Biến chủng BA.4, BA.5 của Omicron đã xuất hiện tại TP HCM

Biến chủng BA.4 và BA.5 của Omicron hiện đã có mặt tại TP HCM qua tầm soát ngẫu nhiên. Trong đó, 1 ca tại Củ Chi và 2 ca tại TP Thủ Đức.

 Biến chủng BA.4, BA.5 của Omicron đã xuất hiện tại TP HCM

Thông tin này đã được ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP HCM đưa ra trong hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI ngày 5/7/2022.

Bien chung BA.4, BA.5 cua Omicron da xuat hien tai TP HCM
Dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại khi tình trạng miễn dịch không được thường xuyên củng cố bằng cách tiêm nhắc lại vắcxin định kỳ mỗi 6 tháng. 

Ông Nguyễn Văn Nên cho biết, mặc dù biến chủng BA.4, BA.5 không nguy hiểm như biến chủng Delta trước đây nhưng diễn biến sắp tới rất khó lường. 

Bên cạnh đó, bí thư Thành ủy TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết trên địa bàn cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, TP HCM đã có 11 ca tử vong vì sốt xuất huyết.

Vì vậy, ông Nên yêu cầu TP HCM cần quyết liệt phòng chống dịch Covid-19 và sốt xuất huyết. Nếu để “dịch chồng dịch”, nguy cơ quá tải hệ thống y tế là hiện hữu, nguy cơ đứt gãy hệ thống y tế khó tránh khỏi.

Trước đó, ngày 30/6, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho hay biến chủng BA.5 là biến chủng phụ mới của Omicron, có khả năng lây nhiễm đột phá dù đã tiêm 2 mũi vắcxin.

Do đó, dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại khi tình trạng miễn dịch không được thường xuyên củng cố bằng cách tiêm nhắc lại vắcxin định kỳ mỗi 6 tháng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bổ sung BA.5 vào danh mục các biến thể cần giám sát, còn Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) liệt dòng phụ này vào danh mục “các biến thể đáng lo ngại”.

Bà Sorroco Escalante, Quyền trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá, sự xuất hiện và gia tăng của BA.5 ở một số quốc gia trên thế giới đã khiến tỷ lệ nhập viện, hồi sức cấp cứu do Covid-19 gia tăng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19:

(Nguồn: THĐT)

TPHCM phát động tháng cao điểm tiêm nhắc lại vắcxin phòng Covid-19

Ngày 14/6, Sở Y tế TPHCM bắt đầu tháng cao điểm tiêm nhắc lại vắcxin phòng Covid-19 nhằm duy trì miễn dịch cộng đồng, kiểm soát ổn định dịch Covid-19.

TPHCM phát động tháng cao điểm tiêm nhắc lại vắcxin phòng Covid-19

Sở Y tế TPHCM đã triển khai 6 điểm tiêm chủng dành các đối tượng: học sinh từ 5 đến dưới 12 tuổi; công nhân, người lao động; người thuộc nhóm nguy cơ, tuyến đầu chống dịch.

TPHCM phat dong thang cao diem tiem nhac lai vacxin phong Covid-19
Sở Y tế TPHCM đã triển khai 6 điểm tiêm chủng dành cho các đối tượng. 
Theo PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, tuy số ca mắc đã giảm sâu, mỗi ngày hiện nay chỉ còn khoảng 30 - 50 ca mắc mới, số cần nằm viện giảm xuống còn khoảng 200, nhưng mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong cộng đồng.

Việt Nam ghi nhận biến thể phụ mới BA.5 của Omicron

Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, biến thể phụ mới BA.5 của biến chủng Omicron lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam.

Việt Nam ghi nhận biến thể phụ mới BA.5 của Omicron

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), qua giải trình tự gene các bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam đã phát hiện biến thể phụ mới BA.5 của biến chủng Omicron. Việc Việt Nam phát hiện biến thể phụ là điều tất yếu và đã được cảnh báo trước.

Biến thể BA.5 lần đầu được phát hiện ở Nam Phi. Theo một số ý kiến, cả 2 biến thể BA.4 và BA.5 khả năng lây lan nhanh hơn và biểu hiện nặng. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể, bài bản nên chưa thể công bố. “Chúng tôi vẫn đang theo dõi sát sao các thông tin về biến chủng mới từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO)”, ông Lân nói.

Bộ Y tế nói gì về việc không tiêm vắc xin Covid-19 phải ký cam kết?

Liên quan đến việc người dân phải ký cam kết khi không tiêm nhắc lại mũi vắc xin Covid-19, Bộ Y tế đã có thông tin phản hồi tại cuộc gặp mặt báo chí chiều 27/6.

Bộ Y tế nói gì về việc không tiêm vắc xin Covid-19 phải ký cam kết?

Ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết, việc tiêm vắc xin là yêu cầu của phòng chống dịch. Người dân cần đi tiêm đúng lịch.

