Sự thật gây “sốc” về mộ của Nữ hoàng Cleopatra và người tình
Các nhà sử học cổ đại đều cho rằng hai người được chôn chung trong một ngôi mộ.
Báo chí nước ngoài đưa tin một nhóm nhà khoa học do nhà khảo cổ học Zahi Hawass dẫn đầu tìm thấy ngôi mộ của Mark Antony và Cleopatra VII tại một địa điểm ở Ai Cập có tên là "Taposiris Magna".
Một số tờ báo cho biết trong một bài giảng gần đây ở Palermo, Ý, Cựu bộ trưởng cổ vật của Ai Cập Hawass cho biết ngôi mộ sắp được tìm thấy và công việc này đang được một nhóm nhà khảo cổ học thực hiện.
Bí ẩn lăng mộ Nữ hoàng Cleopatra, chuyên gia tìm hoài không thấy
Theo sử liệu, Nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập chết năm 30 trước Công nguyên. Hơn 2.000 năm qua, các chuyên gia cố gắng đi tìm lăng mộ của bà nhưng chưa thấy.
Nữ hoàng Cleopatra (năm 69 trước Công nguyên - 30 trước Công nguyên) là nhà cai trị cuối cùng của Vương quốc Ptolemy tại Ai Cập. Bà hoàng này được cho là đã tự sát bằng cách cho rắn độc cắn. |
Bị bồi táng theo hoàng đế Trung Hoa, người hầu hạ sống được bao lâu?
Khi hoàng đế Trung Hoa qua đời, một trong những hủ tục mai táng tàn nhẫn nhất mà đến nay người nghe vẫn thấy rợn người, đó là chôn sống người theo hoàng đế, gọi là tuẫn táng hay bồi táng.
Hủ tục này ở Trung Hoa xuất phát từ quan niệm tuẫn táng là để đảm bảo rằng khi hoàng đế sang thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời hoặc dùng để trấn yểm.
Theo bằng chứng hiện có, tuẫn táng phổ biến vào thời Thương, Chu. Trong hơn chục ngôi mộ cổ được khai quật ở Ân Khư, di tích kinh đô của nhà Thương (Ân), chỉ tính riêng người bồi táng đã có hơn 5.000 người.