Biển Đông vào tay Trung Quốc sẽ thế nào?

(Kiến Thức) - Biển Đông vào tay Trung Quốc sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực theo hướng Bắc Kinh muốn, làm tăng bất ổn trong khu vực châu Á - TBD.

Biển Đông vào tay Trung Quốc sẽ thế nào?
Philippines, Mỹ và các nước khác được hưởng lợi nhiều hơn từ việc bảo vệ 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực Biển Đông. Nếu không đáp trả bằng những hành động quân sự với những biện pháp kinh tế đối với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ ngang ngược lấn tới chiếm các hòn đảo và bãi cát ngầm gần Philippines và tiếp tục triển khai các giàn khoan dầu hàng tỷ USD ở Biển Đông. Nghiêm trọng hơn, Trung Quốc có thể có các hành động đe dọa các nước nhỏ bằng quân sự.
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Phillippines và Việt Nam có quân đội nhỏ hơn so với Trung Quốc nên cần một chiến lược tối ưu nhằm đối phó với những tài sản bán cố định ở Biển Đông như giàn khoan dầu của Trung Quốc. 
Quân đội nhỏ có một bất lợi rất lớn so với lực lượng quân đội hùng mạnh trong một cuộc chiến thông thường, nhưng ít bất lợi hơn trong những chiến dịch đặc biệt. Những hoạt động đặc biệt sẽ có khả năng lớn nhất trong việc kiềm chế hành động quân sự mang tính bành trướng của Trung Quốc như là việc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền, kiếm cớ sau đó gây hấn và gây ra các cuộc chiến. 
Chiến dịch đặc biệt chống lại việc yêu sách chủ quyền của Trung Quốc có thể được thực hiện bởi bất kỳ quốc gia nào – bao gồm Philippines, Nhật, Mỹ hay 1 nước khác. Nếu Trung Quốc thất bại ở Biển Đông, họ sẽ phải rút lui ở những nơi khác.
Hiệp ước quốc phòng song phương hoặc đa phương giữa Philippines và Việt Nam, cũng như các nước khác đang đối mặt với sự bành trướng của Trung Quốc như Nhật, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Ấn Độ, sẽ ngăn được Trung Quốc trả đũa và xây dựng một liên minh có lực lượng thường trực để bảo vệ các đường biên giới trên biển theo luật quốc tế. 
Liên minh châu Á – Thái Bình Dương cần thắt chặt liên minh với NATO, để cả 2 đối mặt với mối đe dọa từ Bắc Kinh. NATO cần giúp đỡ trong việc bảo vệ Đông Âu chống lại Nga cũng giống như liên minh châu Á - Thái Bình Dương cần giúp đỡ trong việc chống lại Trung Quốc. Đó sẽ là vì lợi ích của Mỹ khi tham gia vào liên minh châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, những sự kiện gần đây cho thấy, Việt Nam và Philippines không thể hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ để bảo vệ lãnh thổ. Các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương có thể thông qua các liên minh quốc phòng song phương và đa phương để ngăn chặn, kìm hãm Trung Quốc.
Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Ấn Độ đều đối mặt với tuyên bố lãnh thổ trên đất liền và trên biển bất hợp pháp của Trung Quốc. 
Với lực lượng hải quân lớn mạnh, Nhật Bản có khả năng tốt hơn rất nhiều trong việc đơn phương chống lại cuộc xâm nhập của Trung Quốc và có thể bảo vệ vùng hải đảo xa xôi và bãi cát ngầm. Kết quả là, Trung Quốc đã không thể đặt các cơ sở hạ tầng trên những lãnh thổ mà Nhật đã tuyên bố chủ quyền. 
Việt Nam và Philippines cũng có thể đạt được sự toàn vẹn trong vùng đặc quyền kinh tế với những hành động mạnh mẽ và sáng tạo hơn trong việc bảo vệ lãnh thổ.
Tàu Trung Quốc rượt đuổi tàu tiếp tế của Philippines trên Biển Đông.
Tàu Trung Quốc rượt đuổi tàu tiếp tế của Philippines trên Biển Đông.
Bảo vệ an ninh Biển Đông, các nước Đông Nam Á cũng được lợi cả về kinh tế. Nguồn thu từ dầu và khí đốt sẽ lần lượt được sử dụng để tăng cường sức mạnh an ninh quân sự của bất cứ quốc gia nào. 
Cái giá phải trả cho kinh tế và chính trị là rất nghiêm trọng. Không thể bảo vệ được nguồn tài nguyên, nghĩa là cả Việt Nam và Philippines mất đi nguồn thu to lớn và Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ những nguồn thu đó.  
Biển Đông vào tay Trung Quốc sẽ làm thay đổi sự cân bằng quyền lực theo hướng Trung Quốc muốn, do đó làm tăng dã tâm gây bất ổn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc càng lớn mạnh so với các nước láng giềng, Bắc Kinh càng muốn thể hiện sức mạnh về phía Đông – bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc và tuần tra phía Đông Hawaii.
Trong khi sự hỗ trợ của Mỹ trong việc bảo vệ lãnh thổ hàng hải của Philippines sẽ được tối ưu, Philippines không thể chỉ dựa vào điều đó được.