“Ký cam kết thể hiện chúng ta đặt vai trò cao hơn nữa công tác phòng chống dịch trong giai đoạn bình thường mới và tiếp theo khi xuất hiện các biến chủng mới. Việc ký cam kết trách nhiệm các bên là cần thiết”, ông Lân khẳng định.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng lý giải, việc này để chính quyền, người dân hiểu rõ hơn về các biến thể mới và hiệu quả vắc xin cũng như ứng phó biến thể mới. Theo ông Lân, virus SARS-CoV-2 luôn biến hóa khôn lường. Thế giới đáng giá biến hóa của virus với 5 tiêu chí. Trong đó có độ lây lan, tăng sức chịu đựng với vắc xin, giảm hiệu quả điều trị cũng như chẩn đoán…

Qua theo dõi dịch bệnh Covid-19 sau 2,5 năm, ông Lân khẳng định: “Bình thường đại dịch đi theo xu hướng tăng lây lan, giảm dần xu thế dịch, biến mất hoặc thành bệnh lưu hành. Tuy nhiên, SARS-CoV-2 biến hóa khôn lường. Chúng ta trải qua 5 đợt dịch, trong đó chủng Omicron có đến 5 biến thể phụ”.

"Tháng 9/2021, khi xuất hiện biến chủng Delta, chúng ta nghĩ đến kịch bản xem Covid-19 như bệnh lưu hành nhưng sau đó Omicron xuất hiện lây lan quá nhanh. Tiếp theo biến thể BA4, BA5 hiện nay còn lây lan nhanh hơn".

“Thông điệp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rất rõ, nơi nào chưa an toàn có nghĩa là vùng chưa tiêm chủng vắc xin và có nguy cơ phát sinh biến thể mới. Vắc xin đáp ứng khác nhau với các biến thể nhưng đều giảm nặng, tử vong”, ông Lân khẳng định.

Ông Lân nói, nếu các biến thể mới không ảnh hưởng gì hoặc lây lan như BA4, BA5, vắc xin vẫn hiệu lực. Chúng ta phải tiêm theo khuyến cáo. “Trường hợp biến thể mới lây lan nhanh và kháng vắc xin, biện pháp chống dịch không đơn thuần chỉ là vắc xin, chúng ta có biện pháp tổng thể hành chính xã hội và vắc xin”, ông Lân nói.

Theo bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện nay nhiều người dân khi đã tiêm xong liều cơ bản, sau đó mắc Covid-19 có sự chủ quan không tiêm mũi nhắc lại. Tuy nhiên, kháng thể sau mắc Covid-19 sẽ không bền vững cho nên vẫn cần phải tiêm mũi nhắc lại 3-4.

“Vắc xin Covid-19 đủ để cung ứng, đảm bảo đủ tiêm nhắc lại chứ không dư thừa. Nhưng do người dân chưa hiểu đầy đủ, chưa tích cực tham gia. Nhiều người dân không đi tiêm theo kế hoạch, mời tận nơi nhưng từ chối”, bà Hồng thông tin.

Bà Hồng cũng khẳng định, việc người dân không tiêm mũi nhắc lại, dịch hoàn toàn có thể bùng phát.

Không đồng ý tiêm nhắc lại sẽ phải ký cam kết là một trong những nội dung UBND TP.HCM vừa yêu cầu trong văn bản ngày 24/6.

Cụ thể, TP yêu cầu các địa phương, sở ban ngành, tiếp tục thực hiện chiến dịch truyền thông vận động người dân tiêm vắc xin phòng Covid-19. Các địa phương tiêm hết vắc xin đã được phân bổ, không để xảy ra tình trạng hủy vắc xin do hết hạn sử dụng.

Trong trường hợp đã vận động nhưng người dân không đồng ý tiêm, phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh. TP.HCM không phải nơi duy nhất "quyết liệt" theo cách trên. Việc này đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Còn 15 triệu liều vắc xin trong kho dự trữ

Bà Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ quốc gia, cho biết hiện kho lưu trữ vắc xin còn 15 triệu liều vắc xin Covid-19. Bà Hồng khẳng định, việc tuyên truyền người dân tiêm vắc xin hiện nay không phải do thừa vắc xin.

“Chúng tôi phân bổ vắc xin có hạn sử dụng ngắn trước, lô vắc xin có hạn 30/6 đã được phân bổ đến các tỉnh, thành phố từ giữa tháng 5. Tất cả các tuyến cơ sở đang rất nỗ lực để sử dụng hiệu quả vắc xin sẵn có. Hiện chúng ta còn 15 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 có hạn sử dụng từ tháng 7 đến tháng 10".

"Tỉ lệ hao hụt vắc xin áp dụng cho tất cả các quốc gia là 10%. Nếu chúng ta tiêm đủ liều bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên với tỉ lệ bao phủ 90% thì lượng vắc xin thậm chí phải bổ sung thêm. Nếu chúng ta không sử dụng hiệu quả vắc xin sẵn có sẽ gây lãng phí, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp”, bà Hồng thông tin.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.