Những lợi ích của cà chua đối với cơ thể là không thể phủ nhận. Cà chua được xem như một thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời nó cũng là thực phẩm dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Trong cà chua có chứa lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào như vitamin A thiên nhiên (trung bình chỉ cần 100g cà chua chín còn tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A), các vitamin B6, vitamin C, còn có các vitamin B1, B2, PP.. Ngoài ra, cà chua cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất khoáng vi lượng bao gồm canxi, sắt, kali, photpho, magnesium, lưu huỳnh, nickel, cobalt, iôt, các axit hữu cơ dưới dạng muối citrat và tuỳ theo môi trường trồng. Chất Lycopene (chất chống oxy hóa) có rất nhiều trong cà chua là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư và một số loại bệnh khác. Một ly nước ép cà chua mỗi ngày là sự bổ sung hoàn hảo cho làn da của các chị em phụ nữ.
Ăn quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp vì cà chua có một chất kiềm gọi là solanine, chất này tích tụ canxi trong các mô. Khi việc tích tụ canxi quá nhiều sẽ dẫn đến viêm, đau và sưng ở khớp. Ảnh minh họa: Internet
Những người không nên ăn cà chua
Người mắc bệnh khớp: Ăn quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp vì cà chua có một chất kiềm gọi là solanine, chất này tích tụ canxi trong các mô. Khi việc tích tụ canxi quá nhiều sẽ dẫn đến viêm, đau và sưng ở khớp. Người đang đói bụng: Trong cà chua chứa rất ít calo, giàu chất xơ giàu vitamin. Vì thế ăn cà chua lúc đói dễ dàng làm cho bạn cảm thấy no và không ăn được những thức ăn khác. Người bị bệnh sỏi mật: Do cà chua có lượng axit hữu cơ tương đối lớn và có thể gây ra co thắt túi mật tính bình nên người bị bệnh sỏi mật không nên sử dụng những bài thuốc làm từ cà chua, mặc cho nó có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
Người bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên Ăn cà chua khi đang bị viêm dạ dày hoặc bệnh đại tràng cấp tính sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. Ảnh minh họa: Internet
Người bị bệnh viêm dạ dày: Người bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên Ăn cà chua khi đang bị viêm dạ dày hoặc bệnh đại tràng cấp tính sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. Những người bị bệnh tự miễn: Cà chua là một phần của một nhóm thực vật được gọi là nighthades. Các alcaloid có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể, điều này đặc biệt xấu đối với những người mắc các bệnh tự miễn. Do đó nếu mắc hội chứng này bạn nên loại bỏ cà chua khỏi chế độ ăn uống hằng ngày. Những người bị thận: Cà chua không chỉ gây hiện tượng tích tụ canxi trong cơ thể mà còn giàu chất oxalate - một chất không được chuyển hóa dễ dàng khi tiêu thụ quá mức và nó có thể dẫn đến sỏi thận. Cà chua cũng rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận. Nếu bạn đã bị các vấn đề về thận, hãy chú ý khi ăn cà chua. Những người hay bị dị ứng: Cà chua chứa một hợp chất gọi là histamine giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi khuẩn, vi rút. Điều mày thường xuất hiện dưới dạng các phản ứng dị ứng như phát ban và sưng lưỡi. Đối với những người đã được chẩn đoán là dị ứng với cà chua, những triệu chứng đó có thể còn nghiêm trọng hơn.
Cà chua không chỉ gây hiện tượng tích tụ canxi trong cơ thể mà còn giàu chất oxalate - một chất không được chuyển hóa dễ dàng khi tiêu thụ quá mức và nó có thể dẫn đến sỏi thận. Cà chua cũng rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận. Nếu bạn đã bị các vấn đề về thận, hãy chú ý khi ăn cà chua. Ảnh minh họa: Internet
Người bị bệnh gút (thống phong): Lượng purin nhỏ có trong quả cà chua là không hề tốt những người bị bệnh gút (thống phong). Do đó, nếu muốn ăn cà chua, bạn cần thận trọng và đến thầy thuốc chuyên khoa để được tư vấn. Người đang uống thuốc đông máu: Trong cà chua có chứa vitamin K gây tác động lên thuốc chống đông máu, cho nên ăn cà chua trong thời điểm này sẽ không tốt cho người bệnh. Người bị hội chứng ruột kích thích: Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích thì không nên ăn cà chua vì chúng có thể gây tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi và táo bón. Gây hội chứng đổi màu da: Lycopene là một loại sắc tố có trong cà chua và các loại thực phẩm khác. Khi được tiêu thụ với số lượng phù hợp, chất này rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều cà chua sẽ gây hiện tượng đổi màu da được gọi là lycopenodermia.
Lượng purin nhỏ có trong quả cà chua là không hề tốt những người bị bệnh gút (thống phong). Do đó, nếu muốn ăn cà chua, bạn cần thận trọng và đến thầy thuốc chuyên khoa để được tư vấn. Ảnh minh họa: Internet
Bạn có thể bị các vấn đề về tiết niệu: Thực phẩm có nhiều axit như cà chua có thể gây kích thích bàng quang. Nếu bạn mắc các bệnh về đường tiết niệu thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.