Bị ngứa những chỗ này nguy cơ bệnh tật, chớ dại coi thường

Các cơ quan trên cơ thể sẽ cảnh báo đến cơ thể khi có những dấu hiệu ngứa bất thường. Vì vậy nếu thường xuyên bị ngứa ở trong những vị trí này, có thể có bệnh đang ứ đọng trong người cần lưu ý.

Bị ngứa những chỗ này nguy cơ bệnh tật, chớ dại coi thường

Ngứa khoang mũi - viêm mũi dị ứng

Bạn hay cảm thấy ngứa mũi mỗi lúc thay đổi thời tiết hoặc đơn giản chỉ cần đi ngoài đường, ngồi dưới điều hòa… nên cứ muốn hắt hơi thì cần cân nhắc tới bệnh viêm mũi dị ứng.

Khi bị bệnh này, khoang mũi sẽ hay bị ngứa, nếu bị nặng còn bị chảy nước mũi và hắt hơi liên tục. Bệnh này thường hay tái phát vào mùa đông xuân do thời tiết thay đổi, độ ẩm trong không khí thấp.

Ngứa bàn chân - bệnh tiểu đường

Bi ngua nhung cho nay nguy co benh tat, cho dai coi thuong

Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng lên liên tục trong một thời gian dài. Điều này vô tình ảnh hưởng tới sức đề kháng của bản thân và gây nên tình trạng nhiễm trùng khiến bạn hay cảm thấy ngứa ngáy ở bàn chân. Do đó, nếu thấy ngứa bàn chân liên tục thì bạn nên tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe nhé.

Ngứa mắt - bệnh gan

Theo các chuyên gia y tế, ngứa mắt liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan. Bởi, khi gan bị suy yếu, tổn thương sẽ khiến quá trình đào thải độc tố trong cơ thể bị ngưng trệ và gây nên hiện tượng ngứa da hoặc ngứa mắt.

Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ bị khô và đau mắt, hay có ghèn mắt. Mặc dù biểu hiện này giống với bệnh đau mắt nhưng dùng thuốc nhỏ mắt lại không hết.

Ngứa tai - viêm ống tai ngoài

Bình thường, ngứa tai nếu không ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thì ít người nào đi bệnh viện khám mà chỉ dùng tăm bông hay tay để ngoáy tai cho đỡ ngứa. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ngứa tai là một biểu hiện của bệnh viêm ống tai ngoài.

Nguyên nhân là vì khi ống tai bị viêm sẽ ảnh hưởng tới lớp lông tơ và gây nhiễm trùng. Từ đó khiến bạn thấy ngứa tai liên tục. Bên cạnh ngứa thì người bệnh cũng sẽ bị khó ngủ, đau nhức tai, nếu nặng lên bạn còn có thể bị chảy mủ, ù tai, chảy máu…

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến những dấu hiệu sau đây:

Gan nở rộng

Bi ngua nhung cho nay nguy co benh tat, cho dai coi thuong-Hinh-2

Gan nằm ở vùng bên phải của bụng trên, kéo dài đến giữa. Gan nở to làm bạn có thể sờ thấy nó ở vị trí này. Bạn nên theo dõi để nhận được những lời khuyên từ bác sĩ vì đây là những dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư gan.

Nước tiểu có màu tối

Tăng bilirubin trong máu sẽ làm cho màu sắc của nước tiểu thay đổi từ màu vàng sẫm đến nâu. Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi màu sắc của nước tiểu, hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Đỏ ở vùng mũi

Trường hợp vùng đỉnh mũi có màu đỏ xuất hiện ở người bị bệnh gan thường là nữ giới, do chức năng gan giảm sút, có thể dẫn đến rối loạn nội tiết tố, gây ra hiện tượng vùng mũi có màu đỏ, thậm chí một số người có biểu hiện đỏ khắp vùng mặt.

