Bí thư TP.HCM: 'Chúng ta đã chờ đợi những con số này rất lâu rồi'

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết TP ghi nhận những kết quả ngày càng sáng sủa, có những con số đã chờ đợi rất lâu. TP cũng đang khẩn trương lên kế hoạch sau 15-9.

Chiều 11-9, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã tổ chức hội nghị mở rộng để cho ý kiến về kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM sau ngày 15-9.

Nhiều kết quả "sáng sủa" sau 20 ngày siết giãn cách

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết đến nay tròn 20 ngày TP tập trung, nỗ lực, quyết tâm thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ.

Người đứng đầu Thành ủy đánh giá, giai đoạn đầu TP triển khai ngay các biện pháp y tế đồng bộ. Tuần đầu tiên khởi động nhanh “vượt chướng ngại vật” đã có những kết quả ban đầu. Đến tuần thứ hai là tuần thần tốc, TP vừa phải tăng tốc vừa phải ứng phó với những phát sinh mới trong giai đoạn cao điểm phòng chống dịch.

Bi thu TP.HCM: 'Chung ta da cho doi nhung con so nay rat lau roi'
 Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: TTBC

Còn từ ngày 7-9 đến nay, TP.HCM ghi nhận những kết quả ngày càng sáng sủa hơn hai tuần trước đó qua từng con số thống kê ở 21 quận huyện và TP Thủ Đức.

Cụ thể, từ con số lây nhiễm qua các đợt xét nghiệm thần tốc ở “vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng, vùng xanh” ngày càng thấp dần lại theo đúng theo quy luật. Những ca bệnh nặng ngày càng giảm dần. Ca nhiễm trong cộng đồng và các ca tử vong cũng giảm dần.

Bí thư Thành ủy cho rằng, những con số giảm dù không lớn như kỳ vọng nhưng thể hiện được kết quả ngày càng rõ nét hơn. Đặc biệt, trong hai ngày qua, TP.HCM ghi nhận số ca tử vong xuống dưới 200 trường hợp mỗi ngày. "Chúng ta đã chờ đợi những con số này rất lâu rồi" - ông Nên nói.

Về công tác tiêm vaccine, ông Nguyễn Văn Nên cho biết cứ mỗi ngày số người được tiêm vaccine càng cao hơn. “Có nơi không còn căn cứ vào tỉ lệ tiêm vaccine, mà cố gắng tiêm đến người cuối cùng trên tinh thần chung là tập trung tối đa tiêm. Vaccine còn thì tập trung tiêm tối đa” - ông Nên nói.

Về công tác an sinh xã hội, ông Nên cho rằng ngoài những nơi làm tốt công tác này, vẫn còn một số nơi còn để sót, người dân phản ánh còn nhiều. Do đó, ông yêu cầu các địa phương phải nỗ lực hơn nữa để không bỏ sót ai.

Trong những ngày tới, Bí thư Thành ủy đề nghị cần phải nỗ lực hơn nữa. Đến nay, TP tổ chức 7 đoàn khảo soát ở các địa phương, kết quả báo cáo về có 3 địa phương cơ bản kiểm soát được dịch gồm huyện Củ Chi, Cần Giờ và quận 7. Nhiều nơi khác cũng có những chuyển biến khá rõ rệt, tích cực.

Về kế hoạch, chiến lược cho giai đoạn bình thường mới sau ngày 15-9, Bí thư Nguyễn Văn Nên đánh giá Ban cán sự Đảng UBND TP đã chuẩn bị rất khẩn trương. Từ đó, ông đề nghị các đại biểu góp ý để hoàn thiện, chuẩn bị cho những kịch bản trong những ngày tới.

2 cơ sở để lên kế hoạch phục hồi kinh tế

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết Ban cán sự Đảng UBND TP đã sớm đề xuất, xây dựng dự thảo kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế sau 15-9.

Ông Mãi cho biết, sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để UBND TP hoàn thiện kế hoạch, chiến lược phòng chống dịch và phục hồi kinh tế dài hơi hơn từ nay đến cuối năm 2021, cũng như những năm tiếp theo.

Bi thu TP.HCM: 'Chung ta da cho doi nhung con so nay rat lau roi'-Hinh-2
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: NGUYỆT NHI

Theo ông Mãi, sáng nay, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với 6 tỉnh thành, trong đó Thủ tướng ghi nhận kết quả, chuyển biến tích cực gần đây của TP.HCM. Đó là những kết quả trong công tác điều trị, việc phát hiện các ca dương giảm dần sau những lần lấy mẫu xét nghiệm.

Để có được những kết quả đó, ông Phan Văn Mãi cho rằng là nhờ tăng cường y tế cơ sở, củng cố năng lực điều trị ở các tầng, nhờ dự tăng cường lực lượng quân y ở cơ sở…

Cũng theo ông Mãi, sáng nay, Thủ tướng Chính phủ kết luận, đó là Bộ Y tế sớm ban hành chiến lược tổng thể phòng chống dịch cho cả nước trong thời gian tới. Trên nền chiến lược tổng thể phòng chống dịch này, TP sẽ có căn cứ để phục hồi kinh tế. TP chủ động làm trước tuy nhiên trên cơ sở từ chiến lược tổng thể này.

“TP.HCM đã đề nghị và Thủ tướng có chỉ đạo, Chính phủ thành lập tổ công tác về phục hồi kinh tế sau dịch” - ông Mãi thông tin.

Theo ông Mãi, với chỉ đạo đó, TP.HCM sẽ có 2 cơ sở, một là chiến lược tổng thể của ngành y tế để TP triển khai kế hoạch chiến lược phòng chống dịch. Thứ hai là TP có sự trợ lực từ tổ công tác về phục hồi kinh tế sau dịch của Chính phủ.

Tuy nhiên, đối với TP.HCM không thể chậm trễ hơn, nên phải chủ động xây dựng dự thảo kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn từ sau ngày 15-9.

Trong quá trình triển khai, TP sẽ phát huy các chuyên gia về y tế, kinh tế, văn hóa xã hội cũng như đã tổ chức lấy ý kiến các hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn.

Tới lúc nên sống chung với COVID-19?

Sống chung với dịch COVID-19 là ý kiến của nhiều người sau gần 2 năm Việt Nam chống chọi lại đại dịch. Nhiều chuyên gia cho rằng, để sống chung với đại dịch, chúng ta phải đảm bảo được điều kiện phủ sóng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc.

Làn sóng dịch COVID-19 đợt 4 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành. Số lượng ca mắc mới ghi nhận từ ngày 27/4 đến nay trên cả nước là 11.794 ca (tính đến 6h sáng 26/6). Nhiều tỉnh, thành có số lượng ca mắc mới lớn như TP HCM 2.958 ca, Bắc Giang 5.530, Bắc Ninh 1.599.
“Đã đến lúc, chúng ta cần phải sống chung với dịch COVID-19” – là ý kiến được đưa ra sau gần 2 năm cả nước chống chọi cùng đại dịch.

Tối 16/7: TPHCM thêm 1.349 ca mắc COVID-19, trong ngày cả nước 3.336 ca

Tối  16/7, theo  bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế, có thêm 1.898 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM có 1.349 ca. Tổng số ca mắc COVID-19 trong ngày hôm nay là 3.336.

Toi 16/7: TPHCM them 1.349 ca mac COVID-19, trong ngay ca nuoc 3.336 ca
 
Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.