Bí quyết đơn giản luộc lòng lợn trắng giòn, không đắng

Luộc lòng lợn tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không có bí quyết, món ăn sẽ dễ bị dai, đắng và không đẹp mắt.

Bí quyết đơn giản luộc lòng lợn trắng giòn, không đắng

Không phải ai cũng có thể luộc được một đĩa lòng vừa trắng vừa giòn, lại không dai. Dưới đây là các nguyên nhân khiến món lòng lợn luộc kém ngon mà bạn bên tránh.

Sai lầm khi luộc lòng lợn

Mua lòng không chuẩn: Bạn cần tránh những đoạn lòng có thành mỏng tang, dịch bên trong màu vàng, vì chúng thường dai và đắng. Tốt nhất là bạn chọn khúc đầu của lòng vì đoạn này dày, giòn hơn khúc cuối, phần lòng căng tròn, dịch bên trong có màu trắng sữa. Tuy nhiên, phần này thường hết rất nhanh và nếu không mua được.  

Bi quyet don gian luoc long lon trang gion, khong dang

Món lòng lợn luộc sẽ giòn, ngon nếu bạn tránh được những sai lầm cơ bản, đơn giản nhất từ bước chọn mua lòng.

Luộc lòng trong nồi nước nguội: Món lòng luộc sẽ dai nếu bạn cho nó vào nồi nước nguội rồi đun nóng dần. Đây là sai lầm nghiêm trọng nhất. Cách làm đúng là đun nước sôi mạnh rồi mới thả lòng vào.

Luộc quá lâu: Lòng luộc lâu quá sẽ dai. Sau khi thả lòng vào nồi nước đang sôi trên lửa lớn, bạn phải nhanh chóng vớt ra khi vừa chín tới để đảm bảo độ giòn.

Để lòng tự nguội sau khi vớt: Sau khi vớt lòng ra, bạn hãy thả ngay vào âu nước lạnh (thêm vài cục đá càng tốt) có vắt chanh, lòng sẽ giòn và trắng. Nếu bạn đặt luôn trên đĩa để nó tự nguội, món ăn sẽ không chỉ dai mà còn thâm sì, khô héo trông kém hấp dẫn.

Bí quyết luộc lòng lợn trắng, giòn, không đắng

Cùng tham khảo bí quyết dưới đây để có thể làm được một đĩa lòng ngon tuyệt cho cả nhà cùng thưởng thức nhé

Chọn mua lòng ngon

Để mua được phần lòng ngon nhất và còn đảm bảo được độ tươi mới, bạn cần tìm được nguồn mua hàng uy tín, chất lượng. 

Lòng lợn hay bị đắng, dai đặc biệt là đoạn lòng cuối, to, mỏng, chất dịch bên trong màu vàng, có màu sẫm hơn và có lẫn các tia máu. Chọn lòng ngon nên chọn đoạn lòng đầu, cuống bé, ống ruột căng và tròn, có màu trắng hồng và chất dịch bên trong màu trắng sữa.

Cách làm sạch lòng

Với các đoạn lòng lợn thông thường, không nhất thiết phải bóp sạch với cả muối, gừng, chanh hay rượu. Bạn chỉ cần lộn trái ruột, bỏ hết lớp mỡ rồi dùng bột mì trộn với một chút muối bóp kỹ, sau đó rửa dưới vòi nước sạch. Xong công đoạn trên thì dùng chanh chà vào lòng heo để loại bỏ chất bẩn còn sót, cuối cùng rửa sạch lại dưới vòi nước lớn. Với cách làm này, lòng lợn vừa đảm bảo được sạch sẽ mà vẫn giữ được độ tươi ngon.

Đối với lòng non, chỉ nên xả qua dưới vòi nước vào đoạn lòng cho mất dịch bên trong hoặc tuốt nhẹ qua rồi rửa lại. 

Bi quyet don gian luoc long lon trang gion, khong dang-Hinh-2

Phải có bí quyết để món lòng lợn luộc của bạn vừa ngon, vừa giòn như ngoài hàng.

Cách luộc lòng chuẩn

Chuẩn bị 1 bát nước nguội có pha vài giọt chanh hoặc dùng nước lạnh pha với một chút phèn chua, đun sôi rồi để nguội.

Đun nước sôi nước rồi mới thả lòng vào. Bước này là bước quyết định lòng có ngon hay không. Việc thả vào nước đang sôi sẽ khiến lòng vừa chín tới và giòn tan.

Thêm chút gừng để lòng thơm hơn.

Để nước sôi 2-3 phút đển khi lòng chuyển sang màu hồng thì vớt ra ngâm vào bát nước nguội pha vài giọt chanh ở ban đầu. Làm như thế, lòng vừa giòn vừa có màu trắng đẹp mắt, không bị thâm đen. Thông thường, tổng thời gian từ khi cho lòng vào nồi nước sôi đến lúc vớt ra khoảng 7-10 phút (tùy số lượng nguyên liệu nhiều hay ít).