GS Úc: Bóc mẽ leo thang giàn khoan, Biển Đông từ ảo tưởng Trung - Mỹ

(Kiến Thức) - Trung Quốc có các hành động khiêu khích trên Biển Đông và biển Hoa Đông với niềm tin rằng Mỹ sẽ lùi bước, bỏ rơi đồng minh.

GS Úc: Bóc mẽ leo thang giàn khoan, Biển Đông từ ảo tưởng Trung - Mỹ
Kiến Thức lược dịch bài phân tích của giáo sư Hugh White chuyên nghiên cứu chiến lược tại ĐH Quốc gia Australia (Úc), đăng trên trang web của Viện Chính sách Quốc tế Lowy, lý giải về các hành vi gần đây của Trung Quốc ở vùng biển Hoa Đông và biển Đông.
Thách thức vị trí của Mỹ ở châu Á

Want Daily: Trung Quốc mở rộng chiến tranh ba mặt trận trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Tờ Want Daily của Đài Loan ngày 9/6 đưa tin, Trung Quốc đang mở rộng chính sách chiến tranh ba mặt trận trong cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Want Daily: Trung Quốc mở rộng chiến tranh ba mặt trận trên Biển Đông
Theo đó, Bắc Kinh vốn áp dụng chính sách này trong cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan. Ông Richard Hu, Phó Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu An ninh ở Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan) cho tờ báo này biết, quân đội Trung Quốc lần đầu tiên chính thức đặt ra khái niệm chiến tranh này vào năm 2003 với ba mặt trận chính là tấn công tâm lý, truyền thông và pháp lý.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Học giả họ Hu cho hay, chính sách chiến tranh kiểu này vốn được Trung Quốc áp dụng cho cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, bây giờ Bắc Kinh chuyển sang khu vực Biển Đông.

Luật pháp quốc tế sẽ trị “luật rừng” Trung Quốc trên Biển Đông

(Kiến Thức) - "Luật pháp quốc tế sẽ đóng vai trò đối trọng vững chắc chống lại việc sử dụng ‘luật rừng’ của Trung Quốc trên Biển Đông", Giáo sư Peter Dutton nói.

Luật pháp quốc tế sẽ trị “luật rừng” Trung Quốc trên Biển Đông
Nhiều chuyên gia quốc tế nhận xét, Trung Quốc không thể biện minh đường 9 đoạn bằng bất cứ cách nào trên ánh sáng của Liên Hợp Quốc (LHQ) về luật biển năm 1982.
Giáo sư Peter Dutton thuộc trường Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết nguyên nhân Trung Quốc tránh né việc đưa tranh chấp lãnh thổ ra trọng tài quốc tế: "Có lẽ Trung Quốc từ chối tham gia thủ tục phân xử của trọng tài quốc tế vì hiểu rõ rằng luật pháp quốc tế sẽ không ủng hộ nhiều yêu sách của nước này, đặc biệt là đòi hỏi về chủ quyền trên Biển Đông dựa trên đường 9 đoạn. Do những tranh chấp có thể kéo dài trong thời gian tới, thậm chí cả thập kỷ, luật pháp quốc tế sẽ đóng vai trò đối trọng vững chắc chống lại việc sử dụng ‘luật rừng’ của Trung Quốc trên Biển Đông”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.