Bí quyết tránh nhiễm khuẩn khi du lịch xứ lạ

(Kiến Thức) - Để chuyến du lịch nước ngoài của mình được thuận lợi và trọn vẹn, một số nguyên tắc tránh nhiễm khuẩn khi đến xứ lạ bạn nên nắm bắt. 

Bí quyết tránh nhiễm khuẩn khi du lịch xứ lạ
Mùa du lịch thường đúng vào thời điểm ngày hè nắng nóng, dịch bệnh sẽ tăng cao hơn so với ngày thường. Chính vì thế bạn nên chú trọng công tác phòng chống nhiễm khuẩn cho bản thân khi đi du lịch nước ngoài.
Về vấn đề này, mới đây một nữ du khách người Mỹ đã chia sẻ lên mạng xã hội bí quyết phòng chống nhiễm khuẩn khi đi du lịch của mình cho mọi người cùng nắm bắt. Chia sẻ này được đánh giá là vô cùng thiết thực nhất là đối với người đang có dự định đi du lịch xa trong thời gian sắp tới.
Dưới đây là chia sẻ về những bí quyết chăm sóc sức khỏe khi đi du lịch mà cô áp dụng trong các chuyến đi của mình.
Một trong những vấn đề được nữ du khách này nhấn mạnh đầu tiên đó là việc vệ sinh cá nhân và ăn uống.
Để bảo đảm sức khỏe của mình bạn nên uống nước hay đánh răng bằng nước đóng chai. Một lưu ý khác là không mở miệng khi tắm vòi sen hay bơi trong hồ. Rửa sạch rau củ với nước đóng chai và bóc vỏ trái cây trước khi ăn, thường xuyên rửa sạch tay với cồn hoặc xà phòng…
Bi quyet tranh nhiem khuan khi du lich xu la

Nên dùng nước sạch trong ăn uống cũng như sinh hoạt cá nhân.

Ảnh minh họa.  

Bên cạnh đó công tác phòng chống cách loại virut, dịch bệnh phổ biến của từng vùng miền nơi bạn đến cũng vô cùng quan trọng. Việc cập nhật tất cả thông tin mới nhất về việc tiêm phòng vắc xin các loại bệnh như sởi, quai bị, thủy đậu, bạch hầu, uốn ván, cúm, viêm gan siêu vi… cho khách du lịch tại các trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch của vùng đất sắp đến sẽ giúp bạn chủ động hơn để bảo vệ mình. 
Đặc biệt đối với những đoàn du lịch gia đình và mang theo trẻ nhỏ thì không thể thiếu kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc mỡ kháng sinh, băng cá nhân và thuốc chống say tàu xe. 
Khi đi du lịch một mình, nên mua bảo hiểm và mang theo đầy đủ các loại thuốc cần thiết để phòng những trường hợp khẩn cấp xảy ra. Hãy mang theo giấy khám sức khỏe hay toa thuốc của căn bệnh bạn đang chữa trị và một số thuốc dự phòng, trong trường hợp chuyến đi bị kéo dài.
Bi quyet tranh nhiem khuan khi du lich xu la-Hinh-2
 Ảnh minh họa. 
Một loại thuốc đặc dụng được cô gái này khuyên mọi người luôn luôn mang theo bên mình đó là loại thuốc viên hỗ trợ tiêu hóa có hoạt chất bismuth subsalicylate. Trong chuyến đi đến Việt Nam, Thái Lan, Peru, Indonesia, Ấn Độ và Nepal, cô đã dùng một liều nhỏ hơn. Cô hoàn toàn không bị nhiễm bệnh dù ăn salad và nhiều loại trái cây.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, bạn chỉ nên dùng thực phẩm đã được nấu chín và còn nóng.

Thư ngỏ ông Trần Đăng Tuấn gửi Bộ trưởng Nội vụ

Thư ngỏ ông Trần Đăng Tuấn gửi Bộ trưởng Nội vụ
Năm ngoái, chứng kiến bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái, tôi và vài người bạn rủ nhau góp tiền gửi lên hằng tháng để mua thêm thức ăn, mong sao mỗi bữa ăn mỗi cháu có thêm một, hai miếng thịt.

v
Một tờ rơi giới thiệu dự án “Cơm có thịt” ở Mỹ do sinh viên thực hiện


5.841 học sinh được ăn cơm có thịt

Bắt đầu từ bài viết “Hôm nay lên Suối Giàng”, đăng ngày 18-10-2011 trên blog của ông Trần Đăng Tuấn (nguyên phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam), dự án “Cơm có thịt” đã được lập ra để giúp trẻ em các trường mầm non vùng cao không phải triền miên ăn những bữa cơm chỉ với muối và canh loãng.

