Đối đầu Trung-Ấn ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với "Hành động hướng đông" của Ấn Độ và có nguy cơ trở thành vũ đài đối đầu Trung-Ấn.

Đối đầu Trung-Ấn ở Biển Đông?
Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với "Hành động hướng đông" của Ấn Độ và có nguy cơ trở thành vũ đài đối đầu Trung-Ấn. Thế nhưng trước đây, New Delhi vốn có truyền thống giữ  khoảng cách đối với các vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và chỉ nhấn mạnh sự cần thiết của tự do hàng hải.

Biến “Chính sách hướng đông” thành “Hành động hướng đông”

Tuy nhiên, dưới thời Thủ tướng Modi, Ấn Độ đã biến “Chính sách hướng đông” thành “Hành động hướng đông”, thông qua việc trực tiếp bày tỏ lập trường về sự cần thiết của việc giải quyết các tranh chấp Biển Đông và ký kết tầm nhìn chiến lược chung với Mỹ về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.  Ấn Độ cũng  đang đàm phán với các nước quan trọng nhằm tăng cường hợp tác an ninh, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải, ở khu vực Ấn Độ Dương.
Bien Dong co y nghia chien luoc doi voi An Do
Tàu Hải quân Ấn Độ trên Biển Đông. 
Chính phủ của Thủ tướng Modi nhìn nhận Biển Đông là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ của New Delhi với phương đông, cả về thương mại lẫn chiến lược. Nhằm tăng cường mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, Ấn Độ đã thể hiện vai trò đáng tin cậy đối với an ninh khu vực.
Khi đưa ra ý kiến về tranh chấp Biển Đông, Ấn Độ đã trực tiếp bày tỏ sự quan tâm của nước này chứ không vòng vo úp mở như trước đây.
New Delhi đã thể hiện lập trường rõ ràng về việc các vụ  tranh chấp có thể gây ra bất ổn an ninh khu vực thông qua Tuyên bố chung với Mỹ, với Việt Nam và tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á cũng như  các hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN năm 2014.
Lập trường mới của Ấn Độ về an ninh hàng hải trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có lẽ phản ánh sự sẵn sàng của Ấn Độ trong việc từ bỏ chính sách không liên kết cứng nhắc, khi cần thiết.
Với sự nổi lên của Trung Quốc và tham vọng tiến vào Ấn Độ Dương của nước này,  Ấn Độ nhận ra  sự cần thiết phải phối hợp với các nước chủ chốt khác trong khu vực trong khuôn khổ cấu trúc an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn theo đuổi chính sách mềm mỏng với Trung Quốc.  Chính sách thực dụng của chính phủ  Modi  trước những thách thức và lợi ích của mối quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc đồng nghĩa với việc chính phủ này duy trì cách tiếp cận thận trọng đối với Trung Quốc.
Thận trọng  rõ ràng là cách tiếp cận của New Delhi đối với vấn đề  an ninh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.  Ngay sau khi lên tiếng về vấn đề Biển Đông,  Ấn Độ lại có lập trường khá kiềm chế. New Delhi  không bình luận về vụ máy bay Mỹ  do thám các “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông và cũng không cùng với Mỹ công khai lên án hành động của Trung Quốc trong khu vực.