Với lòng non, chỉ cần sôi lại vài phút là có thể tắt bếp. Vớt ra, cho ngay vào thau nước sôi để nguội có pha phèn chua và mấy cục đá lạnh, để nguội rồi vớt ra thái vừa ăn.

Điều cần chú ý nhất để lòng luộc được trắng, giòn là phải luộc nhanh, khi vừa chín tới là phải vớt ra ngay. Để càng lâu, lòng sẽ càng bị dai. 

Ăn ít 5 bộ phận này của con lợn, tuổi thọ chắc chắn kéo dài

Thịt lợn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong con lợn, có 5 bộ phận được các bác sĩ khuyến cáo đừng nên ăn kẻo hại sức khỏe.

Ăn ít 5 bộ phận này của con lợn, tuổi thọ chắc chắn kéo dài

Theo quan điểm của y học Trung Quốc, phần nạc trong thịt lợn có thể dưỡng âm, dương ẩm, thúc đẩy nhu động ruột đường tiêu hóa, giảm táo bón. Không chỉ vậy, thịt lợn còn cung cấp axit béo cho cơ thể, để các vitamin tan trong chất béo được cơ thể hấp thu và sử dụng tốt hơn. Tuy thịt lợn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong con lợn, có 5 bộ phận được các bác sĩ khuyến cáo đừng nên ăn kẻo hại sức khỏe:

1. Lòng lợn

Không thể phủ nhận các chất dinh dưỡng có trong lòng lợn rất tốt, có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng chất béo và các nguyên tố vi lượng cao giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu của cơ thể.

Thế nhưng, chúng ta cũng không thể không kể đến lượng lớn cholesterol có trong lòng lợn. Nạp quá nhiều chất này có thể dẫn đến tăng cân, tăng hàm lượng mỡ trong máu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Nhiều loại vi khuẩn cũng có thể sinh sôi trong lòng lợn nên việc ăn thường xuyên sẽ tạo gánh nặng cho các cơ quan trong cơ thể.

Đặc biệt, trong ruột già có một lớp mỡ dày, chứa nhiều cholesterol, ăn nhiều dễ dẫn tới tăng lipid máu, các bệnh tim mạch và mạch máu não. Ngoài ra, hàm lượng purin trong ruột già đặc biệt cao, dễ gây bệnh gút.

2. Óc lợn

Óc lợn được khá nhiều người ưa thích, đặc biệt là khi ăn lẩu. Tuy nhiên, phần này của lợn cũng rất giàu cholesterol, ăn quá nhiều cũng gây ra các triệu chứng như tăng mỡ máu, tạo gánh nặng cho tim mạch và mạch máu não, tích tụ chất béo và dẫn đến tăng cân. Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, vì thế ăn óc lợn thường xuyên thực sự không tốt cho sức khỏe.

3. Gan

Gan lợn có nhiều vitamin, đặc biệt là chất sắt. Thế nhưng, khi ăn gan cần chú ý không nên ăn quá nhiều vì đây là cơ quan giải độc lớn nhất của con lợn. Thông thường, thức ăn và thuốc đều đi qua gan để giải độc, điều đó khiến gan của lợn tích tụ kim loại nặng, các chất có hại.

4. Phổi lợn

Phổi lớn có rất nhiều vi khuẩn, độc tố và không dễ làm sạch. Nếu ăn thường xuyên và không được chế biến kĩ sẽ dẫn đến hàm lượng kim loại nặng tích tụ trong cơ thể vượt mức cho phép, rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

5. Cổ lợn

Hàm lượng chất béo trong cổ lợn rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ lợn cũng có các hạch bạch huyết chứa vi khuẩn và vi rút, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh 

Mua lòng lợn về luộc, nôn thốc nôn tháo khi chế biến xong vì...

Người đàn ông tá hỏa khi phát hiện đoạn lòng lợn được người bán hàng tư vấn là cực ngon lại "mọc" ra những vật thể trông chẳng khác gì ký sinh trùng.

Mua lòng lợn về luộc, nôn thốc nôn tháo khi chế biến xong vì...

Bộ phận siêu bẩn của lợn nhưng nhiều người Việt mê mẩn

Phần thịt này của con lợn được nhiều người yêu thích nhưng ăn quá thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bộ phận siêu bẩn của lợn nhưng nhiều người Việt mê mẩn

Ngoài phần thịt, nhiều người rất thích ăn phần lòng lợn. Lòng lợn dai dai, béo ngậy là món ăn khoái khẩu của nhiều người, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đây cũng là phần thịt tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), lòng lợn là bộ phận nội tạng của con lợn, bao gồm ruột non, ruột già, dạ dày... Tất cả đều là cơ quan tiêu hóa của con lợn, nơi diễn ra quá trình xử lý, hấp thụ thức ăn mà con lợn đưa vào cơ thể. Bộ phận này không chỉ chứa nhiều chất bẩn tồn đọng trong quá trình tiêu hóa mà còn có cả vi khuẩn, vi sinh vật có hại như giun sán. Đã có không ít trường hợp mua lòng lợn về ăn phát hiện bên trong có sán. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.