Vụ việc được cho là xảy ra vào ngày 18/7 tại một ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh (Trung Quốc)
Đoạn phim CCTV lan truyền trên Weibo cho thấy cậu bé 15 tuổi bất ngờ lao vào đánh mẹ mình khi thang máy dừng lại. Cậu thiếu niên túm lấy cổ mẹ và ghì người phụ nữ vào tường giữa cuộc cãi vã.
Thấy vậy, cậu em trai sợ hãi gọi mẹ, đồng thời cố gắng kéo tay anh trai mình ra khỏi người mẹ.
Cậu bé lao vào đánh mẹ. Ảnh: Chụp màn hình từ Weibo. |
Một nhân viên an ninh có mặt tại hiện trường đã cố gắng can ngăn cậu thiếu niên nhưng không được lâu.
Cậu bé sau đó định lấy điện thoại từ túi của mẹ mình. Tuy nhiên, thấy con trai lấy điện thoại ra khỏi túi, người phụ nữ tức giận đập nó xuống đất hai lần.
Hành động của cô ấy dường như càng khiến con trai càng tức giận hơn. Cậu bé bắt đầu vung chân đá mẹ bất chấp sự can ngăn của nhân viên an ninh.
Sau đó, cậu bé cố đá mẹ mình một lần nữa và bị hai nhân viên an ninh khác giữ lại.
Cậu bé tiếp tục vung chân đá mẹ. |
Trong một đoạn clip khác về cuộc ẩu đả được chia sẻ trên tài khoản Weibo của cảnh sát Bắc Kinh, người ta có thể nghe thấy một sĩ quan nói với thiếu niên đang rơi nước mắt. Tuy nhiên, anh ấy không khiển trách cậu bé mà thay vào đó chia sẻ rằng "đôi khi phương pháp dạy dỗ của cha mẹ có thể không phù hợp nhưng họ đều mong muốn điều tốt cho con cái".
Nam cảnh sát cũng đưa ra lời khuyên cho người mẹ: "Là cha mẹ, đôi khi chúng ta phải thông cảm; đứa trẻ đã 15 tuổi, việc nó có cách suy nghĩ của riêng mình là điều bình thường. Hãy nói chuyện với con nhiều hơn và giữ bình tĩnh".
Đoạn video về vụ hành hung gây sốc sau đó đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Cư dân mạng cũng đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về vụ việc.
Nhiều người bày tỏ sự lo lắng trước hành vi của thiếu niên 15 tuổi.
Trong khi thiếu niên được cho là nghiện chơi game , một người bình luận lại nghĩ khác: "Điều này có vẻ như không liên quan gì đến điện thoại, đó là vấn đề về tính cách. Bạn cho anh ta bất cứ thứ gì, anh ta sẽ có thái độ như vậy."
Tuy nhiên, một người khác cho rằng đó là lỗi hoàn toàn thuộc về người mẹ. "Thất bại của cha mẹ, sản phẩm lỗi của giáo dục."
Một người khác đồng ý: "Người mẹ mất kiểm soát cảm xúc của mình đã làm tăng sự bạo lực từ con trai mình, phải không?"