Trung Quốc đang tiến vào “sân sau” của Ấn Độ

Ấn Độ cảm thấy lo ngại trước việc Trung Quốc tiến vào khu vực Ấn Độ Dương. Gần đây, Bắc Kinh  đã cảnh báo Ấn Độ về việc hợp tác với Việt Nam trong  các dự án thăm dò dầu khí ở Biển Đông, trong khi Trung Quốc ra sức bảo vệ hành lang kinh tế với Pakistan.
Bien Dong co y nghia chien luoc doi voi An Do-Hinh-2
Tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Pakistan, sau khi cập cảng Sri Lanka cuối năm ngoái. 
Một trong những diễn biến quan trọng có thể ảnh hưởng đến an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương là việc tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Pakistan,  sau khi cập cảng Sri Lanka cuối năm ngoái. Trung Quốc cũng đã cảnh báo Ấn Độ chớ có coi Ấn Độ Dương là “sân sau” của nước này.
Sự hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương không còn là khả năng mà là thực tế. Ấn Độ Dương luôn luôn là một khu vực quan tâm chính của New Delhi và sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc rõ ràng đang thách thức trật tự an ninh hiện hữu trong khu vực .
Thông điệp của Trung Quốc là rất rõ ràng. Nước này muốn trở thành một cường quốc và do đó sẽ tiến ra biển để hiện diện tại Châu Á-Thái Bình Dương và xa hơn nữa.
Ấn Độ hiện đang tập trung vào việc xây dựng và củng cố quan hệ song phương với các nước chủ chốt trong khu vực như ASEAN. New Delhi đã nhận ra sự cần thiết của diễn đàn đa phương để  giải quyết những thách thức  an ninh mới xuất hiện  ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Modi đã tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Nhật Bản cũng tham gia cuộc tập trận Malabar sau 8 năm vắng bóng.  Ấn Độ và Australia  sẽ tiến hành  tập trận hải quân chung lần đầu tiên vào tháng 10/2015  và New Delhi dường như  quan tâm đến việc hình thành  mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Hải quân Indonesia. Ấn Độ cũng đã tổ chức cuộc họp ba bên cấp ngoại trưởng đầu tiên với Nhật Bản và Australia vào tháng Sáu năm nay.
Chia sẻ trách nhiệm là sách lược tốt nhất ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Ấn Độ dường như muốn đóng một vai trò an ninh chủ động hơn trong môi trường này. Chắc chắn,  Ấn Độ phải hành động nhiều hơn nữa bởi  vì quá thận trọng có thể gây tổn hại đến hình ảnh “đối tác an ninh đáng tin cậy” mà New Delhi hằng mong muốn.

Ít nhất 11 nước “nâng cấp” hải quân vì Biển Đông

(Kiến Thức) - Các chuyên gia phân tích cho rằng, ít nhất 11 nước trên thế giới "nâng cấp", tăng cường sức mạnh hải quân vì căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.

 Ít nhất 11 nước “nâng cấp” hải quân vì Biển Đông
Theo China Times, ít nhất hải quân của 11 nước trên thế giới chịu tác động trực tiếp của căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và đua nhau "nâng cấp khả năng chiến đấu". Mỹ và Trung Quốc được cho sẽ là hai nước dẫn đầu cuộc đua này.
Theo giới chuyên gia quân sự, đến năm 2020, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc sẽ lên tới ít nhất 76 chiếc, tương đương với hạm đội tàu ngầm của Mỹ về số lượng. Nhiều tàu ngầm Trung Quốc sẽ được triển khai ở Căn cứ Hải quân Yulin, phía nam đảo Hải Nam.

Biển Đông khiến Trung Quốc mất bạn bè Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Hành vi “ỷ mạnh hiếp yếu” của Bắc Kinh ở Biển Đông đang khiến cho Trung Quốc mất bạn bè Đông Nam Á rất cần cho "Con đường tơ lụa trên biển".

Biển Đông khiến Trung Quốc mất bạn bè Đông Nam Á
Nhận định Trung Quốc mất bạn bè ở Đông Nam Á là của bài viết mang tên “Canh bạc lớn Biển Đông của Trung Quốc” đăng trên trang mạng Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI).  
Từ lâu, ngư dân Việt Nam và Philippines vốn vô cùng tức giận trước hành vi bạo lực của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc. Hành động ngang ngược của Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 đã dẫn đến tình trạng đối đầu giữa các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam và Trung Quốc.

Chính sách Mỹ ở Syria: Kẻ thù của kẻ thù là bạn?

(Kiến Thức) - Coi phiến quân IS là kẻ thù số một, Nhà Trắng ngầm liên minh với kẻ thù cũ là Tổng thống  Assad theo phương châm “kẻ thù của kẻ thù là… bạn”.

Chính sách Mỹ ở Syria: Kẻ thù của kẻ thù là bạn?
Kẻ thù chính của Mỹ hiện là "Nhà nước Hồi giáo" (IS). Thế nhưng cho đến nay, Washington chỉ được đào tạo được 60 chiến binh chống phiến quân IS. giới phân tích không loại trừ khả năng Mỹ đang làm theo phương châm "kẻ thù của kẻ thù là bạn" trong cuộc nội chiến Syria.
Chinh sach My o Syria: Ke thu cua ke thu la ban?
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngấm ngầm bắt tay với kẻ thù cũ là Tổng thống Syria Bashar al-Assad?
Bộ trưởng Quốc phòng  Ashton Carter thừa nhận trước Quốc hội Mỹ rằng việc tuyển dụng và đào tạo các chiến binh nổi dậy “ôn hòa” còn lâu mới được như  Lầu Năm Góc mong đợi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.