Biển Đông: TQ lại kêu gọi đối thoại chung chung

(Kiến Thức) - Kêu gọi giải quyết “hòa bình” tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông của ông Tập Cận Bình là không có gì mới, trong chuyến thăm Indonesia tập trung vào kinh tế.

Biển Đông: TQ lại kêu gọi đối thoại chung chung
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Indonesia.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Indonesia.
Trong chuyến thăm Jakarta 2 ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 3/10 đã đọc diễn văn trước Quốc hội Indonesia, trong đó ông đã đề cập đến tranh chấp lãnh thổ với một số nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, ông Tập không hề nhắc đến việc các bên có liên quan muốn đàm phán đa phương, thay vì thảo luận đơn phương với Trung Quốc.
Với lời lẽ chung chung, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trước các nghị sĩ Indonesia: “Về các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải giữa Trung Quốc và ASEAN, hai bên phải tôn trọng nguyên tắc tham khảo lẫn nhau ôn hòa, đối thoại hữu nghị, giải quyết xung đột một cách hòa bình nhằm duy trì sự ổn định, hòa bình trong khu vực”.
Tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei vẫn kéo dài từ nhiều năm nay, trong đó đặc biệt có khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bất đồng càng trở nên sâu sắc hơn với việc Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, nơi có tuyến giao thông hàng hải quan trọng cùng một trữ lượng khí đốt được cho là rất lớn.
ASEAN vẫn chủ trương đàm phán đa phương giải quyết bất đồng, nhưng Trung Quốc thì muốn xé lẻ bàn riêng với từng nước để có thể giữ thế nước lớn. Hồi giữa tháng 9 vừa rồi Trung Quốc đã hứa tiếp tục các các cuộc thảo luận “từng bước” về Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tại Jakarta, nơi đặt trụ sở ASEAN, ông Tập Cận Bình đưa ra hứa hẹn tăng cường quan hệ với Hiệp hội các nước Đông Nam Á, kêu gọi cùng nhau từ bỏ tư duy thời Chiến tranh lạnh để “thắt chặt quan hệ ASEAN-Trung Quốc”. Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố: “Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các nước ASEAN để ký một hiệp ước láng giềng tốt, hữu nghị và hợp tác”.
Indonesia muốn đóng vai trò tích cực trung gian giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Tuy vậy chuyến thăm Indonesia lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình chủ yếu nhằm vào mục tiêu kinh tế, gia tăng sự hiện diện của Trung Quốc ở thị trường Indonesia, một thị trường tiềm năng nhất khu vực Đông Nam Á.
Hai bên đã ký các hợp đồng thương mại và hợp tác có tổng giá trị lên tới 20 tỷ USD. Một hiệp định đối tác chiến lược cũng đã được ký trong dịp này, trong đó dặt mục tiêu nâng trao đổi thương mại giữa hai nước lên tới 80 tỷ USD vào năm 2015. Bên cạnh đó hai nước cũng đã ký một hiệp định nguyên tắc về dự án thành lập khu công nghiệp dành riêng cho các công ty Trung Quốc tại Indonesia.
Ông Tập Cận Bình đi thăm Malaysia trước khi trở lại đảo Bali của Indonesia để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) khai mạc ngày 7/10/2013.

Tham vọng “cường quốc biển” của ông Tập Cận Bình

(Kiến Thức) - Chủ tịch Tập Cận Bình nói Trung Quốc phấn đấu trở thành cường quốc biển và sẽ theo đuổi “hội tụ lợi ích” với các nước khác trong phát triển đại dương.

Tham vọng “cường quốc biển” của ông Tập Cận Bình
 
Tại một phiên họp với các Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc (CPC) ngày 31/7, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình kêu gọi nỗ lực tìm hiểu về quản lý và tiếp tục phát triển hàng hải. Ông nói Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền lợi hàng hải của mình, đưa ra kế hoạch tổng thể và xem xét tất cả các yếu tố hữu quan.

Nước Mỹ tiêu điều vì chính phủ đóng cửa

(Kiến Thức) - Chính phủ Mỹ đóng cửa khiến các nhà ga tàu điện ngầm vốn đông đúc nay vắng lặng, công viên, bảo tàng cũng không mở cửa...

Nước Mỹ tiêu điều vì chính phủ đóng cửa
Cảnh sát căng dây chắn lối vào Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington sau khi nơi này bị đóng cửa vì chưa được cấp tiền hoạt động.
 Cảnh sát căng dây chắn lối vào Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington sau khi nơi này bị đóng cửa vì chưa được cấp tiền hoạt động.
Ngày 1/10/2013, chính phủ Mỹ bị ngừng hoạt động một phần sau khi Quốc hội thất bại trong việc đạt được thỏa thuận chi tiêu trong năm tài khóa mới. Chiếc đồng hồ bên trong Điện Capital, Washington điểm những phút đầu tiên đánh dấu sự kiện này.
 Ngày 1/10/2013, chính phủ Mỹ bị ngừng hoạt động một phần sau khi Quốc hội thất bại trong việc đạt được thỏa thuận chi tiêu trong năm tài khóa mới. Chiếc đồng hồ bên trong Điện Capital, Washington điểm những phút đầu tiên đánh dấu sự kiện này. 

10 chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ

(Kiến Thức) - Giữa lúc Washington tê liệt vì đóng cửa, mạng howstuffwork liệt kê 10 “chủ nợ” lớn nhất trong tổng số 11.560 tỷ USD nợ công của nước Mỹ.

10 chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ
1.Mỹ: Công dân Mỹ và các chính quyền địa phương chính là chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ, với 4.140 tỷ USD và chiếm 36% tổng số nợ công.
1.Mỹ: Công dân Mỹ và các chính quyền địa phương chính là chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ, với 4.140 tỷ USD và chiếm 36% tổng số nợ công.
2. Trung Quốc: Trung Quốc là chủ nợ lớn thứ 2 của chính phủ Mỹ, với 1.260 tỷ USD và chiếm 11% tổng số nợ công.
2. Trung Quốc: Trung Quốc là chủ nợ lớn thứ 2 của chính phủ Mỹ, với 1.260 tỷ USD và chiếm 11% tổng số nợ công.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.