Đến nay đã có 5.841 học sinh ở 46 trường thuộc các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 5,4 tỉ đồng.

T.C.
Chúng tôi có viết về chuyện đó trên các blog cá nhân của mình, khi đó không phải là kêu gọi ủng hộ mà chỉ là những dòng tâm sự. Nhưng rồi hàng trăm người đã qua mạng thúc giục lập ra một địa chỉ để cùng chung tay “gắp thịt” vào bát cơm cho các bé học sinh vùng cao, và rồi chúng tôi tạm lập một tài khoản để nhận và chuyển những đóng góp đó lên các trường thuộc các khu vực khó khăn nhất ở Tây Bắc.

Sau một thời gian, rất nhiều bạn chưa từng quen biết đã đăng ký ủng hộ thường xuyên hằng tháng. Và chúng tôi cũng quyết tâm sẽ theo đuổi dự án “Cơm có thịt cho học sinh vùng cao” dài hơi hơn. Do đó đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5-2012. Trong những ngày đầu, người đại diện cho tôi và nhóm sáng lập viên được chuyên viên của bộ hướng dẫn bổ sung vào hồ sơ. Sau đó mỗi khi liên lạc hỏi kết quả, chuyên viên đó đều nói rằng sẽ trình khi lãnh đạo đi công tác về.

Cuối tháng 10-2012, tức là tròn năm tháng sau khi nộp hồ sơ, sốt ruột quá, qua điện thoại tôi đã đề nghị chuyên viên thụ lý hồ sơ giải thích tại sao hồ sơ chưa được xem xét và không có một thông báo văn bản nào về kết quả xem xét. Theo chuyên viên này thì chẳng có vướng mắc gì, chẳng qua lãnh đạo đi công tác suốt nên chưa trình được. Cũng có một điều nữa là chuyên viên có vẻ không thích cái tên quỹ “Cơm có thịt”.

Có vậy thôi mà năm tháng trôi qua không có một hồi âm, dù chúng tôi hàng chục lần hỏi. Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 ghi rõ thời gian tối đa để trả lời chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ xin phép lập quỹ xã hội - từ thiện là 45 ngày.

Tôi sẽ không nói gì về chuyện có hay không có việc lãnh đạo vụ và bộ bận đến mức suốt năm tháng chỉ có đi hết chuyến công tác này đến chuyến khác, đến mức chuyên viên chẳng thể trình được hồ sơ. Chuyện đó ông bộ trưởng biết hơn tôi. Còn về chuyện thứ hai là cái tên quỹ “Cơm có thịt”, dù chưa nhận được đề nghị bằng văn bản nào từ quý bộ đề nghị giải trình, tôi cũng xin giải thích: Nhóm tham gia từ đầu của hoạt động này chủ yếu là những nhà văn, nhà báo.

Chuyện nguyên Phó TGĐ VTV lập quỹ “cơm có thịt“

Chuyện nguyên Phó TGĐ VTV lập quỹ “cơm có thịt“

Ý tưởng thành lập quỹ "Cơm có thịt" của ông xuất phát từ một lần ông có dịp lên vùng cao Tây Bắc hồi tháng 9/2011, chứng kiến bữa cơm chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái.

Cận cảnh trường đại học hơn 400 tỷ thành nơi chăn bò

Dự án trường Đại học Hoa Lư (Ninh Bình) được bỏ hoang ba năm nay người dân khu vực tận dụng khu đất này để chăn thả trâu bò.

Cận cảnh trường đại học hơn 400 tỷ thành nơi chăn bò
Dự án trường Đại học Hoa Lư (xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) được phê duyệt đầu tư năm 2010 trên diện tích 15 ha, với tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và Chương trình mục tiêu quốc gia. Dự án do trường Đại học Hoa Lư làm chủ đầu tư và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn xây dựng Thống Nhất làm đơn vị thi công.
 Dự án trường Đại học Hoa Lư (xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) được phê duyệt đầu tư năm 2010 trên diện tích 15 ha, với tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và Chương trình mục tiêu quốc gia. Dự án do trường Đại học Hoa Lư làm chủ đầu tư và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn xây dựng Thống Nhất làm đơn vị thi công. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.