anh nhận ra: "Hóa ra tôi không còn có thể sống như một người bình thường nữa. Tôi phải chấp nhận sự thật là mình đã là một người có ảnh hưởng nhất định. Sự yêu mến của mọi người thông qua những bài viết trên báo, trên mạng xã hội, trên các quyển sách; những câu chuyện trong các talkshow, các bộ phim ra rạp… đã bồi đắp lên một nhân dạng mới, và nhân dạng ấy không được phép "bồng bột" nữa. Cái tên Bình Bồng Bột bây giờ không còn phù hợp để xuất hiện ở những sự kiện và những sản phẩm văn hóa. Tôi sẽ đóng mạng xã hội này vĩnh viễn (delete account) chứ không gián đoạn (deactivate) như những lần trước".

Năm 2023, Bình Bồng Bột gặp nhiều lùm xùm về phát ngôn. Vào ngày 13/9, trong buổi trò chuyện "Sáng tạo với chất Việt" của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), trong vai trò diễn giả, anh nói: "Thái hậu Dương Vân Nga là người phụ nữ duy nhất trên thế giới trong lịch sử nhân loại ngủ với hai vua. Thái hậu là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành...". Ngoài ra, nhà biên kịch này đưa thông tin: "Thái hậu Dương Vân Nga là nhân vật tạo nhiều cảm hứng đi vào huyền thoại, vào phim ảnh, cải lương. Năm 1979, vì diễn vở cải lương này mà đoàn Thanh Minh - Thanh Nga đã bị ném lựu đạn trên sân khấu và cô Thanh Nga suýt nữa thiệt mạng...". Trong khi câu nói về việc Thái hậu Dương Vân Nga là vợ hai vua bị coi là thô lỗ, xúc phạm nhân vật lịch sử và phần chia sẻ của Bình Bồng Bột sau đó đưa ra thông tin sai, không liên quan tới sự việc.

Trước đó, trong chương trình Trăm năm sân khấu mùa 1 lên sóng cuối tháng 3, khi trò chuyện với NSƯT Hữu Châu, MC Bình Bồng Bột bị cho là không tôn trọng những nghệ sĩ gạo cội, khi ngồi dựa lưng, gác chân, đồng thời liên tục nói tranh với khách mời. Cùng với đó, người xem bức xúc khi anh ví von: "Cải lương á, con thấy đời sống của nó tương đối ngắn ngủi. Chẳng hạn mình lấy cô Thanh Nga làm ví dụ, cô sống một đời sống rất ngắn”. Câu hỏi này bị nhiều người nhận xét là thiếu tôn trọng với người đã khuất và chạm vào nỗi đau của khách mời (NSƯT Hữu Châu là cháu ruột của nghệ sĩ Thanh Nga).

Nhà biên kịch phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” qua đời ở tuổi 90

Theo thông tin từ gia đình, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ mất vào ngày 20/3, hưởng thọ 90 tuổi.

Nhà biên kịch phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” qua đời ở tuổi 90
Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ sinh năm 1932 tại Từ Sơn, Bắc Ninh, trong gia đình có nhiều người hoạt động nghệ thuật. Anh trai ông là họa sĩ Hoàng Tích Chù, nhà báo Hoàng Tích Chu, nhà viết kịch Hoàng Tích Linh.
Nha bien kich phim “Vi tuyen 17 ngay va dem” qua doi o tuoi 90
 Hoàng Tích Chỉ là biên kịch, đạo diễn của nhiều bộ phim nổi tiếng. Ảnh: TL

Tác giả ‘Biệt động Sài Gòn’ - biên kịch Lê Phương qua đời

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, người đồng hành của nhà văn nhà biên kịch Lê Phương chia sẻ về nỗi đau mất mát. Tác giả Lê Phương qua đời ở tuổi 89.

Tác giả ‘Biệt động Sài Gòn’ - biên kịch Lê Phương qua đời

Nhà văn Lê Phương qua đời lúc 20h44 tối 14/5, hưởng thọ 89 tuổi. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, người bạn đồng hành của ông thốt lên hai từ đau đớn “Anh ơi” trên facebook cá nhân. Ông là người thầy, đồng nghiệp nhiều năm qua của biên kịch Trịnh Thanh Nhã. Bà cũng chăm sóc ông tỉ mỉ suốt những năm tháng cuối đời.

Ông được biết đến qua nhiều tiểu thuyết, kịch bản nổi tiếng trong đó phải kể tới Biệt động Sài Gòn. Trước khi cùng Nguyễn Thanh viết 4 tập Biệt động Sài Gòn, ông viết nhiều kịch bản điện ảnh như Nơi gặp gỡ của tình yêu, Câu lạc bộ không tên, Cơn lốc biển.

Phim về nghề chuyên biệt: Không dễ "nhằn"!

“Hành trình công lý”, bộ phim truyền hình nói về ngành Kiểm sát nhân dân, đang thu hút sự quan tâm của khán giả.

Phim về nghề chuyên biệt: Không dễ "nhằn"!

Những ý kiến trái chiều, những bình luận khen chê xung quanh bộ phim đã một lần nữa khẳng định: Làm phim về các ngành nghề chuyên biệt không hề dễ “nhằn”.

Quay 1 cảnh 70 lần, học thoại “trẹo cả mồm”

Đọc nhiều nhất

Tin mới