Vàng mắt

Vàng mắt, vàng da là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất khi gặp phải các vấn đề về gan.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do một chất có tên gọi là "bilirubin", chất thải có màu vàng được sinh ra từ mật và thông thường sẽ được xử lý tại gan. Khi có quá nhiều bilirubin trong máu, chất này có thể rò rỉ vào các mô như da và mắt, khiến chúng chuyển thành vàng.

Vàng da ở người bệnh ung thư (đã được chẩn đoán hoặc vừa mổ) có thể báo hiệu là đã bị di căn vào gan. Nếu có tình trạng ngứa lâu năm, nay lại vàng da, cần nghĩ đến chứng do ứ mật trường diễn trong gan.

Ở nhà ngứa tay, hội chị em tự xử tóc mái nhìn cực "toang"

(Kiến Thức) - Ở nhà nghỉ cách ly toàn xã hội quá dài, hội chị em ngứa tay tự xử tóc mái và mẫu số chung của những lần "chơi dại" này là nhìn cực "toang".

Ở nhà ngứa tay, hội chị em tự xử tóc mái nhìn cực "toang"
O nha ngua tay, hoi chi em tu xu toc mai nhin cuc
 Như đã biết, tự cắt tóc cho bản thân là một trải nghiệm cực kì rủi ro và đã được cảnh báo bằng những trường hợp minh họa cực đau đớn trước đây. Nhưng trong thời cách ly xã hội để chống dịch thì việc "tự xử" với mái tóc là điều nhiều chị em phải bất chấp thử nghiệm.
 

Tình hình sức khỏe của các bệnh nhân COVID-19 nặng giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Bộ Y tế cho biết, tính tới 6h00 ngày 20/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới, đồng thời các bệnh nhân nặng như nam phi công người Anh cũng có sức khỏe tiến triển tốt.

Tình hình sức khỏe của các bệnh nhân COVID-19 nặng giờ ra sao?
Sáng 20/4, theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, bệnh nhân thứ 91 nằm yên với thuốc an thần, sinh hiệu ổn, thở tốt. Bệnh nhân không bị chảy máu thêm, lượng nước tiểu tăng lên 2.000 ml/24 giờ và tiêu chảy 100 ml. 
Đặc biệt, kết quả xét nghiệm PCR dịch mũi họng ngày 19/4 của bệnh nhân là phi công người Anh dương tính yếu trở lại sau một ngày âm tính với SARS-CoV-2, dịch rửa phế quản đã cho kết quả âm tính lần thứ 4.
Trong khi đó, bệnh nhân 19 hiện tỉnh táo, tiếp xúc được, không sốt; xét nghiệm lần gần đây nhất ngày 15/4 của bệnh nhân này cho kết quả âm tính lần 3 với SARS-CoV-2; bệnh nhân đã dừng vận mạch.
Ngoài ra, bệnh nhân 161 đang thở máy không xâm nhập, chức năng thận bình thường, gọi hỏi bệnh nhân đã giao tiếp chậm.

Bệnh nhân 19 và 161 đã qua “giai đoạn nguy cấp”, ca bệnh 91 tiến triển chậm

(Kiến Thức) - Hai bệnh nhân nặng 19 và 161 đang điều trị tại Hà Nội được các chuyên gia đánh giá đã vượt qua những giai đoạn nguy cấp, có những tiến triển khả quan. Tuy nhiên, bệnh nhân 91 trong tình trạng rất nặng, rất nguy kịch, tiến triển chậm.

Bệnh nhân 19 và 161 đã qua “giai đoạn nguy cấp”, ca bệnh 91 tiến triển chậm
Tối ngày 29/4, các thành viên Tiểu ban Điều trị, Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã có cuộc hội chẩn trực tuyến công tác điều trị 3 bệnh nhân COVID-19 nặng là bệnh nhân 19 (bác gái bệnh nhân 17), bệnh nhân 91 và bệnh nhân 161.
Trong đó, bệnh nhân 91, nam giới là phi công người Anh (43 tuổi) - đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM, hiện trong tình trạng rất nặng, rất nguy kịch, đông cứng nửa phổi, tiến triển chậm. Bệnh nhân đã được mở nội khí quản, tiếp tục sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo) và thở máy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.