Biển Đông sắp đón áp thấp nhiệt đới sớm hơn so với nhiều năm

Biển Đông có thể hứng áp thấp nhiệt đới vào nửa đầu tháng 4 sớm hơn so với nhiều năm, các địa phương được yêu cầu chủ động ứng phó với hình thái này.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết theo thông tin tham khảo từ các cơ quan dự báo quốc tế, một áp thấp nhiệt đới có thể hoạt động ở vùng biển phía nam Biển Đông trong ngày 7-8/4.
Đồng thời, 2 cơn bão ở phía đông Philippines khả năng đi vào Biển Đông trong tuần tới. Đây được nhận định là tình huống bất thường, có thể xuất hiện áp thấp nhiệt đới hoặc bão sớm hơn so với quy luật hàng năm. Theo bản đồ dự báo của Windy, sự hình thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng. Ngày 7/4, một vùng áp thấp hoạt động ở khu vực vùng biển miền Trung Philippines, nhưng sau đó hình thái này có thể di chuyển ngược trở lại hoặc suy yếu nhanh, chứ không tiến vào Biển Đông.
Bien Dong sap don ap thap nhiet doi som hon so voi nhieu nam
Ảnh minh hoạ. 
Dù vậy, các kịch bản dự báo có thể thay đổi trong những ngày tới. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động theo dõi chặt chẽ thông tin cảnh báo của cơ quan dự báo trong nước và quốc tế. Đồng thời, địa phương cần thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Những ngày qua tại khu vực miền Trung đã xảy ra đợt mưa lũ bất thường, trái mùa. Tổng lượng mưa phổ biến 200-500 mm, có nơi tới trên 750 mm, kèm theo giông lốc, sóng lớn đã gây thiệt hại về người, nhà cửa, sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
Cụ thể, theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, mưa lũ tại miền Trung vừa qua đã khiến 2 người thiệt mạng, trong đó Phú Yên 1 người, Quảng Nam 1 người. Hiện tại, 1 người dân bị mất tích do bị chìm thuyền ở Phúc Yên, 5 người tại Thừa Thiên Huế bị thương.
Về tài sản, mưa lũ khiến 2 ngôi nhà bị sập 47 nhà tốc mái, 229 ghe thuyền bị chìm. Hiện tại, các địa phương đang trục vớt, khắc phục. Mưa lũ cũng khiến 2.480 lồng bè nuôi thả thủy sản bị thiệt hại; làm 6 điểm sạt lở tại các đường giao thông; làm 91.697ha lúa và hoa màu bị thiệt hại.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của đới gió Đông của rìa áp cao cận nhiệt đới lấn về phía tây kết hợp với rìa tây nam lưỡi áp cao lạnh lục địa nên từ hôm nay (4.4) đến ngày 6.4, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và phía đông Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
>>> Xem thêm video: TP. HCM: Cây đổ do mưa lớn, 1 người tử vong

Nguồn: VTV 24.

Bão Conson đe dọa, COVID -19 chực chờ... kịch bản nào tránh tai họa kép?

Để ứng phó với diễn biến khó lường của bão Conson, nhiều địa phương lên phương án sơ tán hàng chục nghìn dân trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khiến nhiều người đặt câu hỏi: Kịch bản nào tránh tai họa kép?

Tối 8/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong đêm 8/9 bão Conson đi vào Biển Đông với sức gió giật cấp 11. Trong những ngày tiếp theo, bão tiếp tục mạnh thêm và có thể giật tới cấp 13.
Khẩn trương hướng dẫn các địa phương phòng chống dịch COVID-19

Bão số 9 giật cấp 17 cách Bình Định - Khánh Hòa 550km

Bão số 9 cách Bình Định - Khánh Hòa khoảng 550km. Với tốc độ di chuyển nhanh, chỉ khoảng 12 giờ tới, vùng biển ven bờ sẽ chịu tác động của bão.

Ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia) thông tin, đến thời điểm này, bão số 9 đi vào phía Bắc quần đảo Trường Sa. Tại trạm khí tượng Song Tử Tây đã ghi nhận gió mạnh cấp 14, giật cấp 17. 

Dự báo hướng đi của bão số 9. Ảnh: Tổng cục Phòng chống thiên tai

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.